Học sinh lớp 12A3, trường THPT 19/5 (Kim Bôi) tích cực học tập, phấn đấu đạt tỷ lệ thi đỗ tốt nghiệp cao.
(HBĐT) - Từ năm 2009 đến nay, tập thể trường THPT 19/5 (Kim Bôi) liên tục đạt tập thể lao động xuất sắc, chi bộ liên tục đạt TS-VM tiêu biểu. Năm 2011, trường được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen. Hiệu trưởng Lê Văn Vinh khẳng định: Kết quả đó đã phản ánh đúng hiệu quả của việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Đặc biệt là bước chuyển từ học tập sang làm theo tấm gương đạo đức của Bác.
Năm 1962, Bác Hồ về thăm trường TNLĐ XHCN Hòa Bình. Bác khen: “Bắc Lý là tốt, trường VHVL tốt nhất” và Bác yêu cầu nhân ra. Ghi lời Bác dạy, tháng 5/1970, nhân ngày sinh của Bác, Tỉnh ủy đã có chủ trương thành lập trường TNLĐ 19/5 và đến ngày 5/10/1970, trường chính thức được thành lập. Năm 1983, trường chuyển đổi sang mô hình trường PTTH. Hiện, trường có 74 CB, GV và quy mô trên 1.000 học sinh (gần 90% học sinh là con em các DTTS 8 xã vùng bắc huyện Kim Bôi). Mang tên sinh nhật Bác, tập thể nhà trường luôn xác định đây vừa là vinh dự, vừa là trách nhiệm phấn đấu vươn lên sao cho thật xứng đáng. CVĐ “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” được phát động thực sự là cú hích làm chuyển biến toàn diện từ nhận thức đến hành động của mỗi CB, GV trong trường. Hiệu trưởng Lê Văn Vinh tâm sự: Điều kiện kinh tế của các xã trong khu vực còn khó khăn, đầu vào của học sinh thấp, nhiều em phải cuốc bộ hoặc đi trên những chiếc xe đạp cà tàng hơn chục km đến trường, nơi xa nhất là xã Thượng Tiến cách trường ngót 20 km. GV không chỉ bám trường, bám lớp, thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn mà còn phải bám dân, bám học sinh. Ngoài giờ lên lớp, thầy, cô không quản mưa gió đến vận động học sinh đi học hay phụ đạo cho học sinh yếu, bồi dưỡng học sinh giỏi. Trên bục giảng chuẩn mực, giỏi chuyên môn, ngoài đời thường luôn giữ vững phẩm chất, mỗi thầy, cô thực sự là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo để học sinh noi theo.
Để minh chứng cho những việc học tập và làm theo Bác, chúng tôi được thầy hiệu trưởng cho xem chương trình hành động chi tiết của nhà trường. Nổi bật là những mẩu chuyện về Bác mà các thầy, cô và học sinh nhà trường sưu tầm để đọc, kể trong các buổi chào cờ, giờ ngoại khóa, kỷ niệm những ngày lễ lớn... Đó là bản đăng ký chương trình hành động cụ thể của từng CB, GV phù hợp với nhiệm vụ được giao, trong đó, nhấn mạnh mỗi CB, GV làm ít nhất một việc tốt theo gương Bác. Qua kiểm tra, giám sát của BGH, hầu hết GV đều đã thực hiện đúng theo nội dung đăng ký và đem lại hiệu quả thiết thực, tập trung vào việc: giúp đỡ đồng nghiệp về chuyên môn; hỗ trợ những học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh có học lực yếu; bồi dưỡng học sinh giỏi... Điển hình như đồng chí Nguyễn Trung Kiên, GV môn sinh học, ngoài kế hoạch của trường còn dạy thêm cho đội tuyển học sinh giỏi mà không đòi hỏi gì. Tại kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh năm 2012, đội tuyển do thầy phụ trách có 6/6 em đạt giải (2 giải nhất, 4 giải nhì) hay như việc cô Bùi Thị Thu Hiền, GVCN lớp 10A7, không ngại trời tối, đường rừng đi tìm một học sinh trong lớp bồng bột bỏ nhà đi. Sau khi được cô giảng giải, thuyết phục đã quay trở lại lớp chuyên tâm học tập. Thầy Đào Tuấn Anh, GV môn toán miệt mài, tận tụy, kiên trì phụ đạo cho những học sinh yếu không thu tiền. Thầy Nguyễn Mạnh Thường dành một phần lương hạn hẹp âm thầm đóng góp cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Thầy Thường tâm sự: Đó là trường hợp một học sinh lớp 11 ở xóm Đầm Rừng, xã Vĩnh Tiến còn nợ nhà trường 400.000 đồng. Khi nhắc đến việc đóng góp, em đã có ý định bỏ học. Không để cho học sinh của mình thất học chỉ vì số tiền đó, dù đã gần 12 giờ trưa sau tiết học cuối và nhà ở ngoài TPHB nhưng thầy đã lặn lội đến gia đình em tìm hiểu hoàn cảnh. Nhìn ngôi nhà xây tạm bằng đá và người mẹ ốm yếu, thầy đã quyết định bỏ tiền túi để giúp em. Việc làm nhỏ nhưng đầy ý nghĩa và không tính toán thiệt hơn đã làm cậu học trò, gia đình xúc động đến nghẹn ngào. Các thầy, cô giáo cũng luôn có tinh thần tương trợ lẫn nhau và hầu như không có tiết học trống.
Trong 5 năm thực hiện việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, trường THPT 19/5 đã thực sự có nhiều chuyển biến toàn diện cả về tư tưởng và hành động. Điểm nổi bật nhất là giáo dục mũi nhọn được nâng cao, giáo dục đại trà được củng cố, giảm thiểu tình trạng học sinh bỏ học, không có học sinh mắc tai - tệ nạn xã hội. Hiệu quả của CVĐ không chỉ gói gọn trong nhà trường mà còn lan tỏa đến phụ huynh học sinh, làm cho cộng đồng hiểu được tầm quan trọng và chăm lo đến việc học tập của con em mình. Kỳ thi học sinh giỏi tỉnh năm 2012, trường có 35 học sinh đạt giải, trong đó có nhiều giải cao; tỷ lệ học sinh bỏ học được khống chế dưới 1%; hàng năm có hàng trăm học sinh trúng tuyển ĐH, CĐ. Trường phấn đấu đạt tỷ lệ tốt nghiệp trên 95% và đạt trường chuẩn quốc gia trong năm 2012. Chia tay mái trường, chúng tôi được hòa chung trong buổi tập luyện những ca khúc hát về Bác nhân ngày 19/5 của những ĐVTN trẻ.
Cẩm Lệ
Trao đổi với PV, ông Trần Đức Lương, hiệu trưởng Trường THCS Triệu Trung (huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị), đã thừa nhận việc ông xin trả lại số tiền mà theo ông là không giải trình được với thanh tra.
(HBĐT) - Ngày 17/4, trường mầm non Phương Lâm (TPHB) đã tổ chức Diễn đàn “Tuần lễ Toàn cầu giáo dục cho mọi người” năm 2012 và hội thi “Bé thông minh nhanh trí”. Tham dự diễn đàn có lãnh đạo đại diện UBND thành phố, Phòng GD&ĐT, các trường mầm non trên địa bàn thành phố và các cô giáo, học sinh của trường mầm non Phương Lâm.
Thông tin thí sinh là người dân dân tộc thiểu số, thí sinh có hộ khẩu thường trú từ 3 năm trở lên tại các huyện nghèo được tuyển thẳng vào ĐH. Tuy nhiên, do chưa có hướng dẫn của Bộ nên hiện nay mỗi trường thực hiện một kiểu.
Chỉ còn một tháng nữa học sinh (HS) lớp 12 sẽ bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT. Mọi nỗ lực của các trường được dồn lên HS trung bình và yếu nhằm “thay đổi cục diện”, giảm tỉ lệ rớt tốt nghiệp tối đa.
Bộ GD- ĐT đã bắt đầu lên tiếng cảnh báo về những ngành nguy cơ người nhiều hơn việc trong tương lai. Và bộ cũng đã có giải pháp siết chỉ tiêu các trường.
(HBĐT) - Ngày 25/4, tại Trung tâm Giới thiệu việc làm tỉnh phối hợp với UBND huyện Tân Lạc mở phiên giao dịch việc làm lưu động thu hút khoảng 600 lao động trên địa bàn 24 xã, thị trấn tham gia.