Bộ Y tế cho biết đến nay hơn 3,38 triệu người mắc COVID-19 tại Việt Nam đã khỏi bệnh; trong số các F0 đang điều trị có 4.269 ca nặng; Trung bình số ca nhiễm mới trong 07 ngày qua: 166.671 ca/ngày; số trường hợp tử vong giảm

Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam:

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 6.552.918 ca mắc COVID-19, đứng thứ 20/225 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 130/225 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 66.309 ca nhiễm).

Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay): Số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 6.545.284 ca, trong đó có 3.380.325 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

 Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: Hà Nội (864.925), TP. Hồ Chí Minh (573.177), Bình Dương (344.034), Bắc Ninh (236.620), Nghệ An (237.313).


Tổng số ca được điều trị khỏi: 3.383.142 ca

Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 166.671 ca/ngày.

Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 4.269 ca, trong đó: Thở ô xy qua mặt nạ: 3.358 ca; Thở ô xy dòng cao HFNC: 455 ca; Thở máy không xâm lấn: 116 ca; Thở máy xâm lấn: 335 ca; ECMO: 5 ca

 Số bệnh nhân tử vong: Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 81 ca. Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 41.477 ca, chiếm tỷ lệ 0,7% so với tổng số ca nhiễm.

Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/225 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 128/225 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49(xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 23/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).

Tình hình xét nghiệm: Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện xét nghiệm được 35.978.996 mẫu tương đương 81.695.059 lượt người, tăng 201.550 mẫu so với ngày trước đó.

Tình hình tiêm vaccine phòng COVID-19

Tổng số liều vaccine phòng COVID-19 đã được tiêm là 200.516.229 liều, trong đó:

+ Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 183.467.186 liều: Mũi 1 là 70.914.086 liều; Mũi 2 là 67.825.981 liều; Mũi 3 là 1.493.227 liều; Mũi bổ sung là 14.542.915 liều; Mũi nhắc lại là 28.690.977liều.

+ Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 17.049.043 liều: Mũi 1 là 8.750.408 liều; Mũi 2 là 8.298.635 liều

 45 tỉnh, thành phố ghi nhận ca mắc COVID-19 mới từ 1.000- gần 27.000 ca/ ngày

Ngày 15/3, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 175.480 ca mắc COVID-19 mới, tăng 14.221 ca so với ngày trước đó tại 63 tỉnh, thành phố (có 128.256 ca trong cộng đồng).

5 tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh nhiều nhất là: Hà Nội (26.708), Nghệ An (10.752), Phú Thọ (9.062), Hải Dương (5.464) và Bắc Ninh (5.007). Ngoài ra có 40 tỉnh, thành phố khác có ca mắc từ 1.000- 4.000 ca;

Về tình hình phòng chống dịch của Hà Nội  cho thấy số ca mắc COVID-19 mới được ghi nhận tại Hà Nội trong những ngày gần đây đã có dấu hiệu hạ nhiệt, đồng thời số ca tăng nặng phải nhập viện, số tử vong cũng có chiều hướng giảm. Hiện hơn 80% người từ 18 tuổi trở lên ở Hà Nội đã được tiêm vaccine COVID-19 mũi nhắc lại. Hà Nội phấn đấu hết tháng 3/2022 sẽ hoàn thành mục tiêu này.

Cũng trong ngày 15/3, Hà Nội có văn bản về việc triển khai thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 và mở cửa lại các hoạt động du lịch trong tình hình mới trên địa bàn thành phố, cho phép các cơ sở kinh doanh dịch vụ, nhà hàng, quán ăn, uống được hoạt động bình thường, không phải đóng cửa trước 21h hằng ngày.

Đảm bảo cung cấp trang thiết bị y tế, kit test nhanh phục vụ phòng, chống dịch COVID-19
Ngày 15/3, UBND TP HCM có văn bản gửi các sở ngành, quận huyện yêu cầu đảm bảo cung cấp trang thiết bị y tế, test nhanh phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19. 

Theo đó, UBND TP HCM giao Thanh tra Sở Y tế, Sở Công thương, Sở Tài chính, Công an TP, Cục Quản lý thị trường và các quận huyện tăng cường thanh tra, kiểm tra chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả theo quy định của Bộ Y tế. 

Đồng thời, kiểm tra việc niêm yết giá bán và bán đúng giá niêm yết; ngăn chặn các hành vi lợi dụng tình hình khan hiếm trang thiết bị y tế, nhất là test nhanh để đầu cơ, găm hàng hoặc lợi dụng dịch bệnh để tăng giá bán, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. 

Bên cạnh đó, Sở Y tế có nhiệm vụ giao cho các bệnh viện, trạm y tế, nhà thuốc, đại lý bán lẻ thực hiện niêm yết giá xét nghiệm; đảm bảo chất lượng sản phẩm. Bên cạnh đó, phối hợp với Sở Thông tin và truyền thông đăng tải giá trúng thầu bộ xét nghiệm SARS-CoV-2 tại địa phương. Đồng thời, công khai danh sách các trang thiết bị y tế đã bị thu hồi số lưu hành, giấy phép nhập khẩu trên Cổng thông tin điện tử TP và các cơ quan truyền thông. 

UBND TP cũng giao Sở Công thương xem xét tháo gỡ khó khăn trong việc nhập khẩu nguyên vật liệu sản xuất test nhanh COVID-19. Các đơn vị sản xuất, nhập khẩu trang thiết bị y tế chủ động tăng cường hoạt động sản xuất, kinh doanh đáp ứng nhu cầu sử dụng trang thiết bị y tế phòng, chống dịch COVID-19 và đảm bảo bình ổn giá trang thiết bị theo chỉ đạo của Bộ Y tế và của UBND TP.

Theo Báo SKĐS

Các tin khác


Yêu cầu đình chỉ ngay bếp ăn khiến 350 công nhân nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm

Liên quan đến vụ việc 350 công nhân Công ty TNHH Shinwon Ebenezer Việt Nam (Vĩnh Phúc) nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm, tối 14/5, Bộ Y tế đã có văn bản yêu cầu đình chỉ ngay hoạt động bếp ăn tập thể của công ty này.

Bộ Y tế hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 tại Việt Nam

Theo Bộ Y tế, hiện nay tình hình dịch bệnh COVID-19 trên thế giới diễn biến khó lường, khó dự báo với các biến chủng phụ mới tiếp tục được ghi nhận. Bộ Y tế vừa có hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 để tăng cường miễn dịch phòng bệnh COVID-19, đặc biệt là các nhóm nguy cơ cao...

Nỗi lo ngộ độc thực phẩm tập thể - Bài cuối: Siết chặt quản lý để đảm bảo an toàn cho người dân

Theo báo cáo thị trường kinh doanh ẩm thực tại Việt Nam, hết năm 2023, số lượng nhà hàng, quán cà phê ở nước ta đạt mốc trên 300.000 chưa kể các quán ăn nhỏ lẻ, xe kéo. Việc quản lý an toàn thực phẩm ở các cửa hàng, thực phẩm đường phố, hàng rong rất khó khăn. Đặc biệt, nhiều cơ sở kinh doanh sản phẩm không có nguồn gốc rõ ràng, không ngày sản xuất, hạn sử dụng. Vì vậy, việc siết chặt quản lý khâu đảm bảo an toàn thực phẩm, đặc biệt là nguồn gốc hàng hóa cần phải được thực hiện nghiêm túc hơn bao giờ hết.

Nỗi lo ngộ độc thực phẩm tập thể - Bài 1: Nguy cơ thường trực

Thời gian gần đây, nhiều vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra liên tiếp tại các địa phương trên cả nước, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân, thậm chí có người đã tử vong.

Lấy dị vật nằm trong phổi bệnh nhân suốt 25 năm

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình vừa tiến hành lấy dị vật trong phổi của bệnh nhân suốt 25 năm bằng kỹ thuật nội soi phế quản ống mềm có gây mê. Hiện tại, sức khoẻ của bệnh nhân tạm ổn định và đang được tiếp tục điều trị, chăm sóc. 

Những lá thư khen ngợi - lời tri ân của người bệnh đối với Bệnh viện Đa khoa tỉnh

Thời gian qua, Bệnh viện Đa khoa tỉnh nhận được nhiều thư khen của người bệnh và người nhà bệnh nhân đối với đội ngũ y, bác sỹ, điều dưỡng. Những lá thư cảm ơn mộc mạc, lời tri ân chân tình là động lực giúp đội ngũ y, bác sỹ vượt qua mọi khó khăn, nỗ lực, quyết tâm hơn trong chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục