(HBĐT) - Tết Nguyên đán Kỷ Hợi đã cận kề, thị trường hàng hóa dồi dào đón thời điểm kinh doanh, buôn bán sôi động nhất của năm. Trong lúc này, người tiêu dùng thực phẩm đang cân nhắc, quan tâm sao cho việc mua sắm được đầy đủ, tươm tất lúc giá cả không nhiều biến động. Mặc khác, hàng hóa phải đảm bảo chất lượng ATTP, bởi liên quan trực tiếp đến sức khỏe con người.


Cũng như nhiều gia đình rục rịch mua sắm hàng hóa Tết, bà Nguyễn Thị Hoàn ở tổ 5, phường Chăm Mát (TP Hòa Bình) đã mua dần một số mặt hàng thiết yếu như gạo nếp để đồ xôi và gói bánh chưng, mấy cân gạo tẻ ngon, măng khô, bánh đa nem, miến dong, mộc nhĩ, nấm hương... Theo bà Hoàn, giờ cái gì cũng có sẵn ở chợ nhưng do có thời gian chuẩn bị, tránh tình trạng cập rập thì nên mua trước một số đồ. Ngoại trừ thực phẩm tươi, bảo quản ngắn ngày như thịt bò, lợn, cá, gà, rau thì cần đến áp Tết mới mua.

Chị Bùi Thị Thu ở khu 3, thị trấn Kỳ Sơn (Kỳ Sơn) chia sẻ: Từ rằm tháng chạp trở đi là phải lo mua sắm Tết cho gia đình rồi. Phương châm của tôi là chi tiêu tiết kiệm, hợp lý, mua sắm cần và đủ. Những thứ không thể không có là bánh, mứt, kẹo, rượu, bia. Cận Tết thì mua một số thực phẩm tươi như thịt, tôm, giò, chả... Kinh nghiệm mọi năm vào dịp Tết, tôi mua sớm các loại bánh, mứt, nước ngọt, bia thời hạn sử dụng được lâu. Muốn đồ ăn thực phẩm tươi ngon thì tầm 28 - 29 Tết tôi mới sắm. Đặc biệt là tôi chỉ tin tưởng mua ở đại lý, cửa hàng lớn, uy tín. Thực phẩm tươi sống lại càng phải lưu ý mua ở chỗ quen, biết được nguồn gốc sản phẩm rõ ràng.


Lực lượng liên ngành thành phố Hòa Bình kiểm tra, nhắc nhở hộ kinh doanh tại chợ Nghĩa Phương thực hiện các quy định về đảm bảo an toàn thực phẩm.

Thực tế hiện nay, còn nhiều người tiêu dùng, người trực tiếp chọn mua, chế biến thực phẩm cho gia đình chưa yên tâm về hàng hóa, thực phẩm Tết. Điều này đặt ra những trăn trở đối với các cơ quan chức năng và cả cộng đồng, bởi gần đây còn nhiều vụ việc liên quan đến mất VSATTP được phát hiện và xử lý. Nổi cộm là các vi phạm về sử dụng hàn the, foocmon trong sản xuất, chế biến giò, chả; vi phạm về việc không đảm bảo chất lượng ATTP đối với một số mặt hàng bánh, kẹo, rượu, bia... Năm 2018, Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản đã lấy 351 mẫu nông sản, thực phẩm để kiểm nghiệm, bao gồm các mẫu thịt, thịt gà, rau, chè, miến dong, quả sấy, thịt chua, tôm nguyên liệu, mầm đậu nành, đậu tương, củ dầm dấm, nước mắm, cháo sen, ớt bột, tương ớt... Kết quả, xác định 24 mẫu vi phạm về ATTP, chiếm tỷ lệ 6,8%. Cụ thể, vi phạm với 2 mẫu rau, 7 mẫu thủy sản, 3 mẫu quả, 9 mẫu giò chả, 3 mẫu bột ớt. Đáng chú ý, qua kiểm định 9 mẫu giò, chả có chất cấm hàn the và chất bảo quản nhóm Benzoat.

Trong tháng cao điểm kiểm tra, kiểm soát thị trường dịp Tết 2019, lực lượng QLTT đã phát hiện, xử lý hàng chục vụ vi phạm về ATTP với các hành vi sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhưng không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP; sản xuất thực phẩm thuộc diện tự công bố sản phẩm mà không có bản tự công bố sản phẩm theo quy định pháp luật; sử dụng người tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm mà không đội mũ, đeo khẩu trang, không đáp ứng kiến thức ATTP theo quy định; sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Huy động sự chung tay, vào cuộc của cả hệ thống chính trị và cộng đồng trong việc đảm bảo chất lượng ATTP phục vụ nhân dân đón Tết, vui xuân an toàn, đồng thời ổn định sản xuất, kinh doanh, phát triển và cạnh tranh lành mạnh của các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh đang triển khai công tác bảo đảm ATTP trong sản xuất, chế biến, kinh doanh, nhập khẩu và sử dụng thực phẩm. Tăng cường kiểm soát, xử lý việc sản xuất, kinh doanh thực phẩm giả, kém chất lượng, phòng chống ngộ độc thực phẩm. Theo đó, từ ngày 1/1 - 25/3/2019, trên phạm vi toàn tỉnh sẽ tăng cường các hoạt động truyền thông, kiểm tra liên ngành. Đẩy mạnh tuyên truyền đến người tiêu dùng thực phẩm thời điểm trước, trong và sau Tết về cách chọn mua thực phẩm an toàn; hướng dẫn đọc nhãn mác sản phẩm trước khi mua; chế biến thực phẩm an toàn; không mua thực phẩm tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh mất vệ sinh; không mua thực phẩm không rõ nguồn gốc, có dấu hiệu ôi thiu, mốc, hỏng; không nên chế biến quá nhiều thực phẩm, thức ăn trong ngày Tết để tránh sử dụng sản phẩm không tươi, mất dinh dưỡng hoặc mốc, hỏng. Đặc biệt, phòng ngừa ngộ độc rượu, ngộ độc nấm trong dịp Tết. Với lực lượng liên ngành sẽ kiểm tra trọng tâm các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh mặt hàng thực phẩm được sử dụng nhiều trong dịp Tết như thịt, các sản phẩm từ thịt, bia, rượu, đồ uống có cồn, nước giải khát, bánh, mứt, kẹo, rau, củ, quả, phụ gia thực phẩm... và các cơ sở dịch vụ ăn uống.


Bùi Minh


Các tin khác


Yêu cầu đình chỉ ngay bếp ăn khiến 350 công nhân nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm

Liên quan đến vụ việc 350 công nhân Công ty TNHH Shinwon Ebenezer Việt Nam (Vĩnh Phúc) nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm, tối 14/5, Bộ Y tế đã có văn bản yêu cầu đình chỉ ngay hoạt động bếp ăn tập thể của công ty này.

Bộ Y tế hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 tại Việt Nam

Theo Bộ Y tế, hiện nay tình hình dịch bệnh COVID-19 trên thế giới diễn biến khó lường, khó dự báo với các biến chủng phụ mới tiếp tục được ghi nhận. Bộ Y tế vừa có hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 để tăng cường miễn dịch phòng bệnh COVID-19, đặc biệt là các nhóm nguy cơ cao...

Nỗi lo ngộ độc thực phẩm tập thể - Bài cuối: Siết chặt quản lý để đảm bảo an toàn cho người dân

Theo báo cáo thị trường kinh doanh ẩm thực tại Việt Nam, hết năm 2023, số lượng nhà hàng, quán cà phê ở nước ta đạt mốc trên 300.000 chưa kể các quán ăn nhỏ lẻ, xe kéo. Việc quản lý an toàn thực phẩm ở các cửa hàng, thực phẩm đường phố, hàng rong rất khó khăn. Đặc biệt, nhiều cơ sở kinh doanh sản phẩm không có nguồn gốc rõ ràng, không ngày sản xuất, hạn sử dụng. Vì vậy, việc siết chặt quản lý khâu đảm bảo an toàn thực phẩm, đặc biệt là nguồn gốc hàng hóa cần phải được thực hiện nghiêm túc hơn bao giờ hết.

Nỗi lo ngộ độc thực phẩm tập thể - Bài 1: Nguy cơ thường trực

Thời gian gần đây, nhiều vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra liên tiếp tại các địa phương trên cả nước, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân, thậm chí có người đã tử vong.

Lấy dị vật nằm trong phổi bệnh nhân suốt 25 năm

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình vừa tiến hành lấy dị vật trong phổi của bệnh nhân suốt 25 năm bằng kỹ thuật nội soi phế quản ống mềm có gây mê. Hiện tại, sức khoẻ của bệnh nhân tạm ổn định và đang được tiếp tục điều trị, chăm sóc. 

Những lá thư khen ngợi - lời tri ân của người bệnh đối với Bệnh viện Đa khoa tỉnh

Thời gian qua, Bệnh viện Đa khoa tỉnh nhận được nhiều thư khen của người bệnh và người nhà bệnh nhân đối với đội ngũ y, bác sỹ, điều dưỡng. Những lá thư cảm ơn mộc mạc, lời tri ân chân tình là động lực giúp đội ngũ y, bác sỹ vượt qua mọi khó khăn, nỗ lực, quyết tâm hơn trong chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục