(HBĐT) - Theo đánh giá của Bộ Y tế, hiện nay, Việt Nam đang phải đối mặt với sự gia tăng ngày càng trầm trọng của các bệnh không lây nhiễm (BKLN). Ước tính, cứ 10 người chết thì có 7 người chết do các BKLN, chủ yếu là tim mạch, ung thư, đái tháo đường và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính… Vậy, tầm soát bệnh như thế nào để tránh được gánh nặng kinh tế cho gia đình và xã hội?


 

Cán bộ Trạm y tế xã Đồng Bảng (Mai Châu) kiểm tra huyết áp định kỳ cho ông Lưu Xuân Lịch, xóm Tiểu Khu, xã Đồng Bảng.

Mấy năm nay, ông Lưu Xuân Lịch, xóm Tiểu Khu, xã Đồng Bảng (Mai Châu) đều định kỳ hàng tháng đến Trạm y tế xã kiểm tra và lấy thuốc điều trị bệnh tăng huyết áp về điều trị ngoại trú. Chia sẻ với chúng tôi, ông cho biết: Trước đây, khi Trạm y tế xã chưa triển khai việc khám và cấp thuốc định kỳ, mỗi tháng, tôi phải đi 10 km lên Bệnh viện Đa khoa huyện khám và lấy thuốc. Mỗi lần như vậy thường mất cả buổi và đi lại tốn kém, vì thế, việc lấy thuốc không được đều đặn. Tuy nhiên, từ khi Trạm y tế xã thực hiện việc khám, cấp thuốc điều trị tăng huyết áp, tôi thấy rất thuận lợi cho người bệnh. Khi mệt mỏi, tôi có thể ra ngay Trạm thăm khám. Nhờ được khám, cấp thuốc định kỳ đều đặn, sức khỏe của tôi giờ khá hơn nhiều, có điều kiện để chăm lo cho gia đình.

Chị Lò Thị Thanh, Trưởng trạm Y tế xã Đồng Bảng cho biết: Từ năm 2017, Trạm thực hiện chức năng quản lý, điều trị và cấp thuốc cho bệnh nhân tăng huyết áp và tâm thần. Hiện, Trạm đang quản lý 90 người mắc huyết áp và 5 người mắc bệnh tâm thần. Ngoài ra, bệnh đái tháo đường, HIV/AIDS chỉ quản lý không điều trị. Từ ngày Trạm triển khai điều trị cấp phát thuốc thì người bệnh rất ủng hộ bởi họ không phải mất công đi xa. Cũng từ đó bệnh của người bệnh ổn định hơn.

Theo đánh giá của ngành Y tế, tỷ lệ người mắc BKLN chủ yếu là tăng huyết áp, đái tháo đường chiếm khoảng 10% dân số. Tuy nhiên, việc quản lý, chuẩn đoán mới chiếm khoảng 30% bệnh nhân và tuyến cơ sở cũng quản lý phần nhỏ. Tuyến y tế cơ sở, nhất là ở hầu hết các trạm y tế xã, phường chưa cung cấp đầy đủ, toàn diện các dịch vụ như: phát hiện sớm, chuẩn đoán, điều trị, quản lý duy trì, tư vấn, truyền thông cho các BKLN, chỉ quản lý số lượng người bệnh, không kê đơn điều trị hoặc chỉ điều trị duy trì, không kê đơn lần đầu. Chất lượng dịch vụ còn hạn chế do thiếu nhân lực, thiếu thuốc thiết yếu, nhất là thuốc điều trị đái tháo đường có nơi không có, thuốc điều trị huyết áp chỉ có từ 1 - 2 loại thuốc...

Ông Vũ Thành, Trưởng Khoa Phòng chống BKLN, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (Sở Y tế) cho biết: Quản lý, điều trị, phát hiện BKLN tuyến cơ sở là quan trọng nhất. Nơi đây không chỉ giúp người mắc các BKLN được chăm sóc sức khỏe tốt hơn, giảm được chi phí trong quá trình điều trị bệnh, mà còn giúp hệ thống này nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, đồng thời tạo thêm niềm tin và uy tín đối với người dân trên địa bàn.

Thực hiện các quyết định của Thủ tướng Chính Phủ, Bộ Y tế về công tác phòng, chống các BKLN, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh đã xây dựng kế hoạch phòng, chống các BKLN trên địa bàn tỉnh đến năm 2025. Theo đó, tập trung nâng cao trách nhiệm của các cấp chính quyền, nhận thức của người dân về phòng, chống các BKLN. Tăng cường công tác chỉ đạo và phối hợp liên ngành nhằm góp phần giảm thiểu các hành vi nguy cơ chính gây mắc các BKLN. Hạn chế sự gia tăng tỷ lệ người tiền bệnh, mắc bệnh và tử vong sớm do bệnh. Nâng cao năng lực và hiệu quả trong dự phòng, giám sát, phát hiện, chẩn đoán, quản lý, điều trị bệnh. Tăng cường dinh dưỡng hợp lý như: can thiệp giảm tiêu thụ muối trong khẩu phần, phòng- chống tác hại thuốc lá, kiểm soát ô nhiễm môi trường và an toàn thực phẩm… Tiến tới sẽ tầm soát được bệnh tại các tuyến cơ sở.

 

Việt Lâm

Các tin khác


Yêu cầu đình chỉ ngay bếp ăn khiến 350 công nhân nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm

Liên quan đến vụ việc 350 công nhân Công ty TNHH Shinwon Ebenezer Việt Nam (Vĩnh Phúc) nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm, tối 14/5, Bộ Y tế đã có văn bản yêu cầu đình chỉ ngay hoạt động bếp ăn tập thể của công ty này.

Bộ Y tế hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 tại Việt Nam

Theo Bộ Y tế, hiện nay tình hình dịch bệnh COVID-19 trên thế giới diễn biến khó lường, khó dự báo với các biến chủng phụ mới tiếp tục được ghi nhận. Bộ Y tế vừa có hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 để tăng cường miễn dịch phòng bệnh COVID-19, đặc biệt là các nhóm nguy cơ cao...

Nỗi lo ngộ độc thực phẩm tập thể - Bài cuối: Siết chặt quản lý để đảm bảo an toàn cho người dân

Theo báo cáo thị trường kinh doanh ẩm thực tại Việt Nam, hết năm 2023, số lượng nhà hàng, quán cà phê ở nước ta đạt mốc trên 300.000 chưa kể các quán ăn nhỏ lẻ, xe kéo. Việc quản lý an toàn thực phẩm ở các cửa hàng, thực phẩm đường phố, hàng rong rất khó khăn. Đặc biệt, nhiều cơ sở kinh doanh sản phẩm không có nguồn gốc rõ ràng, không ngày sản xuất, hạn sử dụng. Vì vậy, việc siết chặt quản lý khâu đảm bảo an toàn thực phẩm, đặc biệt là nguồn gốc hàng hóa cần phải được thực hiện nghiêm túc hơn bao giờ hết.

Nỗi lo ngộ độc thực phẩm tập thể - Bài 1: Nguy cơ thường trực

Thời gian gần đây, nhiều vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra liên tiếp tại các địa phương trên cả nước, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân, thậm chí có người đã tử vong.

Lấy dị vật nằm trong phổi bệnh nhân suốt 25 năm

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình vừa tiến hành lấy dị vật trong phổi của bệnh nhân suốt 25 năm bằng kỹ thuật nội soi phế quản ống mềm có gây mê. Hiện tại, sức khoẻ của bệnh nhân tạm ổn định và đang được tiếp tục điều trị, chăm sóc. 

Những lá thư khen ngợi - lời tri ân của người bệnh đối với Bệnh viện Đa khoa tỉnh

Thời gian qua, Bệnh viện Đa khoa tỉnh nhận được nhiều thư khen của người bệnh và người nhà bệnh nhân đối với đội ngũ y, bác sỹ, điều dưỡng. Những lá thư cảm ơn mộc mạc, lời tri ân chân tình là động lực giúp đội ngũ y, bác sỹ vượt qua mọi khó khăn, nỗ lực, quyết tâm hơn trong chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục