(HBĐT) - Trung tuần tháng 11 vừa qua, bệnh án điện tử (BAĐT) của Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh đã được Hội đồng thẩm định Bộ Y tế thông qua. Từ cuối tháng 11/2022, bệnh viện đã áp dụng thử nghiệm và dự kiến sẽ chính thức triển khai, thay thế hoàn toàn bệnh án giấy truyền thống từ ngày 1/1/2023.


Lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa tỉnh kiểm tra, chỉ đạo triển khai xe tiêm thông minh tại các khoa. Ảnh: P.V

Bệnh viện Đa khoa tỉnh là bệnh viện hạng 1 với quy mô 820 giường bệnh. Hiện nay, nhu cầu khám, chữa bệnh (KCB) của Nhân dân trong tỉnh và các địa phương lân cận rất lớn; mỗi ngày bệnh viện đón tiếp, khám và điều trị cho khoảng 900 -1.000 bệnh nhân ngoại trú và gần 1.000 bệnh nhân nội trú. Số lượng hồ sơ, bệnh án, văn bản thể hiện kết quả xét nghiệp, chụp chiếu, y lệnh, đơn thuốc… mỗi ngày rất nhiều. Đặc biệt, khi chưa có BAĐT, việc hội chẩn các ca bệnh nặng, phức tạp phải thực hiện trực tiếp với sự tham gia cùng lúc của nhiều bác sỹ thuộc các chuyên khoa khác nhau nên đôi khi cũng chưa kịp thời, gây gián đoạn công việc khám và điều trị của các bác sỹ.

Trước thực tế đó, năm 2021, bệnh viện đã có chủ trương về tăng cường ứng dụng CNTT trong khám, chữa bệnh tại BVĐK tỉnh giai đoạn 2021 - 2025, mục tiêu thực hiện hiệu quả, đúng tiến độ dự án "Đầu tư, nâng cấp hệ thống CNTT phục vụ hoạt động quản lý, khám bệnh, chữa bệnh của BVĐK tỉnh” năm 2021 - 2022. Phấn đấu đưa mức ứng dụng CNTT tại bệnh viện đạt mức 6, tiệm cận mức 7, hoàn thành BAĐT chậm nhất vào năm 2023. Phấn đấu bệnh viện đạt các tiêu chí bệnh viện thông minh, bệnh viện không giấy tờ vào năm 2025. Để làm được điều này, thời gian qua, BVĐK tỉnh đã đầu tư cơ sở vật chất, hoàn thiện đồng bộ các hệ thống phần mềm như: Hệ thống thông tin bệnh viện, hệ thống quản lý thông tin xét nghiệm, hệ thống lưu trữ, truyền tải và hội chẩn hình ảnh y khoa, ứng dụng chữ ký số, chữ ký điện tử và triển khai đồng bộ BAĐT...

Hiện tại, bệnh viện ứng dụng CNTT chung đạt mức 6 theo tiêu chí đánh giá tại Thông tư số 54/TT-BYT, ngày 29/12/2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Bộ tiêu chí ứng dụng CNTT tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Bệnh viện đã hoàn thiện các tiêu chí để triển khai BAĐT theo Thông tư số 46/TT-BYT, ngày 28/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về hồ sơ BAĐT. Trong đó, nổi bật là bệnh viện đã triển khai hệ thống lưu trữ và truyền tải hình ảnh y tế (RIS/PACS). Các chỉ định chụp phim được chuyển thẳng đến khoa chẩn đoán hình ảnh, sau khi chụp hình ảnh sẽ chuyển về cho bác sỹ, đọc và nghiên cứu tình trạng bệnh thông qua ứng dụng trên điện thoại di động và xem lại khi cần thiết. Hệ thống xét nghiệm LIS đạt mức nâng cao (kết nối liên thông dữ liệu 2 chiều LIS-HIS bảo đảm việc liên thông dữ liệu cận lâm sàng, trả kết quả xét nghiệm nhanh chóng, chính xác, tiết kiệm nhân lực và thời gian di chuyển)...

Hệ thống phần mềm quản lý bệnh viện (HIS) được nâng cấp, triển khai sử dụng chữ ký số, chữ ký điện tử từ tháng 3/2022, hệ thống quản lý văn bản nội bộ được duy trì sử dụng, giảm việc in ấn giấy tờ... Điều dưỡng thay vì dành 60% thời gian trong ngày cho công việc hành chính đã được rút gọn, không cần ghi tay và chép vào sổ. Trước đây, hồ sơ bệnh án bằng giấy phải được lưu trữ ít nhất 10 năm, thậm chí 15 - 20 năm theo quy định pháp luật, dẫn đến tốn kém cho việc làm kho lưu trữ. Khi cần kiểm tra lại bệnh án, việc tìm kiếm trong kho rất vất vả và tốn thời gian. Với BAĐT, bệnh viện tiết kiệm chi phí xây kho lưu trữ, tiết kiệm giấy, phim mà vẫn dễ dàng tìm thông tin người bệnh. Bệnh nhân đến bệnh viện được lập 1 mã số định danh y tế. Khi đến khám, điều trị, các kết quả siêu âm, xét nghiệm, chẩn đoán bệnh, diễn biến tình trạng bệnh, phương pháp điều trị, đơn thuốc, lịch tái khám đều được xác nhận trên hệ thống máy tính và lưu trữ tại kho dữ liệu của bệnh viện. Người bệnh mạn tính có thể chủ động quẹt thẻ KCB tại kios lấy số tự động rồi đi thực hiện lấy máu xét nghiệm, giảm thời gian xếp hàng, chờ đợi.

BAĐT được xem là bước tiến trong công tác quản lý hồ sơ bệnh án, phục vụ đắc lực cho hoạt động KCB, giúp tiết kiệm thời gian, chi phí, nhân lực, đơn giản hóa thủ tục hành chính; BAĐT là mục tiêu hướng tới của nhiều bệnh viện trên cả nước. Không ngoài xu hướng đó, ngày 20/11/2022, BAĐT của BVĐK tỉnh đã được Hội đồng gồm Cục Công nghệ thông tin - Bộ Y tế, Sở Y tế, BHXH tỉnh thẩm định và thay thế bệnh án giấy vào ngày 1/1/2023. Khi đến khám, điều trị, các kết quả siêu âm, xét nghiệm, chẩn đoán bệnh, diễn biến tình trạng bệnh, phương pháp điều trị, đơn thuốc, lịch tái khám đều được xác nhận trên hệ thống máy tính và lưu trữ tại kho dữ liệu của bệnh viện. Điều này mang lại rất nhiều tiện lợi cho cán bộ y tế cũng như người bệnh, giúp chăm sóc sức khỏe cho người dân được tốt hơn. Ngoài ra, BAĐT cũng giúp cho lãnh đạo bệnh viện, lãnh đạo các khoa, phòng kiểm tra, giám sát, quản lý hoạt động chuyên môn sát sao, thuận lợi, bài bản hơn. Việc áp dụng BAĐT cũng đặt ra yêu cầu đòi hỏi đội ngũ nhân viên y tế, cán bộ bệnh viện phải nâng cao tinh thần, ý thức trách nhiệm, đảm bảo tính liên thông trong công việc.

TS.BS Nguyễn Hoàng Diệu
Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh

Các tin khác


Yêu cầu đình chỉ ngay bếp ăn khiến 350 công nhân nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm

Liên quan đến vụ việc 350 công nhân Công ty TNHH Shinwon Ebenezer Việt Nam (Vĩnh Phúc) nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm, tối 14/5, Bộ Y tế đã có văn bản yêu cầu đình chỉ ngay hoạt động bếp ăn tập thể của công ty này.

Bộ Y tế hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 tại Việt Nam

Theo Bộ Y tế, hiện nay tình hình dịch bệnh COVID-19 trên thế giới diễn biến khó lường, khó dự báo với các biến chủng phụ mới tiếp tục được ghi nhận. Bộ Y tế vừa có hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 để tăng cường miễn dịch phòng bệnh COVID-19, đặc biệt là các nhóm nguy cơ cao...

Nỗi lo ngộ độc thực phẩm tập thể - Bài cuối: Siết chặt quản lý để đảm bảo an toàn cho người dân

Theo báo cáo thị trường kinh doanh ẩm thực tại Việt Nam, hết năm 2023, số lượng nhà hàng, quán cà phê ở nước ta đạt mốc trên 300.000 chưa kể các quán ăn nhỏ lẻ, xe kéo. Việc quản lý an toàn thực phẩm ở các cửa hàng, thực phẩm đường phố, hàng rong rất khó khăn. Đặc biệt, nhiều cơ sở kinh doanh sản phẩm không có nguồn gốc rõ ràng, không ngày sản xuất, hạn sử dụng. Vì vậy, việc siết chặt quản lý khâu đảm bảo an toàn thực phẩm, đặc biệt là nguồn gốc hàng hóa cần phải được thực hiện nghiêm túc hơn bao giờ hết.

Nỗi lo ngộ độc thực phẩm tập thể - Bài 1: Nguy cơ thường trực

Thời gian gần đây, nhiều vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra liên tiếp tại các địa phương trên cả nước, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân, thậm chí có người đã tử vong.

Lấy dị vật nằm trong phổi bệnh nhân suốt 25 năm

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình vừa tiến hành lấy dị vật trong phổi của bệnh nhân suốt 25 năm bằng kỹ thuật nội soi phế quản ống mềm có gây mê. Hiện tại, sức khoẻ của bệnh nhân tạm ổn định và đang được tiếp tục điều trị, chăm sóc. 

Những lá thư khen ngợi - lời tri ân của người bệnh đối với Bệnh viện Đa khoa tỉnh

Thời gian qua, Bệnh viện Đa khoa tỉnh nhận được nhiều thư khen của người bệnh và người nhà bệnh nhân đối với đội ngũ y, bác sỹ, điều dưỡng. Những lá thư cảm ơn mộc mạc, lời tri ân chân tình là động lực giúp đội ngũ y, bác sỹ vượt qua mọi khó khăn, nỗ lực, quyết tâm hơn trong chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục