Cán bộ Ban Tuyên giáo Huyện ủy Cao Phong ứng dụng CNTT trong công tác quản lý tài liệu, văn bản, hồ sơ.  
(ảnh: Ngọc Vinh)

Cán bộ Ban Tuyên giáo Huyện ủy Cao Phong ứng dụng CNTT trong công tác quản lý tài liệu, văn bản, hồ sơ. (ảnh: Ngọc Vinh)

(HBĐT) - Là một trong những đơn vị đi đầu trong thực hiện chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2001-2010, huyện Cao Phong đã tạo được sức bật mới cho sự phát triển về KT -XH, giữ ổn định về an ninh, chính trị. Thực hiện CCHC bằng nhiều nội dung nhưng huyện đã tập trung mạnh nhất vào xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức nhằm nâng cao hiệu quả thực thi công vụ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ đẩy mạnh CNH -HĐH.

 

Ông Phạm Văn Long, Chủ tịch UBND huyện cho biết: Những năm qua, huyện đã kịp thời bổ sung những CBCC có phẩm chất đạo đức tốt, năng lực chuyên môn vững để  quy hoạch đào tạo nguồn. Công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho CBCC luôn được huyện chú trọng. Là huyện mới thành lập nhưng đến nay, Cao Phong đã mở được 4 lớp đào tạo chuyên môn và lý luận chính trị tại huyện. Trong đó có 2 lớp đào tạo trung cấp lý luận chính trị, 1 lớp cao đẳng nông - lâm và 1 lớp trung cấp sư phạm mầm non. Hàng năm, các cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện tổ chức khoảng trên 30 đợt tập huấn, bồi dưỡng về lý luận chính trị và chuyên môn, nghiệp vụ cho CBCCVC. Có khoảng trên 50 CBCCVC được cử đi đào tạo chuẩn và vượt chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ. Đến nay, trong tổng số 1.223 CBCCVC đang công tác tại huyện có 2 thạc sỹ, 260 đại học, 370 cao đẳng và 449 trung cấp.

 

Việc đánh giá CBCCVC  được huyện chú trọng thực hiện hàng năm. Theo đó, phiếu xếp loại, đánh giá CBCCVC được lưu để làm cơ sở theo dõi nhằm bố trí nhân sự cho phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, trình độ chuyên môn. Việc bổ nhiệm và bổ nhiệm lại cán bộ được tổ chức thực hiện theo đúng trình tự  quy định. Những năm qua, huyện đã chỉ đạo các địa bàn, đơn vị xây dựng nội quy làm việc, quy chế hoạt động và phân công nhiệm vụ  cho từng CBCC. Gắn công tác quản lý, giáo dục CBCCVC với việc thực hiện CVĐ “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và phong trào phòng, chống tham nhũng, quan liêu, lãng phí. Huyện đã xây dựng thành công và duy trì áp dụng hệ thống tiêu chuẩn chất lượng trong hoạt động của UBND huyện, các công việc liên quan đến giao dịch hành chính được chỉ đạo, kiểm soát chặt chẽ, xây dựng và triển khai có hiệu quả kế hoạch kiểm soát thủ tục hành chính, góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm của CBCC, hạn chế tối đa hiện tượng tiêu cực gây khó khăn, phiền nhiễu trong thực thi công vụ.

 

Đã có nhiều nỗ lực trong việc xây dựng đội ngũ cán bộ, tuy nhiên, nhìn lại quá trình thực hiện và những kết quả đã đạt được trong thời gian qua, ông Phạm Văn Long cũng thẳng thắn nhận định: việc nâng cao chất lượng CBCC của huyện trong thời gian qua cũng còn bộc lộ những mặt hạn chế cần được khắc phục đó là: trình độ chuyên môn của đội ngũ CBCC vẫn chưa thực sự đồng đều, đặc biệt là CBCC cấp xã phần lớn chưa được đào tạo một cách chính quy, bài bản. Năng lực quản lý, điều hành một số chưa đáp ứng nhiệm vụ, nhất là nhiệm vụ phát triển KT -XH trong tình hình mới.  Trình độ, kiến thức về ngoại ngữ, tin học, pháp luật...ở một bộ phận cán bộ còn hạn chế. Một số CBCC  thiếu chủ động, sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ được giao. Không ít CBCC tư tưởng bảo thủ, không gương mẫu để gây nên những sai phạm trong quản lý, điều hành...

 

Để khắc phục những hạn chế trên, huyện Cao Phong đã đưa ra một số giải pháp cụ thể: Khi đánh giá cán bộ, huyện sẽ xây dựng hệ thống tiêu chí cụ thể, chi tiết. Quy trình đánh giá khoa học, đảm bảo phản ánh đúng thực chất, năng lực và phẩm chất cán bộ, lấy hiệu quả công việc làm thước đo chủ yếu, tránh tình trạng đánh giá hình thức, chung chung. Trong thực hiện chính sách cán bộ, huyện mở rộng phạm vi đối tượng, có chế độ ưu đãi để khuyến khích nguồn nhân lực có chất lượng cao về công tác tại địa phương. Trong đó, tập trung hỗ trợ về thu nhập, nhà ở, điều kiện làm việc cho CBCC có tâm huyết, có cống hiến. Trong công tác thi tuyển, ngoài nội dung thi về kiến thức quản lý Nhà nước chung, huyện có quy định riêng về thi kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, gắn chuyên ngành đã được đào tạo với công việc đang cần tuyển cán bộ. Cách làm này nhằm đảm bảo những người được tuyển dụng là những người có trình độ chuyên môn sâu, ngoài kiến thức về quản lý Nhà nước còn có khả năng vận dụng tốt chuyên môn vào thực tiễn  để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

           

 

 

                                                                           Thúy Hằng

 

 

 

 

Các tin khác


Cần chuẩn bị Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 từ sớm, không lơ là, chủ quan

Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng đã nhấn mạnh điều này tại cuộc họp phiên đầu tiên Ban Chỉ đạo cấp quốc gia Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

Trao tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú và tuyên dương học sinh giỏi cấp quốc gia năm học 2023 - 2024

Ngày 16/5, Sở GD&ĐT tổ chức Lễ trao tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú lần thứ XVI, năm 2023 và tuyên dương, khen thưởng học sinh giỏi cấp quốc gia năm học 2023 - 2024. Dự buổi lễ có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và các đại biểu.

Nhiều bất cập với giáo viên được nêu trong dự thảo Luật Nhà giáo

Tại dự thảo Tờ trình gửi Chính phủ về dự án Luật Nhà giáo, Bộ GD&ĐT cho biết, thực tế đội ngũ nhà giáo còn có một số bất cập.

Đồng bộ giải pháp đảm bảo đủ SGK cho năm học mới

Bảo đảm đủ sách giáo khoa (SGK) cho học sinh luôn là nhiệm vụ các nhà trường, địa phương đặc biệt quan tâm.

Những lưu ý trong tuyển sinh

Hiện nay, các trường đại học bắt đầu triển khai các phương thức xét tuyển sớm trong tuyển sinh năm 2024. Để hạn chế các sai sót, tạo thuận lợi cho thí sinh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD và ĐT) đã đưa ra các lưu ý để thí sinh, trường đại học và các đơn vị liên quan triển khai công tác tuyển sinh đạt kết quả tốt nhất.

Dự thảo Luật Nhà giáo: Quy định chức danh, chuẩn nhà giáo

Dự thảo Luật Nhà giáo quy định chức danh, chuẩn nhà giáo, chuẩn người đứng đầu cơ sở giáo dục.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục