Năm nay, khi Bộ GD-ĐT không phát hành cuốn “Những điều cần biết về tuyển sinh” thì có hàng loạt sách cẩm nang tuyển sinh xuất hiện trên thị trường.

Năm nay, khi Bộ GD-ĐT không phát hành cuốn “Những điều cần biết về tuyển sinh” thì có hàng loạt sách cẩm nang tuyển sinh xuất hiện trên thị trường.

Mùa thi ĐH năm nay, việc Bộ GD-ĐT không phát hành cuốn “Những điều cần biết về tuyển sinh” khiến không ít thí sinh lo lắng, hoang mang khi hàng loạt cẩm nang tuyển sinh xuất hiện trên thị trường mà thí sinh không biết đâu là tài liệu đáng tin.

 

Nhà nhà ra cẩm nang tuyển sinh

Đến hẹn lại nên, năm nay lại càng là một lợi thế cho các nhà xuất bản (NXB) khi Bộ GD-ĐT ngừng in cuốn “Những điều cần biết về tuyển sinh”, thị trường cẩm nang tuyển sinh càng trở nên sôi động thậm chí là “loạn”. Điều này đã gây không ít khó khăn cho các sĩ tử trong việc chọn trường, chọn ngành thi.

Dạo một vòng các hiệu sách trên toàn thành phố Đà Nẵng như nhà sách Lạc Việt, nhà sách Nhất Nam, nhà sách FaHaSa Đà Nẵng…, không khó để tìm thấy các loại cẩm nang của các NXB trên cả nước. NXB Thống kê rất “nhanh tay" khi cho ra bộ sách 6 cuốn gồm ba cuốn về hệ đại học, chia theo ba miền Bắc, Trung, Nam với tiêu đề "Tìm hiểu về các trường đại học qua những số liệu tuyển sinh" và 3 cuốn cho hệ cao đẳng, cũng chia theo ba miền, là "Tìm hiểu các trường cao đẳng trong trường đại học và cao đẳng qua những số liệu tuyển sinh". Để tăng tính thời sự hấp dẫn bạn đọc, NXB Thống kê cũng không quên chú thích “ Tài liệu phục vụ kì tuyển sinh năm 2012”, ngay trên bìa mỗi cuốn sách. Tuy phục vụ kì tuyển sinh 2012 nhưng tất cả các thông tin trong tài liệu này chỉ dừng lại ở năm 2011 và giá mỗi cuốn dao động từ 35 đến 40 ngàn đồng trên một cuốn.

Ngoài ra, một số báo in cũng phối hợp với các NXB cho ra mắt các cuốn cẩm nang tuyển sinh. Bản thân các trường ĐH sau khi nghe thông tin từ Bộ GD-ĐT cũng sẽ biên soạn tài liệu tuyển sinh riêng đưa lên trang web của trường và giới thiệu đến tận các trường THPT nhằm cung cấp tối đa thông tin tuyển dụng đến các sĩ tử và cũng không ngạc nhiên khi các sĩ tử “ bội thực” thông tin

Nghịch lý “bội thực” nhưng vẫn thiếu

“Một điều rất đáng mừng khi thị trường cẩm nang tuyển sinh năm nay sánh ngang với thị trường sách tham khảo các môn học, học sinh sẽ có nhiều tài liệu để tham khảo cho một môn học. Cũng theo đó các sĩ tử sẽ có thêm nhiều tài liệu để tham khảo về thông tin của các trường. Tuy nhiên, vì có quá nhiều tài liệu nhưng không có một cuốn tổng quát của Bộ GD-ĐT khiến chúng em không biết nên mua và tin vào quyển nào”, em Ng. Hoa - HS Trường THPT Hoàng Hoa Thám chia sẻ.

Học trò băn khoăn không biết nên mua cuốn cẩm nang tuyển sinh nào.

Trao đổi với chúng tôi, cô Trần Thị Hương, trưởng Phòng Giáo vụ Trường THPT Phan Châu Chinh, TP Đà Nẵng, cho biết: “Gần đây có rất nhiều NXB gọi điện đến hỏi về nhu cầu mua cẩm nang tuyển sinh. Việc nhà trường chọn mua cẩm nang của NXB nào đều sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến học trò trong trường vì nếu cẩm nang nào được nhà trường chọn, HS sẽ rất tin tưởng. Trong khi đó, nếu nội dung thông tin cẩm nang đưa ra là chính xác sẽ giúp ích cho HS và ngược lại. Vì vậy khi đứng trước sự đa dạng và phong phú của thị trường cẩm nang tuyển sinh năm nay, nhà trường sẽ chờ quyết định từ sở GD, khi Sở GD quyết định đưa cuốn sách cẩm nang nào về thì nhà trường sẽ nhận và phổ biến đến HS”.

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Lãnh đạo huyện Cao Phong tặng giấy khen cho các cá nhân có thành tích trong công tác XHH giáo dục giai đoạn 2006-2011.
Năm nay, việc Bộ GD-ĐT không phát hành cuốn “Những điều cần về biết tuyển sinh” khiến nhiều thí sinh khó khăn khi tìm hiểu thông tin về trường, ngành dự thi.
Không có hình ảnh

Trường ĐH vẫn tuyển hệ TCCN

Nhiều trường ĐH đang tính phương án duy trì hệ đào tạo TCCN nếu Bộ GD-ĐT vẫn không duyệt chỉ tiêu tuyển sinh năm 2012

Trường THCS Nam Phong: Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực

(HBĐT) - Đóng ở địa bàn nông thôn, quy mô trường lớp không lớn, trong những năm qua, trường cũng chưa tạo được những dấu ấn nổi bật thông qua thành tích dạy và học. Nhìn rõ những điểm còn hạn chế đó, năm học 2011-2012, trường THCS Nam Phong (Cao Phong) đã nêu quyết tâm thực hiện tốt các phong trào thi đua nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy và học. Một trong những điểm nhấn của phong trào thi đua mà nhà trường quyết tâm thực hiện tốt là “ xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.

Tỉnh ta đoạt 39 giải tại kỳ thi học sinh giỏi quốc gia THPT

(HBĐT) - Theo thông tin nhanh từ Bộ GD&ĐT, tại kỳ thi học sinh giỏi quốc gia lớp 12 năm 2012, đội tuyển tỉnh ta đã đoạt 39 giải. Trong đó có 6 giải nhì, 19 giải ba và 14 giải khuyến khích; nhiều học sinh dân tộc cũng đã đoạt giải.

Bỏ hàng ngàn tỷ xây trường vẫn bị “chê”

Khối trường ngoài công lập từ mẫu giáo đến đại học, thu hút xã hội hóa giáo dục với nguồn vốn đầu tư lên tới 10.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, hiện nay nhiều trường ĐH ngoài công lập đang đứng trước nguy cơ phá sản vì thiếu người học”.

Cân nhắc khi làm hồ sơ

Thời gian làm hồ sơ dự thi ĐH, CĐ năm 2012 đang cận kề. Để đưa ra một quyết định đúng đắn, thí sinh cần lưu ý những điểm chính sau đây:

Trường tư vì lợi nhuận: chưa rõ ràng

Đại học tư thục nửa vì lợi nhuận là khái niệm được nhắc đến nhiều tại hội thảo “Đổi mới và phát triển hệ thống các trường ngoài công lập ở Việt Nam” do Ban Tuyên giáo trung ương, Bộ GD-ĐT tổ chức ngày 29-2 tại Hà Nội.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục