Chiều 11/7, Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.

 

Theo đó, miễn học phí cho học sinh ở 13 xã miền núi khó khăn gồm Ba Vì, Khánh Thượng, Minh Quang, Vân Hòa, Yên Bài, Ba Trại, Tản Lĩnh (huyện Ba Vì); Yên Trung, Yên Bình, Tiến Xuân (huyện Thạch Thất); Phú Mãn, Đông Xuân (huyện Quốc Oai); An Phú (huyện Mỹ Đức) và hai xã giữa sông gồm Minh Châu (huyện Ba Vì), Vân Hà (huyện Phúc Thọ).

Đồng thời, học sinh ở 15 xã này cũng được hỗ trợ chi phí học tập theo Điều 6 Nghị định 49/2010/NĐ-CP ngày 14/ 5/ 2010 của Chính phủ và Điều 2 Thông tư Liên tịch số 29/2010/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH ngày 15/11/2010 của Liên Bộ Giáo dục và Đào tạo - Tài chính - Lao động, Thương binh và Xã hội.

Cũng theo Nghị quyết này, mức thu học phí được quy định theo hai mức 20.000 đồng/tháng/học sinh đối với khu vực nông thôn và 40.000 đồng/tháng/học sinh đối với khu vực thành thị.

Nói về mức học phí mới, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Thị Bích Ngọc cho biết mức thu học phí mới của các cấp học của Hà Nội được xây dựng bằng với mức thấp nhất trong khung học phí được quy định tại Nghị định số 49/2010-NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. Nhìn tổng thể, mức học phí mới giảm so với trước đây, đặc biệt khối nhà trẻ được giảm rất nhiều.

Với mức thu học phí này, thành phố sẽ phải chi 27 tỷ đồng/năm để bù cho hoạt động của những trường trước đây thu học phí trên 40.000đ/tháng.

Tuy nhiên, cá biệt cũng có những nơi mức học phí tăng như những xã của Hòa Bình trước đây chỉ thu 7.000 đồng, nhưng theo quy định mới phải đóng 20.000 đồng. “Đây đã là mức thấp nhất theo quy định của Chính phủ, không thể giảm hơn nữa, và đồng nhất một mức thu tại 29 quận, huyện, thị xã của thành phố,” bà Ngọc nói.

Nghị quyết cũng quy định cụ thể mức chi học phí. Cụ thể, khối trung học cơ sở trở xuống được dùng 75% học phí chi cho lương, 25% còn lại chi cho các khoản khác; khối trung học phổ thông tỷ lệ này ở mức 70% và 30% để tăng chi phí cho các chuyên đề, ngoại khóa... nhằm giáo dục toàn diện cho học sinh.

Trao đổi bên lề kỳ họp về việc chống tình trạng lạm thu khi nhiều khoản thu học phí mới giảm so với mức hiện hành, bà Nguyễn Thị Thùy, Trưởng Ban văn hóa xã hội Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội cho biết qua giám sát cho thấy có một số trường thu những khoản thu khác ngoài quy định nhưng cũng có nhiều trường không thu khoản thu khác ngoài quy định.

Hiện nay trong định mức ngân sách mà thành phố cấp cho các trường, đối với bậc học mầm non là 4,1 triệu đồng/1 học sinh, tiểu học là 3,7 triệu đồng/học sinh, trung học cơ sở là hơn 4 triệu đồng/học sinh và trung học phổ thông là gần 5 triệu đồng /học sinh. Nếu các trường trong điều kiện dạy và học bình thường theo chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo và chú ý tiết kiệm thì sẽ đủ chi.

Tuy nhiên, Nghị quyết về cơ chế thu học phí của thành phố Hà Nội chỉ điều chỉnh được mức thu tại các trường công lập của thành phố.

Mức thu học phí đối với các cơ sở giáo dục và đào tạo ngoài công lập lại được thực hiện theo Nghị định số 69/2006 của Chính phủ quy định các trường ngoài công lập tự quyết định mức thu học phí trên cơ sở thỏa thuận với phụ huynh học sinh./.

                                                 Theo TTXVN

Các tin khác

Cán bộ đoàn các cấp tham gia đào móng khởi công xây dựng nhà bán trú dân nuôi trường PTCS Thanh Nông.
Không có hình ảnh
Lãnh đạo Sở LĐ-TB&XH phát biểu khai mạc lớp tập huấn.
Phụ huynh chờ mua hồ sơ dự tuyển cho con tại trường mầm non Sơn Ca.

70 học viên tham gia lớp bồi dưỡng lý luận chính trị khóa 1 năm 2012.

(HBĐT) - Ngày 9/7, Trường Chính trị tỉnh đã tổ chức khai giảng lớp bồi dưỡng lý luận chính trị khóa 1 năm 2012, cho 70 học viên là giáo viên giảng dạy bộ môn giáo dục công dân ở các trường phổ thông trên địa bàn tỉnh.

Các trường THPT trên địa bàn tỉnh tuyển 8.824 học sinh lớp 10

(HBĐT) - Theo Sở GD&ĐT, việc tuyển sinh vào các loại hình THPT năm học 2012-2013 vẫn thực hiện theo hai phương thức: thi tuyển và xét tuyển. Trong đó, thi tuyển áp dụng đối với các đơn vị có có số thí sinh đăng ký dự tuyển nhiều hơn kế hoạch được giao; xét tuyển áp dụng đối với các đơn vị còn lại.

Toàn tỉnh có 6.247 phòng học kiên cố

(HBĐT) - Thực hiện đề án kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên của tỉnh giai đoạn 2008-2012 với tổng số 2.704 phòng học và 1.405 phòng công vụ cho giáo viên, tổng kinh phí đầu tư 565,677 tỉ đồng, tỉnh ta đã hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng 1.894 phòng học (đạt 70,04%), 766 phòng công vụ (đạt 55,23%).

Trường mầm non tư thục Sao Mai - Một địa chỉ tin cậy

(HBĐT) - Đứng đầu đường Trần Hưng Đạo (TPHB), nhìn tấm biển trường mầm non tư thục Sao Mai màu đỏ tươi. Cơ ngơi trường cao rộng, khang trang 4 tầng trên diện tích 3.500 m2, ngỡ ngàng về một mô hình mới ra đời trên thành phố trẻ. ở đây, các cháu đến trường đúng là một ngày vui, được dạy dỗ, nuôi nấng, vui chơi khoa học. Trong môi trường ấy, trẻ phát triển lành mạnh khiến cha mẹ yên tâm.

Sĩ tử thở phào với tiếng Anh, nhăn trán với Hóa học

Kết thúc môn thi cuối kỳ thi đại học vào sáng nay (5/7), nhiều thí sinh thi khối A với môn Hóa đều ngao ngán lắc đầu bởi đề dài. Tuy nhiên, với những sĩ tử thi Tiếng Anh khối A1 lại thở phào nhẹ nhõm vì phần lớn đều hoàn thành khá tốt bài thi.

Bồi dưỡng nghiệp vụ giám sát Ban thanh tra nhân dân xã, thị trấn cho trên 70 học viên

(HBĐT) - Thực hiện chương trình công tác MTTQ năm 2012, trong 3 ngày từ 3-5/7, Ủy ban MTTQ tỉnh phối hợp với Ban Thường trực MTTQ huyện Kỳ Sơn khai giảng lớp bồi dưỡng nghiệp vụ giám sát Ban thanh tra nhân dân xã, thị trấn cho trên 70 học viên là Chủ tịch MTTQ, trưởng, phó Ban Thanh tra nhân dân các xã, thị trấn trong huyện.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục