Ngoài chất lượng đào tạo, yếu tố định hình thương hiệu của một đại học chính là nghiên cứu khoa học. Đây là hoạt động quan trọng nhất của đại học

Hoạt động quan trọng: Nghiên cứu khoa học

Nghiên cứu khoa học, do đó, là một trong những hoạt động quan trọng nhất của các ĐH đẳng cấp quốc tế. Tại những trường danh tiếng như CalTech, Harvard, ANU..., số nghiên cứu sinh nhiều hơn số sinh viên cấp cử nhân. Có 3 yếu tố định hình một ĐH đẳng cấp quốc tế là năng suất khoa học cao, tác động của nghiên cứu khoa học và xuất sắc trong nghiên cứu khoa học.

Năng suất nghiên cứu khoa học. Chỉ tiêu này thường được phản ánh qua số bài báo công bố trên các tập san có hệ thống bình duyệt (peer-review). Bài báo khoa học không chỉ là một bản báo cáo về một công trình nghiên cứu mà còn là một đóng góp cho kho tàng tri thức của thế giới. Đại đa số ĐH trên thế giới dùng số bài báo trên các tập san trong thư mục ISI (Viện Thông tin Khoa học) làm thước đo về năng suất khoa học.

Tác động của nghiên cứu khoa học. Tầm ảnh hưởng của công trình khoa học có thể đo lường qua chỉ số trích dẫn. Những công trình khoa học có tác động thường được đồng nghiệp trích dẫn nhiều lần. Theo thống kê, có trên 50% bài báo khoa học chưa bao giờ được trích dẫn. Ngoài ra, chỉ số trích dẫn trung bình (tính trên mỗi bài báo) có thể là một chỉ số phản ánh tác động của nghiên cứu khoa học.

Nghiên cứu khoa học là hoạt động quan trọng nhất của trường đại học. Trong ảnh: Sinh viên Trường Đại học Nguyễn Tất Thành trong giờ tin học _Ảnh: TẤN THẠNH
Xuất sắc trong nghiên cứu khoa học. Chỉ số H đã và đang được sử dụng để đánh giá tính xuất sắc trong nghiên cứu. Ví dụ, nếu một trường ĐH có chỉ số H = 20 có nghĩa là trường này có 20 công trình nghiên cứu với mỗi công trình được trích dẫn ít nhất là 20 lần. Ngày nay, các tập san khoa học danh tiếng như Nature, Science, Cell, PNAS… và các cơ quan quản lý khoa học ở châu Âu, châu Mỹ, châu Úc... đều sử dụng chỉ số H để làm cơ sở cho đề bạt, cấp tài trợ và đánh giá thành công của một nhà khoa học hay một nhóm nghiên cứu.

Ngoài chỉ số H, số bài báo trong nhóm được trích dẫn nhiều lần (“Highly Cited Papers”, hay HCP) cũng có thể xem là một thước đo đáng tin cậy. Một công trình được xem là HCP nếu được trích dẫn trên 1.000 lần.

Nâng tầm ĐH Việt Nam

Hiện nay, nước ta đã có trên 400 trường ĐH-CĐ, một con số rất “ấn tượng”. Một số trường ĐH muốn có tên trong các bảng xếp hạng quốc tế thì phải có kết quả nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên, không rõ bao nhiêu trường ĐH trong số trên thực sự có hoạt động nghiên cứu khoa học. Trong thực tế, tổng số bài báo khoa học của Việt Nam trên các tập san quốc tế còn rất thấp. Xin được đưa ra các biện pháp dưới đây:

Thứ nhất, cần phải hướng đến việc công bố nghiên cứu trên các tập san khoa học quốc tế hay đăng ký bằng sáng chế (patent) như là một tiêu chuẩn để đề bạt vào các chức danh khoa học. Ở các trường ĐH phương Tây và ngay cả trường ĐH của các nước trong vùng, số lượng và chất lượng bài báo khoa học là tiêu chuẩn số 1 trong việc xét đề bạt lên chức giảng sư hay giáo sư. Đối với cá nhân nhà khoa học, báo cáo khoa học trên các tập san khoa học quốc tế là viên gạch xây dựng sự nghiệp khoa bảng. Ở nước ta, nhiều năm qua, tiêu chuẩn công bố nghiên cứu trên các tập san khoa học quốc tế vẫn chưa được công nhận đúng mức.

Thứ hai, cần phải xem công bố kết quả nghiên cứu trên các tập san quốc tế là một chỉ tiêu để đánh giá (hay “nghiệm thu”?) các công trình nghiên cứu do Nhà nước tài trợ. Ở các nước tiên tiến, công bố các bài báo trên các tập san quốc tế chính là tiêu chuẩn số 1 để các cơ quan tài trợ xem xét cung cấp kinh phí nghiên cứu. Nhưng ở nước ta, các công trình nghiên cứu sau khi hoàn tất thường được nghiệm thu một cách khá hình thức. Có rất nhiều nghiên cứu với ngân sách hàng tỉ đồng được nghiệm thu và đánh giá là “đạt” hay “tốt” nhưng trong thực tế thì chưa có một bài báo nào trên trường quốc tế và do đó không xứng với số tiền đầu tư do người dân đóng góp.

Thứ ba, cần phải khuyến khích các nghiên cứu sinh tiến sĩ công bố ít nhất một bài báo khoa học trên các tập san quốc tế trước khi bảo vệ luận án. Nếu quy định này được thực hiện tốt, có thể kỳ vọng rằng sự có mặt của khoa học Việt Nam trên trường quốc tế sẽ được nâng cao trong vài năm tới.

Thứ tư, cần có chính sách đãi ngộ và tưởng thưởng các nhà khoa học trẻ có công trình công bố quốc tế. Ở một số ĐH tại các nước và vùng lãnh thổ như Singapore, Thái Lan, Hồng Kông..., người ta thưởng khá nhiều tiền (lên đến hàng ngàn USD) cho các tác giả có công trình công bố trên các tập san quốc tế có uy tín.
 
                                                                     Theo Báo NLĐ
 

Các tin khác

Giờ học môn tự nhiên - xã hội của lớp 2A1, trường tiểu học Hùng Sơn, thị trấn Lương Sơn.
Các cháu trường mầm non Unicef trong Hội thi cô và bé với làn điệu dân ca năm học 2011- 2012.
Đồng chí Hoàng Việt Cường, Bí thư Tỉnh ủy tặng bức ảnh chân dung Bác Hồ với các cháu nhỏ cho tập thể Trường mầm non tư thục Sao Mai.
Giáo viên hướng dẫn các cháu nhỏ múa hát.

Chung tay nâng bước trẻ thơ

(HBĐT) - Một ngày cuối tháng 4, sân trường mầm non Phương Lâm (TPHB) tưng bừng, nô nức với hoạt động mít tinh, văn hóa, văn nghệ của cô và trò nhà trường. Điểm nhấn của chương trình là hội thi “Bé thông minh nhanh trí”, một hoạt động được chuẩn bị hết sức kỹ lưỡng nhằm hưởng ứng Tuần lễ “Toàn cầu hành động giáo dục cho mọi người” năm 2012. Với thông điệp: “Đáp ứng các quyền của trẻ từ những ngày” đầu đời! Hãy chăm sóc, giáo dục trẻ thơ ngay từ bây giờ”! Nhà trường đã đưa ra lời kêu gọi cả gia đình và cộng đồng xã hội chung tay góp sức vì sự phát triển của trẻ thơ.

Kỳ Sơn: Bồi dưỡng công tác Hội phụ nữ cho 65 cán bộ cơ sở

(HBĐT) - Trong 4 ngày (23-26/5), Hội LHPN huyện Kỳ Sơn phối hợp với Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện tổ chức tập huấn bồi dưỡng công tác Hội Phụ nữ năm 2012 cho 65 học viên là cán bộ Hội cơ sở.

246 học sinh lớp 5 đạt học sinh giỏi cấp tỉnh năm học 2011-2012

(HBĐT) - Trong 2 ngày 18, 19/5, tại thành phố Hoà Bình, Sở GD&ĐT đã tổ chức hội thi, giao lưu học sinh giỏi lớp 5 năm học 2011-2012. Mỗi huyện, thành phố chọn cử 1 đội gồm 24 học sinh, trong đó có 12 em tham dự môn tiếng Việt và 12 tham dự môn toán là những học sinh giỏi tiêu biểu xuất sắc của đơn vị tham gia hội thi, giao lưu học sinh giỏi cấp tỉnh.

Trường tiểu học Cuối Hạ A - nỗ lực nơi vùng sâu khó khăn

(HBĐT) - Cuối Hạ (Kim Bôi) là xã vùng sâu, thuộc diện ĐBKK, điều kiện để phát triển KT-XH còn có những khó khăn nhất định. Trong 345 học sinh (năm học 2011-2012) có 179 học sinh (HS) trong diện hộ nghèo, 11 em mồ côi cha, mẹ... Trong điều kiện chung đó, trường tiểu học Cuối Hạ A đã tập hợp được sức mạnh nội lực, thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.

Khó giải bài toán chi phí

Với học phí thấp hơn của Trường ĐH RMIT Việt Nam khoảng 20 lần và lương của giảng viên như hiện nay thì khó đòi hỏi các trường ĐH công lập phải thu hút nhiều giảng viên giỏi hay nâng cao chất lượng

Hụt hẫng nhưng... chưa hết cơ hội

Sau khi Bộ GDĐT có thông báo về việc ngừng tuyển sinh đề án du học nước ngoài bằng ngân sách nhà nước (đề án 322), đã khiến hàng chục ứng viên rơi vào thế bị động, hoang mang.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục