Tính đến 19 giờ ngày 1/4, Việt Nam đã ghi nhận thêm 6 ca mới mắc dịch COVID-19, trong đó 2 người là nhân viên công ty TNHH Trường Sinh, 1 người tới khám bệnh tại Bệnh viện Bạch Mai và 3 người từ nước ngoài trở về được cách ly tập trung ngay sau khi nhập cảnh.

Chú thích ảnh
Phun khử trùng phòng chống dịch COVID-19 tại Bệnh viện Bạch Mai. Ảnh: TTXVN

Ca bệnh số 213 (BN213) là nữ, 40 tuổi, có địa chỉ tại Khu đô thị Thanh Hà, Cự Khê, Thanh Oai, Hà Nội. Do có sốt 38,6 độ C, nên bệnh nhân đã cùng chồng đến khám tại Trung tâm nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai. Sau khi khám, bệnh nhân về khu đô thị Thanh Hà, tự cách ly tại nhà, hạn chế tiếp xúc với người khác. Hàng ngày bệnh nhân vẫn ra ngoài đổ rác có đeo khẩu trang và tránh xa mọi người không tiếp xúc và nói chuyện với mọi người. Xét nghiệm sàng lọc của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 cho kết quả dương tính với vi rút SARS-CoV-2. Hiện tại, bệnh nhân đang được cách ly tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2, tình trạng sức khoẻ ổn định.

Ca bệnh số 214 (BN214) là nữ, 45 tuổi, nhân viên Công ty Trường Sinh, cung cấp dịch vụ cho Bệnh viện Bạch Mai.

Ca bệnh số 215 (BN215) là nam, 31 tuổi, nhân viên công ty Trường Sinh, có địa chỉ tại Trường Chinh, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội. Bệnh nhân được cách ly từ ngày 30/3, đến ngày 31/3 được chuyển đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.

Ca bệnh số 216 (BN216) là nữ, 48 tuổi, từ Đức trở về Việt Nam trên chuyến bay SU 290 ngày 23/3, sau nhập cảnh được cách ly tập trung tại Đại học FPT ở Láng - Hòa Lạc (Hà Nội). Ngày 31/3 có biểu hiện đau rát họng, xét nghiệm cùng ngày cho kết quả dương tính với vi rút SARS-CoV-2 và được chuyển đến cách ly, điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2.

Ca bệnh số 217 (BN217) là nữ, 25 tuổi, quốc tịch Việt Nam, có địa chỉ tại Khánh Sơn 2, Nam Đàn, Nghệ An. Bệnh nhân từ Nhật Bản về nước ngày 25/3/2020 trên chuyến bay NH857 (ghế 31K), sau nhập cảnh được cách ly tập trung tại Đại học FPT ở Láng - Hòa Lạc (Hà Nội). Từ 31/3 được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2.

Ca bệnh số 218 (BN218) là nữ 43 tuổi, quốc tịch Việt Nam, có địa chỉ tại Phú Xá, Thái Nguyên. Bệnh nhân về nước trên chuyến bay SU290 (số ghế 46G) ngày 25/3/2020, sau nhập cảnh được cách ly tập trung tại Đại học FPT ở Láng - Hòa Lạc (Hà Nội). Từ 31/3/2020 được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2.

Như vậy, tính đến hiện tại, Việt Nam đã ghi nhận 218 ca mắc COVID-19, trong đó có 63 ca đã khỏi bệnh. Các bệnh nhân còn lại đang được điều trị tại 22 cơ sở y tế. Đa số trong tình trạng sức khoẻ ổn định.

Trong số các bệnh nhân đang điều trị có 4 bệnh nhân nặng đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đã có tiến triển tốt lên. Bệnh nhân số 26 đã bỏ máy thở, rút ống nội khí quản và đang được theo dõi; 3 bệnh nhân còn lại tình trạng ổn định. Đặc biệt, đã có 2 trong số 4 bệnh nhân này đã có kết quả xét nghiệm âm tính 2 lần với virus SARS-CoV-2.

Bốn nhân viên y tế gồm 2 bác sĩ của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TW và 2 điều dưỡng Bệnh viện Bạch Mai tình trạng sức khỏe ổn định.


                                            TheoBaotintuc.vn

Các tin khác


Yêu cầu đình chỉ ngay bếp ăn khiến 350 công nhân nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm

Liên quan đến vụ việc 350 công nhân Công ty TNHH Shinwon Ebenezer Việt Nam (Vĩnh Phúc) nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm, tối 14/5, Bộ Y tế đã có văn bản yêu cầu đình chỉ ngay hoạt động bếp ăn tập thể của công ty này.

Bộ Y tế hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 tại Việt Nam

Theo Bộ Y tế, hiện nay tình hình dịch bệnh COVID-19 trên thế giới diễn biến khó lường, khó dự báo với các biến chủng phụ mới tiếp tục được ghi nhận. Bộ Y tế vừa có hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 để tăng cường miễn dịch phòng bệnh COVID-19, đặc biệt là các nhóm nguy cơ cao...

Nỗi lo ngộ độc thực phẩm tập thể - Bài cuối: Siết chặt quản lý để đảm bảo an toàn cho người dân

Theo báo cáo thị trường kinh doanh ẩm thực tại Việt Nam, hết năm 2023, số lượng nhà hàng, quán cà phê ở nước ta đạt mốc trên 300.000 chưa kể các quán ăn nhỏ lẻ, xe kéo. Việc quản lý an toàn thực phẩm ở các cửa hàng, thực phẩm đường phố, hàng rong rất khó khăn. Đặc biệt, nhiều cơ sở kinh doanh sản phẩm không có nguồn gốc rõ ràng, không ngày sản xuất, hạn sử dụng. Vì vậy, việc siết chặt quản lý khâu đảm bảo an toàn thực phẩm, đặc biệt là nguồn gốc hàng hóa cần phải được thực hiện nghiêm túc hơn bao giờ hết.

Nỗi lo ngộ độc thực phẩm tập thể - Bài 1: Nguy cơ thường trực

Thời gian gần đây, nhiều vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra liên tiếp tại các địa phương trên cả nước, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân, thậm chí có người đã tử vong.

Lấy dị vật nằm trong phổi bệnh nhân suốt 25 năm

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình vừa tiến hành lấy dị vật trong phổi của bệnh nhân suốt 25 năm bằng kỹ thuật nội soi phế quản ống mềm có gây mê. Hiện tại, sức khoẻ của bệnh nhân tạm ổn định và đang được tiếp tục điều trị, chăm sóc. 

Những lá thư khen ngợi - lời tri ân của người bệnh đối với Bệnh viện Đa khoa tỉnh

Thời gian qua, Bệnh viện Đa khoa tỉnh nhận được nhiều thư khen của người bệnh và người nhà bệnh nhân đối với đội ngũ y, bác sỹ, điều dưỡng. Những lá thư cảm ơn mộc mạc, lời tri ân chân tình là động lực giúp đội ngũ y, bác sỹ vượt qua mọi khó khăn, nỗ lực, quyết tâm hơn trong chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục