Các trường ở Cao Phong từng bước được đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị bảo đảm cho việc dạy và học. Hiện nay, số phòng học kiên cố chiếm trên 90%. Ảnh: Một giờ học tin của cô và trò trường THCS Bắc Phong.

Các trường ở Cao Phong từng bước được đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị bảo đảm cho việc dạy và học. Hiện nay, số phòng học kiên cố chiếm trên 90%. Ảnh: Một giờ học tin của cô và trò trường THCS Bắc Phong.

(HBĐT) - Thời kỳ mới thành lập huyện, sự nghiệp “trồng người” của Cao Phong khó khăn trăm bề. Quy mô phát triển trường lớp chưa đồng đều, 5 xã chưa có trường mầm non, 1 xã chưa có trường THCS, 2 xã còn duy trì trường PTCS; huyện chưa có TTGDTX; tỷ lệ huy động trẻ ngành học mầm non còn thấp. Cả huyện chỉ có 4 đơn vị được xây dựng nhà kiên cố; số phòng học là nhà tạm chiếm 80%. Hầu hết các trường học 2 ca. Trong khi đó, đội ngũ giáo viên vừa thiếu về số lượng, không đồng bộ, vừa chưa đáp ứng về mặt chuyên môn. Toàn huyện chưa có trường chuẩn quốc gia...

 

Mặc dù phải tiến hành đồng bộ hàng loạt phần việc trong phát triển KT-XH của huyện mới thành lập nhưng từ những năm đầu, Cao Phong đã có nhiều giải pháp nhằm tạo bước chuyển mới của sự nghiệp GD&ĐT. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ 25, 26 nhiệm kỳ 2005-2010 và 2010-2015 đã có các định hướng quan trọng đối với sự nghiệp GD&ĐT. HĐND, UBND đã có sự quan tâm, đầu tư hữu hiệu và toàn diện ở nhiều lĩnh vực như làm tốt công tác tuyên truyền, vận động trong toàn dân, tạo sức mạnh tổng hợp cùng chăm lo cho sự nghiệp giáo dục; có các quyết sách chăm lo tới việc phát triển đội ngũ cán bộ, giáo viên, cơ sở vật chất trường lớp...

 

Sau 10 năm phấn đấu và xây dựng, sự nghiệp GD&ĐT huyện Cao Phong đã có bước phát triển khá toàn diện. Quy mô trường lớp khá đồng bộ với 45 đơn vị giáo dục (các trường mầm non, tiểu học, PTDTNT, THCS, THPT và các TT), 13 TT HTCĐ; hệ thống trường lớp cơ bản đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh và nhân dân. 100% trường đều được đầu tư xây dựng, bảo đảm điều kiện học 1 ca; nhiều trường được đầu tư đồng bộ để phấn đấu xây dựng thành trường chuẩn quốc gia (hiện toàn huyện đã có 10 trường được công nhận trường chuẩn quốc gia và có 2 trường khác có khả năng được công nhận trong năm 2012). Số phòng học kiên cố của huyện chiếm 90%; 10 trường đã có phòng máy vi tính. Chất lượng giáo dục Cao Phong đã có bước thay đổi. Đội ngũ cán bộ, giáo viên đã phát triển cả về số và chất lượng; giữ vai trò then chốt, tác động quan trọng vào chất lượng giáo dục của huyện. Trong số 1.500 cán bộ, giáo viên có 20% giáo viên mầm non, 60% giáo viên tiểu học, 30% giáo viên THCS có trình độ trên chuẩn; giáo viên đạt trình độ khá, giỏi chiếm trên 70%. 2 trường THPT trên địa bàn tạo bước tiến đáng kể, trong đó, tỷ lệ thi đỗ tốt nghiệp và thi đỗ vào các trường ĐH, CĐ ngày càng được cải thiện. Hàng năm, huyện đều có hàng trăm giáo viên dạy giỏi cấp huyện, tỉnh. Nền nếp hoạt động của toàn ngành đã thực sự vào guồng; công tác quản lý được coi trọng, kỷ cương trường lớp được tăng cường; công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ, giáo viên và học sinh được triển khai thường xuyên; số giáo viên là đảng viên chiếm trên 40%. Các phong trào thi đua được xác định đúng tầm. Cũng vì thế, chất lượng giáo dục đại trà và mũi nhọn đã tạo bước đột phá mới. Hàng năm, tỷ lệ học sinh chuyển lớp, chuyển cấp chiếm 98%. Năm học 2010-2011, huyện có trên 130 học sinh tiểu học, THCS đạt giỏi cấp tỉnh. Hàng năm, huyện có từ 120-130 học sinh thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng. Vấn đề nhân lực của huyện Cao Phong đã được xây dựng từ chính nền tảng GD&ĐT, đồng thời là động lực thúc đẩy phát triển KT-XH huyện lên tầm cao mới.

 

 

 

                                                                     Văn Tưởng

 

Các tin khác


Cần chuẩn bị Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 từ sớm, không lơ là, chủ quan

Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng đã nhấn mạnh điều này tại cuộc họp phiên đầu tiên Ban Chỉ đạo cấp quốc gia Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

Trao tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú và tuyên dương học sinh giỏi cấp quốc gia năm học 2023 - 2024

Ngày 16/5, Sở GD&ĐT tổ chức Lễ trao tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú lần thứ XVI, năm 2023 và tuyên dương, khen thưởng học sinh giỏi cấp quốc gia năm học 2023 - 2024. Dự buổi lễ có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và các đại biểu.

Nhiều bất cập với giáo viên được nêu trong dự thảo Luật Nhà giáo

Tại dự thảo Tờ trình gửi Chính phủ về dự án Luật Nhà giáo, Bộ GD&ĐT cho biết, thực tế đội ngũ nhà giáo còn có một số bất cập.

Đồng bộ giải pháp đảm bảo đủ SGK cho năm học mới

Bảo đảm đủ sách giáo khoa (SGK) cho học sinh luôn là nhiệm vụ các nhà trường, địa phương đặc biệt quan tâm.

Những lưu ý trong tuyển sinh

Hiện nay, các trường đại học bắt đầu triển khai các phương thức xét tuyển sớm trong tuyển sinh năm 2024. Để hạn chế các sai sót, tạo thuận lợi cho thí sinh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD và ĐT) đã đưa ra các lưu ý để thí sinh, trường đại học và các đơn vị liên quan triển khai công tác tuyển sinh đạt kết quả tốt nhất.

Dự thảo Luật Nhà giáo: Quy định chức danh, chuẩn nhà giáo

Dự thảo Luật Nhà giáo quy định chức danh, chuẩn nhà giáo, chuẩn người đứng đầu cơ sở giáo dục.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục