Sân Trường tiểu học Vạn Nguyên (Q.8) ngập nước mỗi khi triều cường và mưa lớn.
Học sinh (HS) phải đi học nhờ hoặc học trong cảnh nước ngập, trần dột, cơ sở vật chất xuống cấp. Trong khi đó, nhiều dự án xây dựng trường đã kéo dài hàng chục năm.
Dù ở TP.HCM nhưng những ngôi trường này thường không gặp áp lực về quá tải mà ngược lại, luôn tìm cách để thuyết phục phụ huynh đưa con em vào học.
Chỉ cần triều cường kèm theo mưa là tài liệu và sách vở của HS nổi hết trên nước... |
||
Ông Nguyễn Thành Tài | ||
Chân ngâm nước, tay viết bài
Một lãnh đạo của Trường tiểu học Vạn Nguyên (Q.8) tâm tư: "Mỗi lúc triều cường kết hợp với mưa, nước ô nhiễm từ kênh Tàu Hủ tràn vào lớp, HS co chân lên ghế, một tay bịt mũi, tay kia viết bài... Có khi nước tràn vào 2 ngày sau mới rút, HS không thể nào học được. Tình cảnh như vậy nên không phụ huynh nào muốn cho con theo học, gia đình nào có điều kiện đều xin chuyển trường hết. Nhiều trường không còn chỗ để nhận chứ Vạn Nguyên thì chỉ mong sao đủ HS". Ông Nguyễn Hồ Hải, Phó chủ tịch UBND Q.8, cho biết thêm: "Trường tiểu học Rạch Ông cũng rất khó khăn, đã phải cho đóng cửa trường vì cơ sở xuống cấp trầm trọng, không biết sập vào lúc nào. HS phải học nhờ ở Trường tiểu học Âu Dương Lân".
Trường THPT Ernst Thalmann (Q.1) tọa lạc ngay trung tâm thành phố với 3 mặt tiền là các con đường lớn: Trần Hưng Đạo, Nguyễn Thái Học, Phạm Ngũ Lão. Trường được xây dựng từ thời Pháp nên đã xuống cấp, mỗi năm trường ưu tiên dùng ngân sách nhà nước cấp để chống thấm, chống dột nhưng phòng học vẫn tối tăm, ẩm thấp. Hiện nay trường có 30 phòng học, chỉ đủ giải quyết chỗ học một buổi cho gần 2.000 HS, không hề có phòng thiết bị, tin học... Vì cơ sở vật chất quá tệ nên dù ở ngay “khu đất vàng” của thành phố nhưng không nhiều phụ huynh muốn cho con em thi vào.
Ở Q.9, mỗi năm có bao nhiêu buổi triều cường thì cũng bấy nhiêu ngày HS Trường tiểu học và THCS Phước Bình chịu cảnh chân ngâm nước, tay viết bài. Ông Nguyễn Thành Tài, Hiệu trưởng Trường THCS Phước Bình, cho biết: "Trường được xây dựng từ năm 1972, đến giờ cơ sở vật chất đã xuống cấp rất nhiều, mặt đường và nền nhà dân xung quanh đều cao hơn trường. Vì vậy chỉ cần triều cường kèm theo mưa là tài liệu và sách vở của HS nổi hết trên nước...”.
HS Trường tiểu học Ngọc Hồi (Q.Tân Bình) cũng chịu cảnh ngập lội hầu như suốt năm. Ông Nguyễn Thanh Hải, Trưởng phòng GD quận, thông tin: "Trường được xây dựng từ cách đây hơn 20 năm, qua nhiều lần cải tạo nhưng mặt đường vẫn cao hơn sân trường gần 50 cm, giờ không thể cải tạo thêm được nữa".
Chờ đất, chờ tiền, chờ dự án...
Từ năm 2003, TP.HCM đã phê duyệt quy hoạch phát triển mạng lưới trường học đến năm 2020 và triển khai thu hồi diện tích đất bị chiếm dụng trái phép trong khuôn viên các trường để mở rộng thêm mặt bằng. Tùy theo điều kiện hiện có, các trường đề xuất các giải pháp: giữ nguyên, cải tạo hoặc mở rộng, nâng cấp kết hợp xây tầng cao để dành diện tích đất cho sân chơi, thể dục - thể thao... Thành phố cũng chỉ đạo 24 quận, huyện phải xây dựng quy hoạch chi tiết mạng lưới trường học, xác định cụ thể đất cho GD-ĐT đến năm 2020. Lãnh đạo của Phòng Tài chính - Kế hoạch thuộc Sở GD-ĐT cho rằng 24/24 quận, huyện đã hoàn thành ý kiến chỉ đạo trên. Hằng năm mỗi quận, huyện đều có văn bản đề nghị thành phố chấp thuận địa điểm đầu tư, được bố trí vốn xây dựng cho những dự án xây dựng trường học.
Tuy vậy, để xây dựng được một ngôi trường, các quận, huyện gặp phải rất nhiều khó khăn từ mặt bằng, vốn... Bà Đặng Thị Hồng Liên, Phó chủ tịch UBND Q.9, nhìn nhận: "Đó là 2 nguyên nhân chính làm chậm quá trình xây dựng và cải tạo mới trường học. Về mặt bằng thì cơ quan nhà nước phải thực hiện các khâu như quy trình, thủ tục thu hồi, đền bù, giải tỏa; có khi phải giải quyết khiếu kiện khiếu nại kéo dài mãi mới có đất để xây dựng. Có đất rồi thì phải chờ vốn. Trong khi đó, 2 năm trở lại đây, thực hiện Nghị quyết 11 về cắt giảm đầu tư công nên tất cả các dự án xây mới trường học của thành phố đều ngưng lại".
Ông Nguyễn Hồ Hải giải thích: "Những khu vực dân cư hiện hữu rất khó để có một diện tích đất đáng kể phục vụ mục đích xây trường. Trong khi đó, vốn đầu tư cho một trường học bây giờ khá lớn, đã xây mới là phải xây theo quy định trường chuẩn quốc gia. Mà đây lại là thời điểm cả nước đang tập trung kiềm chế lạm phát, cắt giảm đầu tư công nên các dự án đều phải nằm chờ”.
|
Trường hợp của Trường THPT Ernst Thalmann là do chờ... quy hoạch. Trường nằm trong dự án Công viên 23.9, được quy hoạch thành trung tâm thương mại - dịch vụ từ hơn 10 năm nay. Một lãnh đạo của Sở GD-ĐT TP.HCM cho biết năm 2009, Trường THPT Ernst Thalmann được dự tính chuyển đến một khu đất nằm ở khu Bến Chương Dương (Q.1). Tuy nhiên, khu đất này hẹp, diện tích không đủ để xây theo tiêu chí trường chuẩn quốc gia. Trong khi đó, khu Công viên 23.9 vẫn nằm im nên dự án Trường THPT Ernst Thalmann không còn cách nào khác là nằm chờ... xuống cấp.
Theo ThanhNien
(HBĐT) - Ngày 12/3, huyện Kim Bôi đã tổ chức Đại hội giáo dục huyện lần thứ IV và đại hội Hội khuyến học huyện lần thứ II, nhiệm kỳ 2012-2016. Lãnh đạo công đoàn ngành GD&ĐT tỉnh, Báo Hoà Bình, Bộ CHQS tỉnh, các ngành, đoàn thể hữu quan huyện và 156 đại biểu điển hình trên địa bàn đã tham dự đại hội.
(HBĐT) - Ngày 12/3, Hội đồng giáo dục (HĐGD) TP Hòa Bình đã tổ chức Đại hội giáo dục nhiệm kỳ IV (2012- 2016).
(HBĐT) - Quán triệt sâu sắc NQ 90 và QĐ 124 của Chính phủ về phương hướng, chủ trương XHH các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa và việc thành lập HĐGD các cấp, HĐGD TP Hòa Bình đã được kiện toàn, tổ chức Đại hội nhiệm kỳ 3 (2007-2011). HĐGD đã xây dựng quy chế, tổ chức hoạt động và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên để chủ động nắm tình hình về giáo dục thuộc phạm vi phụ trách, từ đó đề xuất giải pháp cụ thể, phù hợp.
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố danh sách các ngành học được tuyển thẳng học sinh giỏi đoạt giải quốc gia.
Quy định tuyển thẳng và cơ hội trúng tuyển là những vấn đề được nhiều học sinh (HS) quan tâm trong chương trình Tư vấn mùa thi của Báo Thanh Niên diễn ra tại TP.Thanh Hóa vào sáng qua 11.3.
Những câu hỏi thú vị: “Yêu và học có thể “chung sống hòa bình” không?”, “Mất phương hướng thì làm thế nào?” hay cùng hô to “Tôi có thể” để động viên nhau trước kỳ thi... là những điều bất ngờ trong ngày hội 11-3.