Những năm qua, Hội CCB, Thành đoàn Hòa Bình đã duy trì thường xuyên các hoạt động giao lưu, thắp lửa truyền thống cho thế hệ trẻ.

Những năm qua, Hội CCB, Thành đoàn Hòa Bình đã duy trì thường xuyên các hoạt động giao lưu, thắp lửa truyền thống cho thế hệ trẻ.

(HBĐT) - Sinh thời, Bác Hồ đã từng nói “Dân ta phải biết sử ta/ Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”. Câu nói ngắn gọn, xúc tích ấy giúp chúng ta hiểu rõ hơn giáo dục lịch sử, truyền thống lịch sử là để giúp nhân dân, nhất là thanh - thiếu niên khơi dậy lòng tự hào dân tộc, tha thiết với nền độc lập của Tổ quốc, với sự tồn vong của dân tộc trong mỗi con người, từ đó kế thừa và phát huy truyền thống cách mạng của cha anh trong sự nghiệp và bảo vệ Tổ quốc. Vì vậy, việc giáo dục lịch sử, truyền thống cách mạng luôn có ý nghĩa hết sức quan trọng cần được duy trì một cách thường xuyên, hiệu quả. Đó là những lời chia sẻ tâm huyết của tiến sỹ Bùi ỉnh, Chủ tịch Hội Sử học tỉnh.

 

Theo tiến sỹ Bùi ỉnh, công tác giáo dục lịch sử truyền thống của Đảng, của dân tộc ở tỉnh ta trong thời gian qua đã huy động được sức mạnh của toàn bộ hệ thống chính trị; được các cấp ủy Đảng, chính quyền, ngành, các đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội, LLVT và toàn dân hưởng ứng. Nhiều hình thức tuyên truyền, giáo dục phong phú, sinh động như: tổ chức lễ kỷ  niệm, ôn lại truyền thống, hành hương về nguồn, sân khấu hóa, sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng... đã được sử dụng rộng rãi và phát huy hiệu quả. Nhiều bài viết, băng hình giới thiệu về truyền thống lịch sử của đất nước, của tỉnh, gương các anh hùng liệt sỹ, người tốt, việc tốt, giới thiệu Bác Hồ với Hòa Bình và nhân dân Hòa Bình với Bác Hồ nhân ngày sinh của Bác... đã được tuyên truyền rộng rãi. Công tác sưu tầm, nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng bộ, lịch sử cách mạng, lịch sử truyền thống các huyện, thành phố và các ngành đã được các cấp ủy Đảng, chính quyền,  ban, ngành, đoàn thể quan tâm chỉ đạo và đã đạt được những thành tựu đáng kể. Năm 2007, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đã phối hợp Sở GD&ĐT xuất bản cuốn giáo trình lịch sử tỉnh Hòa Bình giai đoạn (1886-2000) và cuốn sách hướng dẫn giảng dạy lịch sử địa phương ở các trường phổ thông trong tỉnh.

Trò chuyện cùng cô giáo Đoàn Thị Thảo, nhóm trưởng nhóm lịch sử trường DTNT tỉnh được biết: Trường DTNT tỉnh đã đưa lịch sử địa phương vào giảng dạy trong nhà trường từ nhiều năm nay. Cụ thể, với chương trình giảng dạy bộ môn lịch sử lớp 11 có 1 tiết học được dành riêng để giới thiệu khái quát sơ lược về các địa danh, điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, lịch sử, văn hoá, xã hội của tỉnh trước cách mạng tháng 8. Lớp 12, giới thiệu về lịch sử, văn hoá, tiềm năng, lợi thế phát triển của tỉnh  từ năm 1945 đến nay. Ngoài ra, trong các giờ hoạt động ngoại khóa liên môn văn, sử, địa, trường tổ chức cho học sinh tham gia các buổi dạ hội hoặc thăm các di tích lịch sử, văn hoá để các em có điều kiện vừa chơi, vừa học. Vào dịp nghỉ tết, cô giáo giao bài tập cho học sinh tự tìm hiểu viết về lịch sử, văn hoá, các tục lệ ở địa phương mình sinh sống để học sinh cùng trao đổi, thảo luận. Theo nhận định của cô giáo Đoàn Thị Thảo: việc đưa lịch sử địa phương vào trong giảng dạy giúp cho học sinh nhận thức sâu sắc các sự kiện, hiện tượng, nhân vật điển hình của lịch sử dân tộc, mối liên hệ mật thiết giữa lịch sử địa phương với lịch sử dân tộc, qua đó học sinh có ý thức bảo vệ các di tích lịch sử văn hóa và môi trường sống. Qua quá trình giảng dạy cho thấy phần lớn học sinh đều  hứng thú với những tiết học này bởi các em đã biết thêm những nhân vật, sự kiện lịch sử tiêu biểu ở ngay tại địa phương, xóm làng của mình tưởng như rất bình thường nhưng đã trở thành niềm tự hào của tỉnh, của dân tộc.  

Mang trọng trách tiếp lửa truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ, nhiều năm qua, các cấp Hội CCB trong tỉnh đã duy trì tốt đều đặn các cuộc gặp gỡ, giao lưu giữa thế hệ trẻ với các nhân chứng lịch sử (những người đã trải qua cuộc chiến tranh giành độc lập, tự do cho dân tộc). ông Nguyễn Việt Phúc, Phó Chủ tịch Hội CCB phường Đồng Tiến (TPHB) cho biết: Từ năm 2001 đến nay, Hội CCB phường đã duy trì thường xuyên các buổi nói chuyện truyền thống tại 4 trường học trên địa bàn gồm: trường THCS Lê Quý Đôn, tiểu học Lê Văn Tám, tiểu học Đồng Tiến và THCS Đồng Tiến. Những người trực tiếp tham gia buổi nói chuyện với cương vị là nhân chứng lịch sử như các ông Nguyễn Việt Phúc, Lê Quốc Quang, Lê Đức Thuận luôn cảm thấy vui và tự hào khi được thấy hàng trăm con mắt, trái tim của cô, trò hướng về một phía để nghe kể chuyện chiến trường.   

Giáo dục lịch sử, truyền thống đã góp phần tích cực vào việc bồi dưỡng về chính trị, tư tưởng, xây dựng ý chí quyết tâm và phát huy truyền thống cách mạng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân trong tỉnh, đặc biệt là với thế hệ trẻ. Đó cũng là một trong những việc làm cụ thể góp phần đấu tranh chống lại các thế lực thù địch mưu toan xuyên tạc lịch sử chống lại Đảng ta và chế độ XHCN ở nước ta. Từ đó bồi dưỡng tình cảm yêu nước, khơi dậy lòng tự hào dân tộc trong mỗi người đã và đang sống, lao động, học tập trên mảnh đất Hoà Bình.  

                                                                          

                                                                     Thuý Hằng

 

 

Các tin khác


Tập trung ôn tập cho kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông

Chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2024, các trường THPT trên địa bàn tỉnh đã, đang tập trung cho học sinh ôn tập đảm bảo có kết quả tốt nhất. Đồng thời, cơ quan chức năng chỉ đạo triển khai kế hoạch đảm bảo kỳ thi an toàn, chất lượng.

Tổng kết chuyên đề “An toàn giao thông trong các cơ sở giáo dục mầm non” giai đoạn 2020 - 2024

Ngày 20/5, tại huyện Tân Lạc, Sở GD&ĐT tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện chuyên đề "An toàn giao thông (ATGT) trong các cơ sở giáo dục mầm non (GDMN)” giai đoạn 2020 - 2024. 

Hội thi Phụ trách sao giỏi - Sao Nhi đồng chăm ngoan

Ngày 18/5, Hội đồng Đội tỉnh tổ chức Hội thi "Phụ trách sao giỏi – Sao nhi đồng chăm ngoan” năm 2024 với sự tham gia của 70 đội viên, thiếu niên, nhi đồng của 10 đội thi đến từ các huyện, thành phố.

Trường mầm non Lạc Sỹ: Xây dựng môi trường giáo dục gắn với bản sắc văn hóa dân tộc địa phương cho trẻ

Lạc Sỹ là xã đặc biệt khó khăn của huyện Yên Thủy, cách trung tâm huyện 20 km. Trường mầm non xã có 2 điểm trường lẻ cách điểm trường trung tâm 4km. 100% phụ huynh và học sinh là người dân tộc Mường, điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn. Năm học 2023 - 2024, nhà trường có 10 nhóm/lớp và 198 trẻ, 40 cán bộ giáo viên, nhân viên.

Tổng kết cuộc thi xây dựng trường học xanh - an toàn - hiệu quả      

Ngày 17/5, Sở GD&ĐT tổ chức tổng kết Cuộc thi Xây dựng trường mầm non "Xanh - an toàn - hiệu quả” và Cuộc thi Xây dựng không gian trường học, lớp học "An toàn - sáng tạo - hiệu quả” cấp tiểu học, năm học 2023 - 2024.   

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục