Trong khoa học tự nhiên hay xã hội, nếu chúng ta không sáng tạo được một từ hàm chứa một khái niệm mới về học thuật, thì cứ việc nhập nội mà dùng.

 

Nhận ra nội dung khác lạ của một từ mới

Số từ ngữ gốc Hán chiếm quá nửa hoặc 2/3 kho từ vựng của ta, Dưới thời phong kiến điều này dễ hiểu. Nhưng thời Pháp thuộc, các từ gốc Âu vẫn cứ phải qua sách báo chữ Hán để nhập nội, nói lên ảnh hưởng quá sâu của văn hoá Trung Hoa. Nguyên tử, vi trùng, dân chủ, tự do… dù viết bằng quốc ngữ vẫn được khuân về từ sách chữ Hán.

Duy “trí thức” là ngoại lệ. Nó do ông cha ta tạo ra để chuyển nghĩa “intellectuel” (Pháp),

Hẳn sĩ phu Trung Quốc cũng sớm biết tới “intellectuel”, nhưng họ dịch là “tri thức phần tử”. Ở đây, “phần tử” là người (như, phần tử phản động, phần từ bất mãn…). Vậy, trí thức là “người hiểu biết” – chẳng qua, cũng cùng nội hàm với “người có học” của ta.

Sau Đông Kinh Nghĩa Thục, giới “có học” nước ta thông hiểu cả chữ Hán và chữ Pháp. Để chuyển ngữ “intellectuel”, các cụ không dùng những từ có sẵn (như: người “có học”, kẻ sĩ, sĩ phu, học giả hoặc bác học…v.v.) . Mà là “trí thức” (trí tuệ và thức tỉnh?). Hẳn các cụ đã cân nhắc kỹ khi nhận ra một khái niệm rất mới mẻ, hàm chứa trong “trí thức”. Gần trăm năm rồi, liệu con cháu có cần nhớ tới lựa chọn của cha ông nữa hay không?.

Với chính dân Pháp, “intellectual” cũng rất mới

Nó mới về hình thức, vì vốn là tính từ nhưng có người (liều lĩnh) sử dụng như danh từ… Nhưng quan trọng là dần dần mọi người nhận ra nó gói ghém một nội dung mới.

“Intellectuel” ra đời trong cuộc tranh luận sôi sục khiến xã hội Pháp bị chia thành hai phe đối lập, kéo dài suốt mấy năm liền. Rốt cuộc, chân lý đã thắng – dù do thiểu số khởi xướng. Và té ra “trí thức” không xấu xa như đa số từng nghĩ, mà ngược lại. Qua tranh cãi dân chủ, xã hội Pháp trưởng thành vượt bậc, dân trí Pháp mở mang chưa từng thấy.

Đến nay, mọi ấn phẩm nghiêm trang nói về xuất xứ, đặc trưng và định nghĩa trí thức… đều ít nhất đã tham khảo hai cứ liệu:

a) bài báo có tên Tuyên Ngôn của Trí Thức – là nơi “trí thức” chính thức xuất hiện.

b) thái độ và hành vi của nhân vật đứng đầu bản Tuyên Ngôn trên – người tiêu biểu cho phẩm cách trí thức.

Người đưa ra từ “trí thức” , tiến sĩ Clémenceau, vị thủ tướng tương lai, lúc này đang là chủ bút báo L'Aurore (Bình Minh) - nổi tiếng là tờ báo tiến bộ. Tuy nhiên, “trí thức” được xã hội chấp nhận không phải do học vị cao hoặc chức danh lớn của người sáng tạo ra nó. Nó sống khoẻ là nhờ bầu không khí dân chủ và tự do tiếp sinh lực cho nó. Vẫn biết, trước Zola từng có những người “có học” không khuất phục trước uy vũ; nhưng khi đó hàm lượng dân chủ và tự do trong xã hội chưa đạt mức để lớp “trí thức” ra đời.

Mọi chế độ độc tài từ thời phong kiến tới hiện nay đều sợ, nghi kỵ, ghét và kỳ thị trí thức (nhẹ nhất dùng những tên gọi khinh thị, thô tục), nhưng lại rất biết vuốt ve một số người “có học” tận tuỵ phục vụ và tâng bốc chính quyền. Mầm trí thức vừa nhú. lập tức bị hai chiếc còng trói cả chân lẫn tay, bất nhúc nhích.

Ngay ở xã hội dân chủ Pháp, “trí thức” ban đầu đã bị mỉa mai, chỉ trích

Mà lực lượng chỉ trích lại là đa số người “có học”. Họ càng lợi thế khi dẫn dắt dư luận của một khối dân chúng khổng lồ - dưới danh nghĩa yêu nước, yêu thể chế cộng hoà.

Thập niên 1890, nguy cơ chiến tranh với Đức đã hiển hiện, khiến dân Pháp đề cao và chiều chuộng hết mức giới quân sự, đồng thời rất lo lắng và cảnh giác với “bọn phản bội”. Công dân có gốc Do Thái càng dễ bị nghi ngờ.

Thì rất đúng lúc, toà án quân sự Pháp phát hiện và kết án đại uý Dreyfus là “gián điệp” (1894), Cả nước Pháp trút mọi giận dữ vào viên sĩ quan khốn khổ này (1894). Còn tên gián điệp thật, người Hung, vẫn chưa lộ mặt. Hỏi, ai dám lên tiếng bênh Dreyfus?

Rất ít người sáng suốt nhận ra những sai lầm của ngành Tư Pháp trong thủ tục điều tra và xét xử, từ đó đưa đến một bản án oan, nhưng lại được chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi và chủ nghĩa bài Do Thái cực đoan làm che lấp đi. Rốt cuộc, Lập Pháp cũng bỏ phiếu bênh che bản án sai. Khi nhận ra sai, cả hệ thống không còn đủ can đảm sửa chữa nữa.

Trong bối cảnh trên, nhà văn Zola đã lên tiếng chống lại bản án. Bài báo “Tôi phản đối…” (J'accuse…) của ông - chiếm cả trang nhất báo L'Aurore số ra ngày 13-1-1898 - quả là việc thách thức dư luận. Tiếp, đến bức thư mang tính “tuyên ngôn” do Emile Zola và Anatole France đứng đầu thì quả là họ đã đổ dầu vào lửa, để hứng chịu mọi công phẫn của dân chúng đang được đa số giới “có học” khích lệ. Họ nhân danh Tổ Quốc, “thể chế” và lòng yêu nước để chống lại phe “trí thức” bằng mọi ngôn từ dè bỉu, miệt thị. Trong vô số những người “có học” chống lại nhóm Zola, hăng hái nhất là 3 vị Viện sĩ hàn lâm: Charle Maurras, Maurice Barrès và Ferdinand Brunetière – chưa kể 19 vị viện sĩ khác. Những bài báo của 3 vị này khiến nhóm “trí thức” bị nhìn bằng con mắt đầy khinh miệt. Không chỉ thế, còn nhiều cuộc biểu tình ủng hộ quân đội, toà án, chống Do Thái, bênh thể chế, với tiếng hô “treo cổ Zola”… đã nổ ra khắp nước Pháp.

Trong những năm dấn thân, Emile Zola thật sự bị đàn áp. Quốc Hội bỏ phiếu truy tố (312/122 phiếu). Riêng bài J'Accuse... đã đủ để ông bị kết tội vu khống, mức phạt ban đầu 3000 franc và có thể tù 1 năm (phải đi trốn). Gia sản bị tịch biên, huân chương bị thu hồi, mất hẳn cơ hội vào Viện hàn lâm… Ngay cái chết cũng bị nghi do ám sát.

Thái độ khi sử dụng những từ ngữ khoa học nhập nội

Trong khoa học tự nhiên hay xã hội, nếu chúng ta không sáng tạo được một từ hàm chứa một khái niệm mới về học thuật, thì cứ việc nhập nội mà dùng. Đó là quyền.

Nhưng phái có thái độ đúng - thể hiện sự lương thiện: a) phải biết ơn người sáng tạo ra nó; và b) phải tôn trọng nội dung “gốc” của từ ngữ.

Chúng ta có thể phát triển nghĩa “gốc” của từ để phù hợp với sự phát triển nhận thức chung. Đó cũng là quyền. Nhưng không được tuỳ tiện, thiếu cơ sở.

Thật khó hiểu, nếu trong một cuộc thảo luận về định nghĩa mà các ý kiến cứ bắt đầu bằng “theo tôi, nguyên tử là…”, hoặc “theo tôi, trí thức là…”.

Còn chuyện bóp méo khái niệm gốc của một từ, thậm chí biến trắng thành đen, tốt thành xấu… thì quả là thiếu lương thiện. Tự do, dân chủ, nhân quyền… đều mang ý nghĩa tốt, cao đẹp, được nhập nội từ châu Âu vào Việt Nam. Tác dụng tích cực của chúng là nâng cao dân trí, thúc đẩy cuộc đấu tranh chống áp bức, nô dịch. Và cả xây dựng xã hội tiến bộ (mà nơi sáng tạo từ ngữ đã đi trước chúng ta hàng trăm năm).

Do vậy, chớ nên nói hay viết “dân chủ kiểu tư sản”, “tự do kiểu phương tây” nếu với mục đích làm xấu một khái niệm vốn dĩ cao cả; gây hiểu lầm cho bạn đọc. Hồ Chí Minh không bao giờ làm như vậy.

Sức mạnh ngôn ngữ của số đông

“Người có học” là từ được số đông dân chúng sử dụng từ rất lâu nay - để chỉ lớp người có trình độ học vấn cao hơn hẳn mặt bằng chung. Nhưng nghe có vẻ bình dân quá. Ít oai. Đúng dịp, xuất hiện “trí thức”, nghe oai hơn hẳn, thay thế cho “người có học” – do vậy được số đông “người có học” sử dụng. Nó vào cả những từ điển phổ thông. Nghĩa gốc của “trí thức” đã bị ngôn ngữ số đông làm thay đổi đi. Trải nửa thế kỷ, nhiều người từ khi biết chữ đã được dạy trí thức đồng nghĩa “có học”. Tra từ điển cũng thấy thế.

Tuy nhiên, khi bàn về chức năng, sứ mệnh và phẩm chất cao cả ở một số người “có học” – khác với số đông, chúng ta lại phải tìm về nghĩa ban đầu của từ trí thức.
Do vậy, dẫu có hàng trăm ý kiến đang tồn tại – dù đó là của người thường hay người học hàm rất cao, thậm chí nằm trong một nghị quyết quan trọng - nhưng phân loại chúng rất dễ. Vì chúng chỉ gồm hai loại: theo nghĩa quen dùng, hay theo nghĩa gốc.

 

                                                         Theo VNN

 

Các tin khác

Thừa uỷ quyền của Tư lệnh Quân khu 3, đại tá Nguyễn Thế Dân, Chính uỷ Bộ CHQS tỉnh đã trao cờ lưu niệm cho CBCS, giáo viên trường Quân sự tỉnh.
Ban Giám hiệu trường Quân sự tỉnh cùng lãnh đạo Bộ CHQS tỉnh và các sở, ngành thăm quan mô hình học cụ phục vụ công tác huấn luyện, giảng dạy của nhà trường. Ảnh: M.H
Trung tâm ngoại ngữ Đông Á - nơi tổ chức thi thuê cho hàng trăm cán bộ.
Không có hình ảnh

Sơ kết 2 năm thực hiện Quyết định 239 về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ năm tuổi giai đoạn 2010 – 2015

(HBĐT) - Ngày 15/3, Bộ GD - ĐT đã tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết 2 năm thực hiện Quyết định 239 QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phổ cập giáo dục mầm non (PCGDMN) cho trẻ 5 tuổi giai đoạn 2010 - 2015. Đồng chí Nguyễn Thiện Nhân, Phó Thủ tướng Chính phủ chủ trì hội nghị. Tại điểm cầu Hòa Bình, đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh tham dự hội nghị.

Bước chuyển mới trong sự nghiệp “trồng người” ở Cao Phong

(HBĐT) - Thời kỳ mới thành lập huyện, sự nghiệp “trồng người” của Cao Phong khó khăn trăm bề. Quy mô phát triển trường lớp chưa đồng đều, 5 xã chưa có trường mầm non, 1 xã chưa có trường THCS, 2 xã còn duy trì trường PTCS; huyện chưa có TTGDTX; tỷ lệ huy động trẻ ngành học mầm non còn thấp. Cả huyện chỉ có 4 đơn vị được xây dựng nhà kiên cố; số phòng học là nhà tạm chiếm 80%. Hầu hết các trường học 2 ca. Trong khi đó, đội ngũ giáo viên vừa thiếu về số lượng, không đồng bộ, vừa chưa đáp ứng về mặt chuyên môn. Toàn huyện chưa có trường chuẩn quốc gia...

Hàng ngàn người thành thạc sĩ... hụt

15 trường ĐH trên cả nước vừa nhận được công văn của Bộ GD-ĐT yêu cầu “hủy công nhận trúng tuyển” đối với hàng ngàn học viên cao học đã được miễn thi môn ngoại ngữ đầu vào do vi phạm thông tư số 10 năm 2011 về quy chế tuyển sinh thạc sĩ.

Giải thưởng Fields và cánh đồng Tiên Lãng

Trở về Việt Nam những ngày đầu năm 2012, ở tuổi 40 - độ tuổi giới hạn cuối cho giải thưởng quốc tế về toán học Fields, GS Ngô Bảo Châu đã thổi bùng cuộc tranh luận về "trí thức" trên các trang mạng.

Đại hội giáo dục tỉnh lần thứ III, nhiệm kỳ 2012 - 2016

(HBĐT) - Ngày 14/3, tại nhà văn hóa thành phố Hòa Bình đã diễn ra Đại hội giáo dục tỉnh lần thứ III, nhiệm kỳ 2012-2016. Tới dự có các đồng chí: Bùi Văn Tỉnh UVT.Ư Đảng, Chủ tịch UBND tỉnh; Bùi Văn Cửu, Phó chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng giáo dục tỉnh, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố và gần 300 đại biểu điển hình.

Đoàn Hoà Bình đoạt 25 giải tại kỳ thi học sinh giỏi giải toán trên máy tính cầm tay năm 2012

(HBĐT) - Kỳ thi học sinh giỏi giải toán trên máy tính cầm tay năm học 2011-2012, do Bộ GD&ĐT tổ chức, vừa kết thúc ngày 13/3 tại Thái Nguyên. Dự giải năm nay, có 16 đoàn, trong đó, Đội tuyển Hoà Bình có 30 học sinh dự thi cả 3 nội dung: THPT, THCS và bổ túc THPT.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục