Ảnh minh họa, nguồn Internet.
Đào tạo liên thông được mở ra nhằm tạo điều kiện cho người học được chuyển tiếp lên bậc học cao hơn. Tuy nhiên, việc Bộ GD-ĐT “nới tay” cho phép các trường đào tạo theo hình thức này đã làm phát sinh ra những cuộc “nâng cấp bằng” với quy mô lớn.
Những bất cập về đào tạo liên thông đã được phản ánh nhiều năm nay nhưng chẳng hiểu vì lí do gì, Bộ GD-ĐT vẫn cho phép các trường thực hiện rầm rộ, thậm chí là ngay cả các trường mới được thành lập cũng được tham gia. Năm 2008, sự “thả nổi” này tiếp tục được Bộ GD-ĐT “nới tay” khi ban hành quy chế đào tạo Liên thông với việc giao tự chủ cho hiệu trưởng các trường có thẩm quyền đào tạo liên thông từ TCCN lên CĐ và từ CĐ lên ĐH, tất nhiên kèm theo điều kiện: báo cáo về Bộ trước khi triển khai.
Năm 2010, một lần nữa Bộ GD-ĐT và Bộ Lao động - Thương binh xã hội mở rộng thêm cơ hội cho đối tượng dạy nghề khi ban hành thông tư liên tịch Hướng dẫn đào tạo liên thông từ trình độ trung cấp nghề, CĐ nghề lên trình độ CĐ và ĐH.
Ngay sau khi thông tư này được ban hành thì một cuộc “nâng cấp bằng” quy mô lớn đã được hình thành bất chấp những quy định. Không ít trường chưa được cấp phép vẫn ngang nhiên thông báo tuyển sinh hệ đào tạo liên thông từ CĐ nghề lên ĐH. Thậm chí có những đơn vị đã tổ chức đào tạo “chui” đến 7 khóa lúc đó Bộ GD-ĐT mới phát hiện và yêu cầu chấm dứt.
Kì 1: “Quên” đánh giá cho phép tràn lan
Thí điểm “biến” thành đại trà
Đào tạo liên thông được Bộ GD-ĐT lần đầu tiên triển khai thí điểm vào năm 2002, lúc này số trường được tham gia chỉ đếm trên đầu ngón tay. Tưởng rằng sau một thời gian thí điểm Bộ GD-ĐT sẽ rút kinh nghiệm đánh giá một cách cẩn thận trước khi mở rộng. Tuy nhiên cách làm lại hoàn toàn trái ngược lại, sau 10 năm kể từ ngày thí điểm chưa một lần tổ chức một cuộc hội thảo nào về chủ đề liên thông nhưng đến nay với các quy định ban hành thì trường nào cũng được phép trừ một số trường hợp liên thông từ TCCN lên ĐH hoặc từ hệ đào tạo nghề lên CĐ, ĐH phải do Bộ GD-ĐT trực tiếp cho phép.
Tưởng rằng với việc triển khai đại trà thì chí ít Bộ GD-ĐT cũng có những văn bản chặt chẽ để kiểm soát đầu vào cũng như khâu đào tạo cho đến đầu ra. Nhưng trên thực tế thì toàn quyền lại do Hiệu trưởng các trường phụ trách. Không có một quy chế về tổ chức thi liên thông mà chỉ là những hướng dẫn “sơ sài” nên các trường mặc sức thông báo tuyển sinh, tổ chức thi, chấm thi…và gọi thí sinh trúng tuyển một cách vô tội vạ.
Với quy trình các trường được tổ chức “khép kín” toàn phần nên cũng từ đây xuất hiện biết bao cuộc “mua bán” bằng cấp cũng như đầy dẫy những tiêu cực trong kì thi liên thông.
N.T.S tốt nghiệp hệ TCCN trường ĐH T. sau dự thi liên thông lên CĐ tiết lộ: “Nói là thi cho nó to tát chứ trên thực tế là thỏa thuận. Về lý thuyết thì các câu hỏi trong đề được “khoanh vùng” ở mức hẹp nhất chỉ cần về nghiên cứu học qua là làm được bài. Còn về chuyên môn thì gắn liền với thực tế đã làm nên đa phần chẳng mấy ai gặp khó khăn”
N.T.S cũng tiết lộ, thông thường trước khi tổ chức kì thi liên thông các trường đều tổ chức ôn tập. Chỉ vài lấn đến gặp thầy hướng dẫn ôn tập là có thể có trong tay đề cương “rút gọn” cuối cùng.
Bộ GD-ĐT tiếp tay cho “thả nổi”
Đỉnh điểm của sự thả nổi về liên thông đó chính là sự kiện trường ĐH Công nghiệp TPHCM đào tạo “chui” từ hệ CĐ nghề lên ĐH. Số lượng sinh viên “sập bẫy” lên đến con số hàng chục nghìn người. Ngay sau khi phát hiện sai phạm Bộ GD-ĐT lập tức yêu cầu trường dừng tuyển sinh đối với thí sinh tốt nghiệp hệ CĐ nghề nhưng về hướng xử lý cụ thể thì cho đến nay vẫn chưa được tiết lộ!
Sau vụ việc này lại tiếp tục xuất hiện thêm nhiều trường có hình thức vi phạm tương tự và Bộ GD-ĐT đành phải công bố danh sách các trường đã được giao nhiệm vụ đào tạo liên thông từ hệ nghề lên ĐH, CĐ. Từ con số 11 ban đầu và sau nhiều lần rà soát con số được ấn định 16. Qua đây mới thấy Bộ chỉ giao nhưng dường như lại “buông” lỏng quản lý.
Tuy nhiên vấn đề lại đáng nói hơn cả đó là việc cấp phép cho 16 trường này quá dễ dàng, không tuân thủ các điều kiện ràng buộc trong thông tư liên tịch giữa Bộ GD-ĐT và Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Chẳng hạn như, theo thông tư liên tịch thì các trường CĐ nghề, trung cấp nghề có trách nhiệm cung cấp đầy đủ thông tin cho các trường ĐH, CĐ về: mục tiêu đào tạo, chuẩn đầu ra của nghề đào tạo, chương trình đào tạo, các điều kiện bảo đảm chất lượng của trường, kết quả kiểm định chất lượng giáo dục được cơ quan quản lý có thẩm quyền xác nhận, để làm cơ sở cho việc công nhận giá trị kết quả học tập, miễn trừ các học phần đã học cho người học, tuyển sinh, xây dựng chương trình đào tạo liên thông và tổ chức đào tạo theo yêu cầu bảo đảm chất lượng đào tạo.
Tuy nhiên trên thực tế các điều kiện này của các trường CĐ nghề, trung cấp nghề đến nay vẫn còn bỏ ngõ thậm chí có thể nói là chưa có cơ sở để đánh giá.
Trong khi đó tại điều 4 về điều kiện đào tạo liên thông nêu rõ: “Đã xây dựng hoàn chỉnh chương trình đào tạo liên thông từ trình độ trung cấp nghề, cao đẳng nghề lên trình độ cao đẳng, đại học theo quy định hiện hành về đào tạo liên thông của Bộ GD-ĐT”
Điều 6 về hồ sơ mở ngành có yêu cầu bảng đối chiếu chương trình đào tạo của các nghề ở trình độ trung cấp nghề, cao đẳng nghề với chương trình đào tạo của các ngành tương ứng ở trình độ cao đẳng, đại học để làm căn cứ xây dựng chương trình đào tạo liên thông.
Và tại điều 12 về điều khoản thi hành nhấn mạnh: “Các trường trung cấp nghề, cao đẳng nghề có trách nhiệm phối hợp với các trường CĐ và trường ĐH xây dựng chương trình đào tạo liên thông từ trình độ trung cấp nghề, cao đẳng nghề lên trình độ cao đẳng, đại học”
So sánh hai điểm này có thể thấy theo đúng thông tư liên tịch thì để được đào tạo liên thông từ hệ nghề lên ĐH, CĐ thì không phải một sớm một chiều mà ít nhất cần vài năm để thực hiện.
Hãy nhìn vào danh sách các quyết định dành cho 16 trường đã được Bộ GD-ĐT cho phép để thấy sự “dễ dãi” trong khâu coi thường chất lượng. Thông tư liên tịch có hiệu lực vào ngày 12/12/2010 thì chưa đầy 6 tháng sau Bộ GD-ĐT đã giao nhiệm vụ cho hàng loạt trường thực hiện. Trong số này lại còn xuất hiện những trường ĐH mới được thành lập. Ngay cả hệ đào tạo chính quy còn chưa hoàn thành tốt thậm chí là từng bị dừng tuyển sinh cách đó chưa lâu ấy vậy mà Bộ GD-ĐT lại tin tưởng cho phép.
Trong quá trình đi thực hiện loạt bài viết này chúng tôi có làm việc với một số trường chưa được cấp phép nhưng vẫn tổ chức tuyển sinh đào tạo. Khi được hỏi thì đều có chung tâm sự: “Theo thông tư liên tịch thì trước sau khi cũng được Bộ GD-ĐT cho phép. Hiện đã trình hồ sơ chỉ cần chờ đồng ý nữa là xong”. Qua đây cho thấy vì sự “dễ dãi” của Bộ GD-ĐT mà các trường chẳng ngần ngại “làm liều”!
Chưa làm việc với các trường CĐ nghề, Trung cấp nghề trong cả nước nhưng các đơn vị được cấp phép cũng như chưa phép thông báo tuyển sinh rầm rộ, không giới hạn đối tượng …Cánh cửa mở rộng nên hàng loạt thí sinh học hệ nghề đỗ xô đến đăng ký tham gia. Cuộc chạy đua “rửa bằng” bắt đầu…
Theo Dantri
(HBĐT) - Là điểm sáng trong GD&ĐT với nhiều tấm gương học sinh vùng cao vượt khó, học giỏi, năm học 2011 - 2012, thầy và trò Trường Tiểu học xã Tòng Đậu (Mai Châu) đã hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu giáo dục đề ra, tích cực thực hiện phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực cùng xã hội hóa giáo dục.
(HBĐT) - Ngày 5/10, Công đoàn Giáo dục TP. Hòa Bình đã tổ chức Đại hội khóa XXI, nhiệm kỳ 2012-2017. Dự đại hội có 200 đoàn viên đại diện cho 1.263 đoàn viên công đoàn thuộc 55 công đoàn cơ sở.
(HBĐT) - Thực hiện Công điện số 11 ngày 4/9/2012 của Chủ tịch UBND tỉnh, công văn số 1598 VP ngày 4/9/2012 của Sở GD–ĐT về việc chấn chỉnh các khoản thu đầu năm học, vừa qua, Sở GD-ĐT đã tiến hành kiểm tra việc tổ chức thực hiện thu chi đầu năm học tại huyện Lương Sơn và Kỳ Sơn.
(HBĐT) - Nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghịêp vụ của đội ngũ cán bộ thư viện các trường trên địa bàn huyện, trong hai ngày 2 – 3/10, Phòng GD – ĐT huyện Kim Bôi đã tổ chức hội thi cán bộ thư viên giỏi năm học 2012 – 2013.
(HBĐT) - Ngày 3/10, Sở GD – ĐT tỉnh đã tổ chức hội nghị giao ban trực tuyến nhằm đánh giá kết quả công tác tháng 9, triển khai nhiệm vụ công tác tháng 10 và báo cáo tình hình Thông tư số 09/2009/TT – BGD – ĐT ngày 7/5/2009 của Bộ GD – ĐT về công tác thu, chi đầu năm học. Dự hội nghị có lãnh đạo phòng GD – ĐT, đại diện các trường và đại diện hội Phụ huynh học sinh tại 13 điểm cầu của các huyện, thành phố và Trường PTTH Yên Hòa, PTTH Mường Chiềng (Đà Bắc).
(HBĐT) - Cử tri kiến nghị: Đề nghị Bộ GD&ĐT và các bộ, ngành liên quan sớm hoàn thiện và trình Chính phủ phê duyệt đề án kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2011-2015. Đề nghị Nhà nước tiếp tục cho thực hiện chương trình kiên cố hóa trường, lớp học giai đoạn 3 để phục vụ công tác dạy và học đạt kết quả.