Trường tiểu học thị trấn Mai Châu là 1 trong 2 trường của tỉnh đã đạt chuẩn quốc gia mức độ 2.
(HBĐT)- Những năm gần đây, giáo dục vùng cao Mai Châu đã có nhiều chuyển biến đáng mừng, nhất là về chất lượng giáo dục và sự lớn mạnh về số lượng, chất lượng của đội ngũ cán bộ, giáo viên (trên 1.500 cán bộ, giáo viên của 67 trường trên địa bàn). Vượt qua những khó khăn của một huyện vùng cao, ngành GD&ĐT đã làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng; đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước; thu hút đội ngũ toàn ngành phấn đấu theo các tiêu chí của các phong trào thi đua, cuộc vận động do ngành phát động gắn với việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.
vươn của mỗi người, cùng chung sức chăm lo cho sự nghiệp trồng người vùng cao. Nhiều nhân tố điển hình không chỉ có ở những trường trung tâm, trường chuẩn quốc gia như tiểu học Chiềng Châu, Tòng Đậu, thị trấn Mai Châu, THCS Nguyễn Tất Thành... mà xuất hiện ở hầu hết các trường trên địa bàn. Nơi vùng cao Pù Bin, Noong Luông đã có học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh cũng bắt nguồn từ nỗ lực của đội ngũ cán bộ, giáo viên. Các thầy, cô ở trường tiểu học Pà Cò không chỉ là người dạy chữ còn là người làm công tác dân vận gắn bó với trường, với cuộc sống đồng bào Mông để cùng vận động không có học sinh bỏ học. Thầy Nguyễn Ngọc Lâm đã có 17 năm, cô Phạm Thị Hảo, Đinh Thị Doanh có 9-10 năm dạy học ở Pà Cò; các thầy, cô đều phấn đấu trở thành người làm công tác quản lý giỏi, giáo viên dạy giỏi cấp huyện. Trong quá trình phấn đấu trở thành trường chuẩn quốc gia, mỗi cán bộ, giáo viên trường THCS thị trấn Mai Châu đều có những nỗ lực vượt bậc trong công tác chuyên môn; có nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng. Các cô Ngần Thị Minh Hiếu, Lại Thị Minh Huệ luôn tiên phong trong phong trào thi đua, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Hầu hết các trường trong huyện đều tăng cường thăm lớp, dự giờ; viết sáng kiến kinh nghiệm; tham gia tích cực các cuộc sinh hoạt chuyên đề theo cụm, vùng; có nhiều đề xuất, tham mưu với chính quyền, ngành, gắn với điều kiện của địa phương. Trong năm học 2011-2012, ngành có 233 giáo viên dạy giỏi cấp huyện; 2 năm học gần đây có 37 cán bộ quản lý, giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh và toàn quốc. Trong đó, nhiều cán bộ, giáo viên là người dân tộc thiểu số như cô Lò Thị Siêu (dân tộc Thái,
Bùi Huy
(HBĐT) -Sáng 15/11, Trường THCS Yên Lạc (Yên Thuỷ) đã tổ chức lễ kỉ niệm 30 năm ngày Nhà giáo Việt Nam; đón bằng công nhận Trường đạt chuẩn Quốc gia và giấy chứng nhận trường đạt tiêu chuẩn giáo dục chất lượng cấp độ 3.
(HBĐT) - Trong 2 ngày (14 – 15/11), phòng GD & ĐT huyện Tân Lạc đã tổ chức Liên hoan tiếng hát người giáo viên nhân dân năm 2012. Tham dự có gần 500 cán bộ, giáo viên đến từ 72 đơn vị trường học toàn địa bàn.
(HBĐT) - Giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên (SKSSVTN) trong các trường học là một trong những nội dung cần thiết được các trường THCS, THPT trên địa bàn tỉnh triển khai từ năm 2001 và được duy trì đến nay.
(HBĐT) - Đội ngũ nhà giáo là một trong những nhân tố quyết định đối với sự nghiệp giáo dục đào tạo nói chung, các nhà trường nói riêng. Xây dựng đội ngũ giáo viên đảm bảo đáp ứng nhu cầu xã hội luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu. 30 năm ngày truyền thống Nhà giáo Việt Nam 20/11, tỉnh ta vinh dự có 8 nhà giáo được tôn vinh nhà giáo ưu tú. Họ chính là những thầy, cô giáo luôn tận tâm với nghề, đóng góp tích cực cho sự nghiệp trồng người của địa phương.
(HBĐT) - Sáng ngày 16/11, TTGDTX huyện Cao Phong đã tổ chức kỷ niệm 30 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam và 10 năm ngày thành lậpTtrung tâm. Lãnh đạo huyện Cao Phong, Sở GD&ĐT, các sở, ban, ngành đoàn thể hữu quan của tỉnh và đông đảo giáo viên, học viên đã về dự.
(HBĐT) - Sáng 15/11, ngành GD&ĐT huyện Kim Bôi đã tổ chức kỷ niệm 30 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1930- 20/11/2012). Tới dự có lãnh đạo Huyện ủy, UBND huyện Kim Bôi; các thầy, cô giáo đại diện cho các trường THPT, THCS, TH, MN trên địa bàn huyện.