Ban Giám hiệu trường Quân sự tỉnh cùng lãnh đạo Bộ CHQS tỉnh và các sở, ngành thăm quan mô hình học cụ phục vụ công tác huấn luyện, giảng dạy của nhà trường. Ảnh: M.H

Ban Giám hiệu trường Quân sự tỉnh cùng lãnh đạo Bộ CHQS tỉnh và các sở, ngành thăm quan mô hình học cụ phục vụ công tác huấn luyện, giảng dạy của nhà trường. Ảnh: M.H

(HBĐT) - Trường Quân sự tỉnh, tiền thân là Đội huấn luyện thuộc tỉnh đội Hòa Bình (nay là Bộ CHQS tỉnh) được thành lập ngày 16/3/1967 với nhiệm vụ huấn luyện cán bộ tuyển chọn từ các ty, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh, huyện, xã để bổ sung cho chiến trường và cơ quan quân sự các huyện, thị xã; tập huấn cán bộ quân sự, chính trị đầu ngành, hạ sỹ quan, binh sỹ và dân quân, du kích đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ thời chiến; huấn luyện nữ tân binh, bồi dưỡng xã đội trưởng, chính trị viên xã đội, trung đội trưởng, trung đội phó DQTV của tỉnh. Đến năm 1971, Đội huấn luyện đổi tên thành trường Quân chính và đến tháng 6/1977 đổi thành trường Quân sự theo Quyết định 46 của Bộ Quốc phòng.

 

Trải qua 45 năm, trường Quân sự tỉnh không ngừng được phát triển cả về số lượng và chất lượng. Đội ngũ cán bộ, giáo viên của nhà trường được đào tạo cơ bản, có bề dày kinh nghiệm, có khả năng đảm nhiệm hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao. Nhiều đồng chí trưởng thành từ cán bộ, giáo viên của nhà trường nay đảm nhiệm những trọng trách lớn của quân đội và địa phương. Các thế hệ cán bộ, giáo viên, CNVCQP và học viên nhà trường đã viết lên truyền thống “Đoàn kết - sáng tạo - dạy tốt - học tốt - chính quy, mẫu mực”.

 

Trong những năm qua, Đảng uỷ, Ban Giám hiệu nhà trường đã thường xuyên quán triệt các nghị quyết, chỉ thị của Đảng uỷ các cấp về công tác GD-ĐT và tiến hành nhiều giải pháp đồng bộ, trong đó tập trung vào việc “Tiếp tục hoàn thiện chương trình, nội dung, đổi mới phương pháp dạy và học”, nhà trường đã tích cực đề nghị cấp trên gửi cán bộ, giáo viên đi đào tạo tại các học viện, nhà trường trong quân đội. Cử CB-GV tham gia các lớp tập huấn do Quân khu, tỉnh tổ chức và mời giáo viên trường Quân sự quân khu 3 về bồi dưỡng nghiệp vụ, kiến thức sư phạm, biên soạn tài liệu giáo án bài giảng. Đến nay, 100% cán bộ, giáo viên tham gia giảng dạy có trình độ đại học, trên 80% số giáo viên có trình độ A, B ngoại ngữ; 100% có chứng chỉ B tin học. Trong giảng dạy chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin, cập nhật các thông tin khoa học, công nghệ trong đổi mới phương pháp dạy - học. Đồng thời cử giáo viên thâm nhập thực tế đến các huyện, thành phố trong tỉnh để kiểm nghiệm kết quả GD-ĐT đối với học viên đào tạo tại trường. Từ kết quả đó làm cơ sở để nhà trường tiếp tục điều chỉnh chương trình, nội dung cho sát với tình hình thực tế của đơn vị. Hàng năm, nhà trường thường tổ chức các hội thi giáo viên, cán bộ quản lý giỏi cấp cơ sở trở lên. đã có 5 đồng chí đạt giáo viên giỏi cấp bộ, 5 giáo viên giỏi cấp trường.

 

Để học viên sau này ra trường thành thạo kỹ thuật, chiến thuật, đồng thời biết tổ chức, chỉ huy phân đội của mình trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, nhà trường luôn đổi mới phương pháp huấn luyện theo đúng phương châm “Cơ bản, hệ thống, thống nhất, chuyên sâu”, thực hiện tốt 3 quan điểm, 8 nguyên tắc và 6 mối kết hợp gắn lý thuyết với thực hành, coi trọng thực hành. Cập nhật bổ sung kịp thời các kiến thức mới, bảo đảm tài liệu học tập, nghiên cứu, tạo điều kiện phát huy tính độc lập của người học, biến quá trình đào tạo thành tự đào tạo, nhất là đối với học viên đào tạo trung cấp chuyên nghiệp ngành quân sự cơ sở. Tổ chức có hiệu quả công tác cổ động tại thao trường, bãi tập, tạo khí thế thi đua học tập tốt, tăng cường các hoạt động ngoại khóa. Đây là tiền đề khi ra trường học viên có thể đảm đương được chức trách ban đầu như mục tiêu, yêu cầu đào tạo đặt ra.

