Tiến sĩ Trần Mạnh Thành, Phó hiệu trưởng Trường CĐ Bách Việt TP.HCM, hướng dẫn các em học sinh ở H.Thủ Thừa (Long An) ghi hồ sơ đăng ký dự thi.

Tiến sĩ Trần Mạnh Thành, Phó hiệu trưởng Trường CĐ Bách Việt TP.HCM, hướng dẫn các em học sinh ở H.Thủ Thừa (Long An) ghi hồ sơ đăng ký dự thi.

Theo ghi nhận của PV Thanh Niên ngày đầu tiên nộp hồ sơ đăng ký dự thi ĐH, CĐ 2012 hầu như vẫn rất im ắng.

 

Học sinh hờ hững với khối A1?

Tại Trường THPT Trần Phú, Q.Hoàn Kiếm, Hà Nội, bà Bùi Thị Minh Nga - Phó hiệu trưởng, cho biết chưa có học sinh (HS) nào nộp hồ sơ đăng ký dự thi. Buổi sáng, nhà trường tổ chức tập huấn kỹ cho HS về cách thức đăng ký dự thi, những điểm mới trong kỳ thi năm nay... “Theo kinh nghiệm thì khoảng 1 tuần sau HS mới bắt đầu nộp hồ sơ vì em nào cũng phải cân nhắc rất kỹ trước khi quyết định”, bà Nga nói.

Tương tự, ông Đặng Việt Hà, Phó hiệu trưởng Trường THPT Trần Hưng Đạo, Q.Thanh Xuân, Hà Nội, cho hay hồ sơ đã được phát đến HS nhưng nhà trường cũng không tổ chức thu hồ sơ theo từng ngày mà thu theo đợt. Thứ hai tuần tới trường sẽ tiến hành tổ chức hoạt động tư vấn, hướng nghiệp cho HS trong việc chọn trường, chọn ngành. Sau đó HS mới chính thức khởi động làm hồ sơ đăng ký dự thi.

Một trong những điểm mới trong tuyển sinh ĐH, CĐ năm nay được dư luận đặc biệt quan tâm là việc Bộ GD-ĐT quyết định có thêm khối thi A1. Tuy nhiên, theo tìm hiểu của PV Thanh Niên HS tỏ ra không mặn mà với khối thi này.

Theo PGS Văn Như Cương, Hiệu trưởng Trường phổ thông dân lập Lương Thế Vinh - Hà Nội, quyết định của Bộ đưa ra quá muộn nên chắc chắn sẽ rất hiếm HS của trường đăng ký thi theo khối này. Ông Cương phân tích: hầu hết HS khi vào lớp 10 đã chọn khối thi ĐH theo phân ban và các em phải dành rất nhiều thời gian để vừa học, vừa ôn thi theo khối đó. Trường THPT Lương Thế Vinh nhiều năm rồi cũng không có HS nào thi khối C vì không có HS học ban Khoa học xã hội và nhân văn. Có khoảng 60% HS thi khối A và 40% HS thi khối D. “Chỉ mấy tháng để ôn thi vào ĐH cho một môn nào đó là điều rất khó xảy ra, phải vài năm nữa thì mới có nhiều HS thi vào khối này”, ông Cương dự đoán.

Cuối giờ chiều hôm qua, trao đổi với PV Thanh Niên, bà Tạ Song Hà, Phó trưởng phòng Giáo dục chuyên nghiệp Sở GD-ĐT Hà Nội, cho biết do năm nay thông tin về việc có phát hành cuốn Những điều cần biết về tuyển sinh ĐH, CĐ  thay đổi quá muộn nên số HS đăng ký mua giảm khoảng hơn 50% so với các năm trước. Đến thời điểm này, Sở GD-ĐT cũng mới chỉ nhận được khoảng 40% số tài liệu đã đăng ký mua với Nhà xuất bản Giáo dục, nên rất nhiều trường vẫn chưa nhận được hồ sơ và tài liệu này kèm theo.

Bà Hà cũng bày tỏ lo ngại về việc năm nay hồ sơ của thí sinh sẽ có nhiều sai sót hơn do có một số thay đổi trong việc ghi mã ngành. “Do đó, năm nay trong phiếu số 2, chúng tôi đã cho in đậm một số địa chỉ, số điện thoại để tạo thuận lợi cho thí sinh khi tìm hiểu thông tin về kỳ thi”, bà Hà cho hay.

Quan tâm nhiều tới khối ngành kinh tế

Tại TP.HCM, trong ngày 15.3, ở các trường THPT như: Gia Định (Q.Bình Thạnh), Nguyễn Trãi (Q.4), Nguyễn Khuyến, Nguyễn Du (Q.10)... tình hình rất im ắng, không có bất kỳ HS nào nộp hồ sơ đăng ký dự thi. Một số lãnh đạo trường nhận định HS thường tập trung nộp hồ sơ vào những ngày cuối tháng 3 và đầu tháng 4. Mặt khác, sáng qua Sở GD-ĐT mới triển khai công tác tuyển sinh cho các trường. Đồng thời, hồ sơ đăng ký dự thi các trường vẫn chưa nhận được.

Nhưng có điều khá đặc biệt, qua thông tin của lãnh đạo một số trường, HS năm nay vẫn dành nhiều quan tâm tới khối ngành kinh tế. “Trường Nguyễn Khuyến có 710 HS lớp 12 (18 lớp) nhưng phần đông trong số đó nhờ các thầy cô tư vấn về nhóm ngành tài chính ngân hàng, kế toán, quản trị kinh doanh… Trái lại, khối ngành sư phạm chỉ có vài em quan tâm. Khối ngành kỹ thuật thì tệ hại hơn”, bà Lê Thị Thúy Hồng, Hiệu phó Trường THPT Nguyễn Khuyến, cho biết.

Tương tự, ông Trần Phước Đức, Hiệu trưởng Trường Nguyễn Trãi, cho biết: “Trường có 660 HS lớp 12, nhưng từ đầu năm đến giờ vẫn quan tâm nhiều về khối ngành kinh tế. Một số khác cho biết sẽ chọn thi khối ngành có thi năng khiếu như: kiến trúc, du lịch, sân khấu điện ảnh... Sư phạm và kỹ thuật là những khối ngành có rất ít HS quan tâm”.

 

                                                                   Theo ThanhNien

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Thừa uỷ quyền của Tư lệnh Quân khu 3, đại tá Nguyễn Thế Dân, Chính uỷ Bộ CHQS tỉnh đã trao cờ lưu niệm cho CBCS, giáo viên trường Quân sự tỉnh.
Ban Giám hiệu trường Quân sự tỉnh cùng lãnh đạo Bộ CHQS tỉnh và các sở, ngành thăm quan mô hình học cụ phục vụ công tác huấn luyện, giảng dạy của nhà trường. Ảnh: M.H
Trung tâm ngoại ngữ Đông Á - nơi tổ chức thi thuê cho hàng trăm cán bộ.

Vượt lên đôi chân tật nguyền

Năm 10 tuổi, trong lần đi hái rau khoai với mẹ, Văn Thị Ly bị xe thồ tông phải. Gia đình không có điều kiện chạy chữa, gần một năm trời, cô nằm liệt một chỗ… Không phó mặc số phận, Ly quyết tâm đứng dậy dù bước chân không còn bình thường.

Sơ kết 2 năm thực hiện Quyết định 239 về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ năm tuổi giai đoạn 2010 – 2015

(HBĐT) - Ngày 15/3, Bộ GD - ĐT đã tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết 2 năm thực hiện Quyết định 239 QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phổ cập giáo dục mầm non (PCGDMN) cho trẻ 5 tuổi giai đoạn 2010 - 2015. Đồng chí Nguyễn Thiện Nhân, Phó Thủ tướng Chính phủ chủ trì hội nghị. Tại điểm cầu Hòa Bình, đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh tham dự hội nghị.

Bước chuyển mới trong sự nghiệp “trồng người” ở Cao Phong

(HBĐT) - Thời kỳ mới thành lập huyện, sự nghiệp “trồng người” của Cao Phong khó khăn trăm bề. Quy mô phát triển trường lớp chưa đồng đều, 5 xã chưa có trường mầm non, 1 xã chưa có trường THCS, 2 xã còn duy trì trường PTCS; huyện chưa có TTGDTX; tỷ lệ huy động trẻ ngành học mầm non còn thấp. Cả huyện chỉ có 4 đơn vị được xây dựng nhà kiên cố; số phòng học là nhà tạm chiếm 80%. Hầu hết các trường học 2 ca. Trong khi đó, đội ngũ giáo viên vừa thiếu về số lượng, không đồng bộ, vừa chưa đáp ứng về mặt chuyên môn. Toàn huyện chưa có trường chuẩn quốc gia...

Hàng ngàn người thành thạc sĩ... hụt

15 trường ĐH trên cả nước vừa nhận được công văn của Bộ GD-ĐT yêu cầu “hủy công nhận trúng tuyển” đối với hàng ngàn học viên cao học đã được miễn thi môn ngoại ngữ đầu vào do vi phạm thông tư số 10 năm 2011 về quy chế tuyển sinh thạc sĩ.

Giải thưởng Fields và cánh đồng Tiên Lãng

Trở về Việt Nam những ngày đầu năm 2012, ở tuổi 40 - độ tuổi giới hạn cuối cho giải thưởng quốc tế về toán học Fields, GS Ngô Bảo Châu đã thổi bùng cuộc tranh luận về "trí thức" trên các trang mạng.

Đại hội giáo dục tỉnh lần thứ III, nhiệm kỳ 2012 - 2016

(HBĐT) - Ngày 14/3, tại nhà văn hóa thành phố Hòa Bình đã diễn ra Đại hội giáo dục tỉnh lần thứ III, nhiệm kỳ 2012-2016. Tới dự có các đồng chí: Bùi Văn Tỉnh UVT.Ư Đảng, Chủ tịch UBND tỉnh; Bùi Văn Cửu, Phó chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng giáo dục tỉnh, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố và gần 300 đại biểu điển hình.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục