Đội ngũ cán bộ, đoàn viên trường Võ Thị Sáu (Lạc Sơn) thường xuyên trao đổi chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao năng lực công tác giảng dạy.
(HBĐT) - Ngay từ khi mới thành lập, phong trào CNVC-LĐ và hoạt động công đoàn trường THCS Võ Thị Sáu (Lạc Sơn) đã khẳng định được vai trò phối hợp chặt chẽ với chính quyền, thống nhất những định hướng cơ bản để lựa chọn, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên có đủ năng lực, trình độ tương xứng với vai trò, vị trí của một trường có chất lượng cao của huyện Lạc Sơn. Do đó, BCH công đoàn nhà trường thường xuyên quan tâm bồi dưỡng tư tưởng, phẩm chất đạo đức cho cán bộ, đoàn viên như: tổ chức học tập các nghị quyết của Đảng, nghị quyết của công đoàn các cấp, chỉ thị năm học mới, nội dung các CVĐ, giúp đội ngũ cán bộ, đoàn viên nâng cao trình độ nhận thức, chuyên môn nghiệp vụ.
Để thực sự có chất lượng, mỗi đoàn viên công đoàn chủ động xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, tự bồi dưỡng trên cơ sở kế hoạch của tổ chuyên môn và của nhà trường cũng như của ngành. Mỗi cá nhân trình bày trước nhóm, tổ chuyên môn về nội dung, bước đi trong quá trình nâng cao chất lượng. Quá trình tự bồi dưỡng nâng cao trình độ đòi hỏi người cán bộ, giáo viên nắm vững cấu trúc chương trình của bậc học, đồng thời đi sâu vào những phân môn mà mình giảng dạy, tổng hợp nhiều biện pháp, tham gia các hội thảo, học từ các đợt bồi dưỡng, thường xuyên bám sát chương trình để tự giải quyết các vấn đề nảy sinh trong giảng dạy, nhất là bồi dưỡng, phụ đạo học sinh giỏi.
Cùng với việc nâng cao trình độ chuyên môn, BCH công đoàn nhà trường luôn tổ chức tốt các phong trào thi đua do LĐLĐ huyện và công đoàn giáo dục tỉnh phát động, đẩy mạnh phong trào thi đua “Hai tốt”, phong trào “Giỏi việc trường - đảm việc nhà”, “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, tích cực tham gia CVĐ “Dân chủ - kỷ cương - tình thương - trách nhiệm”, “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”. Các phong trào thi đua của nhà trường đều gắn với CVĐ “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chính Minh”. Kết quả, 100% cán bộ, giáo viên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Cô giáo Nguyễn Thị Mỹ, Chủ tịch công đoàn trường Võ Thị Sáu, huyện Lạc Sơn cho biết: BCH công đoàn nhà trường đã xây dựng kế hoạch hoạt động, có lịch chỉ đạo từng quý, từng kỳ. Thường xuyên đổi mới các hoạt động công đoàn đáp ứng yêu cầu đổi mới của sự nghiệp giáo dục. Duy trì nề nếp sinh hoạt tổ công đoàn. BCH công đoàn còn xây dựng quy chế phối hợp giữa công đoàn với chuyên môn để thúc đẩy các hoạt động của nhà trường. Đặc biệt là kiểm tra đôn đốc xây dựng nề nếp trong chuyên môn, kiểm tra theo dõi thực hiện ngày giờ công, việc thực hiện quy chế chuyên môn, phối hợp với ban thanh tra nhân dân để uốn nắn những sai sót trong cán bộ, giáo viên, đồng thời vận động đoàn viên thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn.
Với những kết quả đạt được, tập thể công đoàn trường Võ Thị sáu đã được Tổng LĐLĐ Việt
(HBĐT) - Từ năm 2009 đến nay, tập thể trường THPT 19/5 (Kim Bôi) liên tục đạt tập thể lao động xuất sắc, chi bộ liên tục đạt TS-VM tiêu biểu. Năm 2011, trường được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen. Hiệu trưởng Lê Văn Vinh khẳng định: Kết quả đó đã phản ánh đúng hiệu quả của việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Đặc biệt là bước chuyển từ học tập sang làm theo tấm gương đạo đức của Bác.
(HBĐT) - Thực hiện cuộc vận động Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa (TDĐKXDĐSVH), ngành giáo dục đã lồng ghép với các phong trào thi đua “Hai tốt”, cuộc vận động “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”, “Gia đình nhà giáo văn hóa”, “Giỏi việc nước đảm việc nhà”…
Một tràng pháo tay vang dội cả hội trường khi bạn Hoàng Trọng, học sinh lớp 11A7 Trường THPT Bùi Thị Xuân đưa ra đáp án: “Thưa ban giám khảo, kết quả ô chữ của đội A là thống nhất đất nước”! Kết thúc phần thi Nhận diện lịch sử, phần thắng tạm nghiêng về đội A khiến cuộc thi càng hào hứng. Càng về trưa, hội trường của Bảo tàng TPHCM như nóng lên hẳn bởi không khí tranh tài giữa hai đội ngày càng trở nên sôi nổi và quyết liệt…
Ngày 2/5, tại phường Vân Phú, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ đã khánh thành Trường trung học cơ sở Vân Phú-Man Deok, ngôi trường đầu tiên được xây dựng bằng nguồn vốn của Quỹ kỷ niệm phát triển giáo dục hiệp hội Kim Man Deok, Hàn Quốc, thông qua đại diện là Đại sứ Hàn Quốc tại Hà Nội.
Những năm qua, công tác xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học ở địa bàn biên giới đã mang lại những hiệu quả tích cực, góp phần nâng cao dân trí cho đồng bào các dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, tình trạng mù chữ và tái mù chữ ở khu vực biên giới còn khá phổ biến. Tỷ lệ học sinh bỏ học còn cao, cơ sở vật chất cho giáo dục còn nghèo nàn.
Trao đổi với PV, ông Trần Đức Lương, hiệu trưởng Trường THCS Triệu Trung (huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị), đã thừa nhận việc ông xin trả lại số tiền mà theo ông là không giải trình được với thanh tra.