 

Để hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ GD-ĐT, xứng đáng với tầm vóc là một trường quân sự cấp tỉnh, Đảng ủy, Ban giám hiệu nhà trường xác định nhiệm vụ trong những năm tới là thường xuyên bám chắc sự chỉ đạo của cấp trên; tiếp tục quán triệt sâu sắc các nghị quyết của Đảng, chỉ thị của cấp trên về nhiệm vụ QP-QSĐP, nhất là Nghị quyết 86 ngày 29/3/2007 của ĐUQS Trung ương về công tác GD-ĐT trong tình hình mới. Thực hiện giáo dục toàn diện, tạo sự chuyển biến cơ bản về chất lượng giáo dục, đặc biệt chú trọng giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, tinh thần yêu nước và tự tôn dân tộc, lý tưởng XHCN, bản lĩnh chính trị, lòng nhân ái, ý thức tôn trọng pháp luật, điều lệnh, điều lệ của quân đội; đẩy mạnh hơn nữa việc xây dựng nhà trường theo 5 yêu cầu nhiệm vụ một nhà trường chính quy. Trên cơ sở kết quả của những năm vừa qua, đưa việc xây dựng chính quy trở thành nhu cầu, thành thói quen, nếp sống thường ngày của cán bộ, giáo viên, công nhân viên và học viên toàn trường. Hoàn thành 100% kế hoạch GD-ĐT hàng năm; luôn giữ vững và ngày càng nâng cao chất lượng của một Đảng bộ có truyền thống TS-VM. Từng chi bộ và đảng viên nỗ lực phấn đấu, nghiêm khắc rèn luyện bản thân, nhất là trong thời kỳ mở cửa hội nhập để luôn xứng đáng với danh hiệu người đảng viên cộng sản mẫu mực, tiên phong trong sự nghiệp GD-ĐT. Làm tốt hơn nữa công tác phát triển đảng viên, xây dựng các tổ chức quần chúng VMTD; đẩy mạnh công tác tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm, không ngừng nâng cao đời sống cho bộ đội; phát huy truyền thống đoàn kết quân dân, thắt chặt mối quan hệ với Đảng bộ, chính quyền, đoàn thể, nhân dân địa phương cũng như các trường, các đơn vị bạn, góp phần cùng địa phương thực hiện thắng lợi các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.

 

 

                                              Đại tá Phạm Hồng Nhật

                                    Hiệu trưởng Trường Quân sự tỉnh

Các tin khác

Trung tâm ngoại ngữ Đông Á - nơi tổ chức thi thuê cho hàng trăm cán bộ.
Không có hình ảnh
Đ/c Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu ý kiến tại hội nghị.
Các trường ở Cao Phong từng bước được đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị bảo đảm cho việc dạy và học. Hiện nay, số phòng học kiên cố chiếm trên 90%. Ảnh: Một giờ học tin của cô và trò trường THCS Bắc Phong.

Hàng ngàn người thành thạc sĩ... hụt

15 trường ĐH trên cả nước vừa nhận được công văn của Bộ GD-ĐT yêu cầu “hủy công nhận trúng tuyển” đối với hàng ngàn học viên cao học đã được miễn thi môn ngoại ngữ đầu vào do vi phạm thông tư số 10 năm 2011 về quy chế tuyển sinh thạc sĩ.

Giải thưởng Fields và cánh đồng Tiên Lãng

Trở về Việt Nam những ngày đầu năm 2012, ở tuổi 40 - độ tuổi giới hạn cuối cho giải thưởng quốc tế về toán học Fields, GS Ngô Bảo Châu đã thổi bùng cuộc tranh luận về "trí thức" trên các trang mạng.

Đại hội giáo dục tỉnh lần thứ III, nhiệm kỳ 2012 - 2016

(HBĐT) - Ngày 14/3, tại nhà văn hóa thành phố Hòa Bình đã diễn ra Đại hội giáo dục tỉnh lần thứ III, nhiệm kỳ 2012-2016. Tới dự có các đồng chí: Bùi Văn Tỉnh UVT.Ư Đảng, Chủ tịch UBND tỉnh; Bùi Văn Cửu, Phó chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng giáo dục tỉnh, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố và gần 300 đại biểu điển hình.

Đoàn Hoà Bình đoạt 25 giải tại kỳ thi học sinh giỏi giải toán trên máy tính cầm tay năm 2012

(HBĐT) - Kỳ thi học sinh giỏi giải toán trên máy tính cầm tay năm học 2011-2012, do Bộ GD&ĐT tổ chức, vừa kết thúc ngày 13/3 tại Thái Nguyên. Dự giải năm nay, có 16 đoàn, trong đó, Đội tuyển Hoà Bình có 30 học sinh dự thi cả 3 nội dung: THPT, THCS và bổ túc THPT.

Chuyển biến về chất trong công tác GD-ĐT ở Xuất Hóa

(HBĐT) - Đồng chí Quách Công Vinh, Chủ tịch UBND xã Xuất Hóa (Lạc Sơn) khẳng định: Từ điều kiện thực tiễn, có thể thấy rằng, công tác xã hội hóa giáo dục đã góp phần làm chuyển biến rõ nét phong trào giáo dục của xã. Nếu các ngành, đoàn thể và toàn dân không chung sức tham gia, Xuất Hóa khó có thể xây dựng thành công 2/3 trường đạt chuẩn quốc gia và TTHT cộng đồng, là đơn vị điển hình, tiêu biểu của huyện.

Những ngôi trường quá... khổ

Học sinh (HS) phải đi học nhờ hoặc học trong cảnh nước ngập, trần dột, cơ sở vật chất xuống cấp. Trong khi đó, nhiều dự án xây dựng trường đã kéo dài hàng chục năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục