(HBĐT) - Cùng với các địa phương trong tỉnh, huyện vùng cao Mai Châu đang bước vào chiến dịch tiêm vắc xin phòng Covid-19 lớn nhất từ trước đến nay. Chiến dịch được triển khai tại tất cả các xã, thị trấn trong huyện, với mục tiêu nhanh chóng tăng tỷ lệ bao phủ vắc xin, tiến tới miễn dịch cộng đồng trong thời gian sớm nhất.



Người dân xã Nà Phòn (Mai Châu) tiêm vắc xin phòng Covid-19.

Ban chỉ đạo (BCĐ) phòng chống dịch (PCD) Covid-19 huyện đã chỉ đạo ngành Y tế huyện tập trung triển khai tiêm vắc xin ngay sau khi tiếp nhận với công suất tối đa, đảm bảo an toàn cho người được tiêm, nhân viên y tế và an toàn PCD Covid-19 trong quá trình tiêm chủng. Đẩy mạnh hoạt động truyền thông cộng đồng về mục đích, ý nghĩa, hiệu quả của việc tiêm vắc xin phòng Covid-19; lợi ích của vắc xin; lịch tiêm chủng; tính an toàn của vắc xin. Qua đó, công tác tiêm chủng được đẩy nhanh, nhận được sự đồng thuận của người dân các dân tộc trên địa bàn. Là người đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin phòng Covid-19, ông Hà Văn Hân, xóm Xô, xã Nà Phòn cho biết: Tôi rất mừng và an tâm hơn khi đã được tiêm đủ 2 mũi vắc xin. Tôi thấy việc tiêm vắc xin rất quan trọng và cần thiết, không chỉ bảo vệ an toàn bản thân mình mà còn bảo vệ gia đình, cộng đồng.

Tại các điểm tiêm, quy trình tiêm chủng được triển khai chặt chẽ, tiêu chí an toàn đặt lên hàng đầu theo đúng chỉ đạo của Bộ Y tế "tiêm đến đâu, an toàn đến đó”, bố trí sẵn sàng đầy đủ phương tiện, trang thiết bị đảm bảo công tác tiêm và chăm sóc sức khỏe sau tiêm, phân luồng theo nguyên tắc một chiều từ đón tiếp, tư vấn, khám sàng lọc, tiêm và theo dõi sau tiêm. Các điểm tiêm sau khi tiếp nhận danh sách người tiêm, ngành chuyên môn lên lịch tiêm chủng cho người dân vào các khung giờ khác nhau để không phải chờ đợi cũng như đảm bảo giãn cách. Người đến tiêm được hướng dẫn ngồi chờ, giữ khoảng cách, đợi đến lượt điền thông tin, khai báo y tế và thực hiện các bước như đo thân nhiệt, huyết áp... trước khi vào khám sàng lọc và thực hiện tiêm chủng. Trung tâm Y tế huyện tổ chức các đội cấp cứu tại đơn vị và đội cấp cứu lưu động; bố trí cán bộ hỗ trợ các cơ sở tiêm chủng, đặc biệt là các điểm tiêm ở vùng sâu, vùng xa, đi lại khó khăn. Bác sỹ Ngần Thị Thươm, Trạm trưởng trạm y tế xã Nà Phòn cho biết: Chúng tôi đã đến từng hộ tuyên truyền cho người dân hiểu, nắm rõ các biện pháp PCD, trong đó, việc tiêm vắc xin phòng Covid-19 là một trong những cách phòng, chống hữu hiệu nhất, qua đó động viên người dân đăng ký tiêm và đến tiêm đầy đủ theo lịch hẹn. Với các loại vắc xin được cấp ở mỗi đợt tiêm, bà con đến tiêm đầy đủ theo lịch hẹn, không có tư tưởng lựa chọn vắc xin, vì qua thực tế nhiều người đi tiêm ở các đợt trước về sức khỏe bình thường, không có phản ứng quá nặng sau tiêm.

Huyện Mai Châu có 22 điểm tiêm chủng, gồm 6 điểm tiêm chính và 16 điểm tiêm lưu động. 100% cán bộ, nhân viên y tế tham gia tiêm chủng được tập huấn chuyên môn và có chứng chỉ tiêm chủng. Bác sỹ Lường Thúy Hòa, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế huyện cho biết: Huyện có 42.237 người trên 18 tuổi thuộc đối tượng được tiêm phòng Covid-19. Sau 14 đợt triển khai, đã có 24.695 người được tiêm vắc xin (mũi 1 có 21.562 người; mũi 2 có 3.133 người), đạt 51,05%, không có trường hợp phản ứng nặng sau tiêm.
Là huyện có thế mạnh về phát triển du lịch, cùng với việc thực hiện nghiêm quy định "5K", vắc xin chính là "lá chắn” hữu hiệu giúp người dân chủ động thích ứng an toàn với dịch Covid-19, tạo điều kiện để từng bước khôi phục các hoạt động sản xuất, kinh doanh du lịch trong trạng thái bình thường mới. Huyện tiếp tục rà roát các đối tượng được tiêm để lập danh sách, khi có vắc xin triển khai tiêm ngay, phấn đấu tăng nhanh tỷ lệ bao phủ vắc xin trên địa bàn để công tác PCD đạt hiệu quả cao nhất.


Đỗ Hà

Các tin khác


Yêu cầu đình chỉ ngay bếp ăn khiến 350 công nhân nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm

Liên quan đến vụ việc 350 công nhân Công ty TNHH Shinwon Ebenezer Việt Nam (Vĩnh Phúc) nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm, tối 14/5, Bộ Y tế đã có văn bản yêu cầu đình chỉ ngay hoạt động bếp ăn tập thể của công ty này.

Bộ Y tế hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 tại Việt Nam

Theo Bộ Y tế, hiện nay tình hình dịch bệnh COVID-19 trên thế giới diễn biến khó lường, khó dự báo với các biến chủng phụ mới tiếp tục được ghi nhận. Bộ Y tế vừa có hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 để tăng cường miễn dịch phòng bệnh COVID-19, đặc biệt là các nhóm nguy cơ cao...

Nỗi lo ngộ độc thực phẩm tập thể - Bài cuối: Siết chặt quản lý để đảm bảo an toàn cho người dân

Theo báo cáo thị trường kinh doanh ẩm thực tại Việt Nam, hết năm 2023, số lượng nhà hàng, quán cà phê ở nước ta đạt mốc trên 300.000 chưa kể các quán ăn nhỏ lẻ, xe kéo. Việc quản lý an toàn thực phẩm ở các cửa hàng, thực phẩm đường phố, hàng rong rất khó khăn. Đặc biệt, nhiều cơ sở kinh doanh sản phẩm không có nguồn gốc rõ ràng, không ngày sản xuất, hạn sử dụng. Vì vậy, việc siết chặt quản lý khâu đảm bảo an toàn thực phẩm, đặc biệt là nguồn gốc hàng hóa cần phải được thực hiện nghiêm túc hơn bao giờ hết.

Nỗi lo ngộ độc thực phẩm tập thể - Bài 1: Nguy cơ thường trực

Thời gian gần đây, nhiều vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra liên tiếp tại các địa phương trên cả nước, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân, thậm chí có người đã tử vong.

Lấy dị vật nằm trong phổi bệnh nhân suốt 25 năm

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình vừa tiến hành lấy dị vật trong phổi của bệnh nhân suốt 25 năm bằng kỹ thuật nội soi phế quản ống mềm có gây mê. Hiện tại, sức khoẻ của bệnh nhân tạm ổn định và đang được tiếp tục điều trị, chăm sóc. 

Những lá thư khen ngợi - lời tri ân của người bệnh đối với Bệnh viện Đa khoa tỉnh

Thời gian qua, Bệnh viện Đa khoa tỉnh nhận được nhiều thư khen của người bệnh và người nhà bệnh nhân đối với đội ngũ y, bác sỹ, điều dưỡng. Những lá thư cảm ơn mộc mạc, lời tri ân chân tình là động lực giúp đội ngũ y, bác sỹ vượt qua mọi khó khăn, nỗ lực, quyết tâm hơn trong chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục