Theo thống kê của Bộ Y tế hiện cả nước chỉ còn 5 ca COVID-19 nặng phải thở máy, o xy; Bộ Y tế yêu cầu tiếp tục theo dõi chặt tình hình dịch, nhất là sự xuất hiện các biến thể mới; Sản xuất, lưu hành dược chất dùng trong chẩn đoán ung thư chưa được cấp phép, một đơn vị bị xử phạt nặng.

Cả nước chỉ còn 5 bệnh nhân COVID-19 nặng

Bộ Y tế cho biết ngày 15/1 Việt Nam chỉ có 22 ca mắc COVID-19 thấp nhất trong gần 24 tháng qua. 

Kể từ đầu dịch COVID-19 đến nay, Việt Nam có 11.526.140 ca mắc. Với tỉ lệ số ca mắc/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 117/230 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 116.480 ca mắc).   

Đến nay tổng số người mắc COVID-19 đã khỏi ở nước ta là: 10.612.105 ca. Trong số các trường hợp đang theo dõi, gíam sát, số bệnh nhân đang thở oxy là 5 ca, trong đó: Thở oxy qua mặt nạ: 3 ca; Thở oxy dòng cao HFNC: 1 ca, Thở máy xâm lấn: 1 ca. Đây là thời điểm số bệnh nhân nặng ít nhất trong nhiều tháng qua. Trước đó, chỉ cách đây khoảng 1 tháng, số bệnh nhân nặng thường xuyên ở con số từ 50 ca/ ngày trở lên, đến khoảng ngoài 80 ca/ngày.

Ngày 15/1 cũng tròn 15 ngày Việt Nam không ghi nhận trường hợp tử vong do COVID-19. Đến nay tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 43.186 ca, chiếm tỷ lệ 0,4% so với tổng số ca nhiễm.


Theo thống kê của Bộ Y tế hiện cả nước chỉ còn 5 bệnh nhân COVID-19 nặng phải thở máy, o xy.

Tổng số ca tử vong xếp thứ 26/230 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 139/230 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 7/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 21/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 3 ASEAN).

Chuẩn bị sẵn sàng các phương án đảm bảo phòng, chống dịch COVID-19 dịp Tết

Bộ Y tế yêu cầu các đơn vị chuyên môn tiếp tục theo dõi chặt chẽ tình hình dịch, nhất là sự xuất hiện của các biến thể mới của COVID-19, thường xuyên đánh giá, phân tích tình hình và các yếu tố nguy cơ; chủ động xây dựng các kịch bản, phương án ứng phó và triển khai đáp ứng với mọi tình huống có thể xảy ra của dịch; kịp thời cập nhật, bổ sung các hướng dẫn chuyên môn và hỗ trợ địa phương trong phòng, chống dịch COVID-19.

Tiếp tục tăng cường triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 cho các nhóm đối tượng; Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục chỉ đạo, đôn đốc triển khai các hoạt động tăng cường tiêm cho trẻ em mầm non, học sinh tại các cơ sở giáo dục theo Kế hoạch số 1557/KH-BYT-BGDĐT.

Các cơ sở y tế chuẩn bị sẵn sàng các phương án, điều kiện bảo đảm phòng, chống dịch COVID-19 và các dịch bệnh khác trong dịp Tết Nguyên đán năm 2023; chuẩn bị sẵn sàng và tổ chức tốt công tác thu dung, điều trị; bảo đảm thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế, nhân lực cho công tác phòng, chống dịch COVID-19.

Sản xuất và lưu hành dược chất dùng trong chẩn đoán ung thư chưa được cấp phép, một đơn vị bị xử phạt nặng

Phó Cục trưởng Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế, ông Tạ Mạnh Hùng vừa ký quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty cổ phần y học Rạng Đông - Chi nhánh tại TP HCM  (địa chỉ trụ sở chính ở số 202A đường 11, phường Linh Xuân, quận Thủ Đức, TP HCM) 160 triệu đồng và nhiều hình thức phạt bổ sung do có hành vi vi phạm quy định trong lĩnh vực dược.

Cục Quản lý dược cho hay, chi nhánh công ty này tại TP HCM đã sản xuất và đưa ra lưu hành tại Việt Nam 70 lọ (lọ 10ml) chất 18F-FDG chưa được cấp giấy đăng ký lưu hành.

Ngoài việc bị phạt tiền với mức phạt là 160 triệu đồng, Công ty cổ phần y học Rạng Đông - Chi nhánh tại TP HCM còn bị đình chỉ hoạt động sản xuất thuốc 18F-FDG trong thời hạn 6 tháng, kể từ ngày 12/1/2023. Công ty cổ phần y học Rạng Đông - Chi nhánh tại TP HCM cũng phải tiêu hủy 70 lọ (lọ 10ml) thuốc 18F-FDG trên đây.

Cục Quản lý dược đề nghị Công ty cổ phần y học Rạng Đông, chi nhánh TP HCM phải nghiêm chỉnh chấp hành Quyết định xử phạt. Nếu quá thời hạn mà đơn vị không tự nguyện chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành theo quy định của pháp luật.

18F-FDG (18F- fluodeoxyglucose) là một dược chất phóng xạ dạng tiêm. Trong ung thư, dược chất này không chỉ được dùng để chẩn đoán giai đoạn bệnh mà còn giúp các bác sỹ y học hạt nhân cũng như ung thư và xạ trị lập kế hoạch điều trị, theo dõi đáp ứng điều trị. Hiện nay 18F-FDG là dược chất phóng xạ được phổ biến nhất trong y học hạt nhân (chiếm tới 90-95% ghi hình PET)

Theo Báo SKĐS

Các tin khác


Ngăn chặn dịch sởi lây lan vì đã có 42 ca mắc và nghi mắc

Cả nước đã ghi nhận rải rác 42 trường hợp mắc bệnh sởi và sốt phát ban nghi sởi tại 13 tỉnh, thành phố.

Triển khai hoạt động phòng, chống bệnh không lây nhiễm 

Sáng 18/3, Sở Y tế tổ chức hội nghị triển khai hoạt động phòng, chống bệnh không lây nhiễm (BKLN) năm 2024. Tham dự hội nghị có đại diện các sở, ngành; lãnh đạo UBND, cán bộ phụ trách công tác y tế các huyện, thành phố.

Ra quân vận động người dân tham gia bảo hiển xã hội, bảo hiểm y tế

Ngày 16/3, hưởng ứng Tháng Thanh niên năm 2024, Đoàn Thanh niên Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam tổ chức lễ phát động ra quân chương trình "Tuổi trẻ Bưu điện Việt Nam xung kích, tiên phong trong công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế” (BHXH, BHYT). Chương trình được kết nối trực tuyến đến điểm cầu tất cả các bưu điện tỉnh, thành phố, trung tâm toàn mạng lưới Bưu điện Việt Nam.

Huyện Tân Lạc quan tâm thực hiện chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ em

Những năm qua, công tác tiêm chủng mở rộng ở huyện Tân Lạc đạt được nhiều kết quả quan trọng. Việc triển khai và thực hiện tốt chương trình tiêm chủng mở rộng đã góp phần thanh toán bệnh bại liệt; loại trừ được uốn ván sơ sinh; giảm đáng kể tỷ lệ mắc các bệnh bạch hầu, ho gà; giảm tỷ lệ nhiễm vi rút viêm gan B ở trẻ dưới 5 tuổi, khống chế và tiến tới loại trừ bệnh sởi; mở rộng diện bao phủ các vắc xin viêm não Nhật Bản, tả và thương hàn ở địa phương.

Cách phân biệt trẻ ho gà với ho thông thường

Gần đây, tại Hà Nội xuất hiện nhiều trẻ bị ho gà, có trẻ mắc bệnh khi mới 5 tuần tuổi. Trẻ ho gà có biểu hiện như thế nào? Cách phát hiện sớm ho gà, phân biệt ho gà và ho thông thường ra sao?

Báo động tình trạng trẻ hóa bệnh nhân suy thận mạn

Nếu như trước đây, tại Việt Nam, bệnh suy thận chỉ xuất hiện ở nhóm người 60 tuổi, thì hiện nay, tỷ lệ người trẻ trong độ tuổi từ 18 - 30 tuổi mắc bệnh thận đang ngày càng gia tăng, chiếm từ 20 - 30%.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục