(HBĐT) - Hòa Bình là tỉnh miền núi phía Bắc với hơn 85 vạn dân, trong đó, đồng bào dân tộc Mường chiếm 63% tổng dân số toàn tỉnh. Trong những năm qua, thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về dân số - kế hoạch hóa gia đình (DS - KHHGĐ). Đặc biệt thực hiện chiến lược về dân số - sức khỏe sinh sản - KHHGĐ, công tác dân số và phát triển (DS&PT) của tỉnh đạt được những kết quả quan trọng, nhận thức của đồng bào dân tộc thiểu số về sinh đẻ có kế hoạch ngày càng được cải thiện. Chính nhờ sinh đẻ có kế hoạch, cuộc sống của người dân dần bớt đi những khó khăn. Những em bé đồng bào dân tộc Mường, Dao, Thái, Tày, Mông sinh ra được chăm sóc đầy đủ, chu đáo hơn.
Cộng tác viên dân số xã Quyết Thắng, huyện Lạc Sơn tư vấn tại nhà cho người dân.
Đồng chí Nguyễn Thị Minh Phương, Chi cục trưởng Chi cục DS - KHHGĐ tỉnh cho biết: Nhằm nâng cao chất lượng dân số, ngay từ đầu năm, Chi cục đã tham mưu Sở Y tế tổ chức triển khai các hoạt động truyền thông về DS&PT. Ban chỉ đạo công tác DS&PT tỉnh đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho các đơn vị để chủ động triển khai thực hiện công tác dân số gắn với chức năng, nhiệm vụ chuyên môn của đơn vị, nhằm hoàn thành các chỉ tiêu tỉnh giao
Theo thống kê, trong năm 2022, tỷ số giới tính khi sinh của toàn tỉnh là 111,2 trẻ nam/100 trẻ nữ, giảm 0,4% so với năm 2021. Tỷ suất sinh thô là 13,8‰, giảm 0,7‰ so với năm 2021. Trong đó, 10,8% trẻ sơ sinh được sàng lọc có nghi ngờ mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa đã được tư vấn khám, chẩn đoán và điều trị sớm, kịp thời tránh được các di chứng nặng nề. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên hiện nay khoảng 1%. Nhiều mô hình nâng cao chất lượng dân số được triển khai, nhân rộng tại các xã, thị trấn; các mô hình câu lạc bộ được hình thành, phát triển, nhân rộng trên toàn tỉnh như: "Không sinh con thứ 3”, "Tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân”. Triển khai xây dựng 15 câu lạc bộ tiền hôn nhân/phòng chống bệnh tan máu bẩm sinh điểm tại 15 xã/thị trấn của các huyện, thành phố. Hiện nay, các xã, thị trấn đều có cán bộ chuyên trách làm công tác số dân số, 100% khu dân cư có cộng tác viên dân số luôn nhiệt tình, trách nhiệm trong công việc.
Để tăng cường truyền thông, giáo dục chuyển đổi hành vi, Chi cục DS - KHHGĐ tỉnh phối hợp Trung tâm Y tế, ban, ngành, đoàn thể các huyện, thành phố tổ chức các cuộc tuyên truyền về DS&PT, sàng lọc trước sinh và sàng lọc sơ sinh, mất cân bằng giới tính khi sinh; thăm hộ gia đình, tư vấn trực tiếp cho phụ nữ mang thai, đối tượng trong độ tuổi kết hôn... Cung cấp trên 42.200 tờ rơi, sản phẩm truyền thông về sức khỏe sinh sản vị thành niên/thanh niên, sức khỏe sinh sản, KHHGĐ và khám sức khỏe cho vị thành niên/thanh niên; 4.000 áp phích tuyên truyền về tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh. Tư vấn cho các đối tượng chuẩn bị kết hôn về sức khỏe sinh sản vị thành niên, cung cấp dịch vụ DS - KHHGĐ cho vị thành niên/thanh niên. Hướng dẫn việc chăm sóc sức khỏe sinh sản, các bệnh lây truyền qua đường tình dục, HIV/AIDS, các biện pháp tránh thai, sức khỏe tình dục... Đồng thời, cung cấp các dịch vụ KHHGĐ, triển khai kế hoạch xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai, hàng hóa và dịch vụ KHHGĐ, sức khỏe sinh sản trên địa bàn 10/10 huyện, thành phố và 151 xã/phường/thị trấn, với 28 sản phẩm xã hội hóa.
Chính nhờ sự tận tâm, nhiệt huyết của đội ngũ cộng tác viên dân số, y tế ở khắp các thôn, xóm đã làm thay đổi nhận thức của người dân, góp phần giữ vững mục tiêu giảm sinh.
Kết quả hoạt động của công tác dân số được thể hiện rõ qua nhiều mặt hoạt động, quy mô gia đình 2 con được đa số các gia đình chấp nhận. Tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên xấp xỉ 1%, chất lượng dân số từng bước được nâng lên, tuổi thọ trung bình của người dân đạt 72,7 tuổi. Hệ thống cung cấp dịch vụ KHHGĐ được củng cố và phát triển. Tỷ lệ sử dụng biện pháp tránh thai của các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ đạt trên 75%. Các hoạt động truyền thông giáo dục chuyển đổi hành vi thường xuyên được cán bộ dân số triển khai ở cả 3 cấp tỉnh, huyện, xã với nhiều hình thức tuyên truyền, vận động phong phú, đa dạng, hiệu quả như truyền thông đại chúng, truyền thông trực tiếp, tư vấn đối tượng. Qua đó, nhận thức của Nhân dân về quy mô dân số thực sự có chuyển biến rõ rệt, nhiều cặp vợ chồng chấp nhận quy mô gia đình chỉ có 1 hoặc 2 con.
Đồng chí Nguyễn Thị Minh Phương, Chi cục trưởng Chi cục DS - KHHGĐ tỉnh cho biết thêm: Để giảm dần tỷ số mất cân bằng giới tính khi sinh, đồng thời nâng cao chất lượng công tác dân số trên địa bàn tỉnh, cần tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp chính quyền về thực hiện công tác dân số trong thời kỳ mới; thực hiện Nghị quyết số 21, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về công tác dân số trong tình hình mới; tiếp tục chuyển trọng tâm công tác dân số từ KHHGĐ sang DS&PT. Công tác dân số phải chú trọng toàn diện các mặt quy mô, cơ cấu, phân bố, đặc biệt là chất lượng dân số và đặt trong mối quan hệ hữu cơ với các yếu tố KT-XH, QP-AN và bảo đảm phát triển nhanh, bền vững.
Minh Tuấn
Năm 2022 đã ghi nhận nhiều thành tựu y tế đáng chú ý trên thế giới nhằm đem đến cho con người những loại thuốc, phương pháp điều trị không thể thực hiện trước đây.
(HBĐT) - Cùng với việc nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo (GD&ĐT), công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) tại các trường có học sinh bán trú trên địa bàn huyện Tân Lạc luôn được quan tâm. Nhờ đó, học sinh có những bữa ăn đảm bảo an toàn, đủ dinh dưỡng, tạo điều kiện cho các em được học tập và chăm sóc tốt nhất.
(HBĐT) - Trong năm 2022, công tác dân số và phát triển trên địa bàn tỉnh được quan tâm thực hiện, tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) là 111,2 trẻ nam/100 trẻ nữ, giảm 0,4 điểm % so với năm 2021. Tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên là 18,1%, tăng 2,5% so với năm 2021. Trong đó, số đảng viên sinh con thứ 3+ có 115 trường hợp, giảm 25 trường hợp; 231 trường hợp tảo hôn, tăng 18 trường hợp.
Theo Bộ Y tế, tích lũy từ đầu năm đến nay cả nước ghi nhận 354.282 trường hợp mắc, 133 ca tử vong do sốt xuất huyết. So với cùng kỳ năm 2021 số ca mắc tăng 5 lần, tử vong tăng 107 trường hợp.
Ngày 22/12, Việt Nam có 213 ca mắc mới COVID-19; thêm 1 ca tử vong do COVID-19 tại Quảng Ninh.
Số lượng thực phẩm chức năng đăng ký mới mỗi năm có thể lên tới con số chục nghìn trong 20 năm qua, trong đó có hơn 70% là sản phẩm sản xuất trong nước. Người biết và sử dụng thực phẩm chức năng tăng lên trên 60%. Tuy nhiên, thời gian qua, rất nhiều sản phẩm vi phạm quảng cáo, gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng.