Tính từ 16 giờ ngày 11/3 đến 16 giờ ngày 12/3, Việt Nam ghi nhận 168.719 ca nhiễm mới SARS-CoV-2, trong ngày có 62 ca tử vong do COVID-19.


Theo dõi sức khỏe cho F0 điều trị tại nhà.

Trong số các ca nhiễm mới, có 15 ca nhập cảnh và 168.704 ca ghi nhận trong nước (giảm 386 ca so với ngày trước đó) tại 63 tỉnh, thành phố (có 116.648 ca trong cộng đồng).

Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh với số mắc như sau: Hà Nội (30.693), Nghệ An (11.666), Phú Thọ (7.216), Bắc Ninh (5.669), Sơn La (4.872), Hưng Yên (4.492), Lạng Sơn (4.479), Hải Dương (4.460), Tuyên Quang (4.287), Hòa Bình (4.279), Lào Cai (3.539), Nam Định (3.432), Hải Phòng (3.200), Cà Mau (3.200), Gia Lai (3.107), Quảng Ninh (2.988), Quảng Bình (2.921), Quảng Trị (2.827), Vĩnh Phúc (2.823), TPHồ Chí Minh (2.804), Bắc Giang (2.794), Thái Bình (2.747), Điện Biên (2.728), Thái Nguyên (2.716), Bình Dương (2.696), Bình Định (2.687), Bình Phước (2.683), Lai Châu (2.599), Ninh Bình (2.507), Cao Bằng (2.442), Hà Nam (2.327), Yên Bái (2.186), Bến Tre (1.981), Hà Giang (1.971), Lâm Đồng (1.735), Khánh Hòa (1.560), Phú Yên (1.555), Đà Nẵng (1.517), Bắc Kạn (1.493), Đắk Nông (1.427), Tây Ninh (1.401), Thanh Hóa (1.338), Vĩnh Long (1.335), Bà Rịa - Vũng Tàu (1.211), Trà Vinh (1.177), Hà Tĩnh (873), Kon Tum (770), Quảng Ngãi (693), Bình Thuận (646), Quảng Nam (328), Bạc Liêu (293), Đồng Nai (269), Thừa Thiên Huế (242), Long An (202), Cần Thơ (197), Kiên Giang (124), An Giang (94), Đồng Tháp (72), Sóc Trăng (46), Hậu Giang (41), Tiền Giang (27), Ninh Thuận (19), Đắk Lắk (1).

Ngày 12/3/2022, Sở Y tế Hà Nội đăng ký bổ sung 195.000 ca, Sở Y tế Nam Định đăng ký bổ sung 35.949 ca, Sở Y tế Hưng Yên đăng ký bổ sung 33.760 ca và Sở Y tế Phú Thọ đăng ký bổ sung 20.784 ca trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 sau khi rà soát, bổ sung đầy đủ thông tin.

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó là: Đắk Lắk (giảm 3.217 ca), Bình Dương (giảm 2.878 ca), Hà Nội (giảm 1.206 ca).

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó là: Gia Lai (tăng 3.107 ca), Hà Giang (tăng 1.971 ca), Phú Thọ (tăng 864 ca).

Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua là159.273 ca/ngày.

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 5.903.147 ca nhiễm, đứng thứ 20/225 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 130/225 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 59.759 ca nhiễm).

Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay); số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 5.895.555 ca, trong đó có 3.065.216 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này là: Hà Nội (779.115), TP. Hồ Chí Minh (566.515), Bình Dương (336.200), Bắc Ninh (217.725), Nghệ An (205.929).

Số bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày là84.811 ca.

Tổng số ca được điều trị khỏi là3.068.033 ca.

Số bệnh nhân nặng đang điều trị là3.934ca.

Từ 17 giờ 30 ngày 11/3 đến 17 giờ 30ngày 12/3, cả nước ghi nhận 62 ca tử vong tại: Hà Nội (10), Đồng Nai (4), Quảng Ninh (4), Quảng Trị (4), Bạc Liêu (3), Nam Định (3), Nghệ An (3), Ninh Bình (3), Phú Thọ (3), Phú Yên (3), An Giang (2), Bắc Ninh (2), Bình Dương (2), Hà Giang (2), Lạng Sơn (2), Thái Nguyên (2), Bắc Giang (1), Bắc Kạn (1), Bến Tre (1), Bình Thuận (1), Cà Mau (1), Đà Nẵng (1), Điện Biên (1), Sóc Trăng (1), Tây Ninh (1), TP. Hồ Chí Minh (1).

Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua là81 ca.

Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 41.290 ca, chiếm tỷ lệ 0,7% so với tổng số ca nhiễm.

Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/225 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 128/225 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 23/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).

Trong ngày 11/3, cả nước có 686.126 liều vaccinephòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccineđã được tiêm là 199.963.718 liều, trong đó:

Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 182.918.691 liều gồm: Mũi 1 là 70.908.458 liều; mũi 2 là 67.804.343 liều; mũi 3 là 1.492.917 liều; mũi bổ sung là 14.437.599 liều; mũi nhắc lại là 28.275.374 liều.

Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 17.045.027 liều gồm: Mũi 1 là 8.748.263 liều; mũi 2 là 8.296.764 liều.

Bộ Y tế vừa ban hành Công văn số 1195/BYT-DP về việc tăng cường tiêm chủng vaccinephòng COVID-19, trong đó đẩy mạnh và thần tốc hơn vữa việc triển khai tiêm chủng mũi 3 cho người từ 18 tuổi trở lên, đảm bảo đến hết Quý I/2022 phải bao phủ mũi 3 cho những người đã đến lịch tiêm chủng.

Bộ Y tếtiếp tục chỉ đạo các địa phương tăng cường giám sát, phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ nhiễm COVID-19 tại cộng đồng, các trường hợp có biểu hiện ho, sốt để kịp thời khoanh vùng, cách ly, xử lý triệt để ổ dịch không để lây lan, bùng phát rộng; đồng thời triển khai tốt các hoạt động y tế, tránh lây nhiễm chéo trong cách ly, khu phong tỏa.


Theo Baotintuc

Các tin khác


Yêu cầu đình chỉ ngay bếp ăn khiến 350 công nhân nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm

Liên quan đến vụ việc 350 công nhân Công ty TNHH Shinwon Ebenezer Việt Nam (Vĩnh Phúc) nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm, tối 14/5, Bộ Y tế đã có văn bản yêu cầu đình chỉ ngay hoạt động bếp ăn tập thể của công ty này.

Bộ Y tế hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 tại Việt Nam

Theo Bộ Y tế, hiện nay tình hình dịch bệnh COVID-19 trên thế giới diễn biến khó lường, khó dự báo với các biến chủng phụ mới tiếp tục được ghi nhận. Bộ Y tế vừa có hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 để tăng cường miễn dịch phòng bệnh COVID-19, đặc biệt là các nhóm nguy cơ cao...

Nỗi lo ngộ độc thực phẩm tập thể - Bài cuối: Siết chặt quản lý để đảm bảo an toàn cho người dân

Theo báo cáo thị trường kinh doanh ẩm thực tại Việt Nam, hết năm 2023, số lượng nhà hàng, quán cà phê ở nước ta đạt mốc trên 300.000 chưa kể các quán ăn nhỏ lẻ, xe kéo. Việc quản lý an toàn thực phẩm ở các cửa hàng, thực phẩm đường phố, hàng rong rất khó khăn. Đặc biệt, nhiều cơ sở kinh doanh sản phẩm không có nguồn gốc rõ ràng, không ngày sản xuất, hạn sử dụng. Vì vậy, việc siết chặt quản lý khâu đảm bảo an toàn thực phẩm, đặc biệt là nguồn gốc hàng hóa cần phải được thực hiện nghiêm túc hơn bao giờ hết.

Nỗi lo ngộ độc thực phẩm tập thể - Bài 1: Nguy cơ thường trực

Thời gian gần đây, nhiều vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra liên tiếp tại các địa phương trên cả nước, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân, thậm chí có người đã tử vong.

Lấy dị vật nằm trong phổi bệnh nhân suốt 25 năm

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình vừa tiến hành lấy dị vật trong phổi của bệnh nhân suốt 25 năm bằng kỹ thuật nội soi phế quản ống mềm có gây mê. Hiện tại, sức khoẻ của bệnh nhân tạm ổn định và đang được tiếp tục điều trị, chăm sóc. 

Những lá thư khen ngợi - lời tri ân của người bệnh đối với Bệnh viện Đa khoa tỉnh

Thời gian qua, Bệnh viện Đa khoa tỉnh nhận được nhiều thư khen của người bệnh và người nhà bệnh nhân đối với đội ngũ y, bác sỹ, điều dưỡng. Những lá thư cảm ơn mộc mạc, lời tri ân chân tình là động lực giúp đội ngũ y, bác sỹ vượt qua mọi khó khăn, nỗ lực, quyết tâm hơn trong chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục