Virus Marburg gây ra ổ dịch tại Guinea Xích đạo với tỷ lệ tử vong cao đang khiến nhiều người lo lắng về sự lây lan của loại virus này.


Hình ảnh hiển vi điện tử quét màu của các hạt virus Marburg (màu xanh lam) dính vào bề mặt của các tế bào VERO E6 bị nhiễm bệnh (màu vàng).

PGS.TS Trần Đắc Phu, Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam cho biết: "Bệnh do virus Marburg được ghi nhận có cơ chế lây truyềntừ động vật sang người, lây từ người sang người. Virus Marburg có thể lây qua tiếp xúc ngoài da, tiếp xúc với các bề mặt vật dụng có virus, lây qua dịch tiết của cơ thểhoặc qua tiếp xúc gần với người mắc bệnh..."

Về nguy cơ bệnh xâm nhập, theo PGS.TS Trần Đắc Phu, bệnh do virus Marburg là bệnh lưu hành ở Châu Phi;việc lây lan ra các quốc gia ở các châu lục khác làrất hiếm; trừ trường hợp cóca bệnh đi từ Châu Phi đến các quốc gia khác, tính là ca xâm nhập.Theo đó, tại Việt Nam, nguy cơ virus Marburg lây nhiễm, bùng phát vào trong nước là không cao.

Còn theo BS. Nguyễn Trung Cấp, Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, bệnh do virus Marburg là căn bệnh đã được ghi nhận trên động vật từ lâu, không phải bệnh mới. Virus Marburgkhi gâybệnh trên người thì tỷ lệ tử vong khá cao (tới70- 80%). Với người bị mắc bệnh, đây là một bệnh cực kỳ nguy hiểm, nhưng do không có nhóm bệnh triệu chứng nhẹ hoặc không triệu chứng nên bệnh do virus Marburg khó có thể lan rộng như những bệnh có nhóm triệu chứng nhẹ hoặc không triệu chứng. Khả năng lây lan của bệnh này tương đối thấp.

Bệnh do virus Marburg gây nên triệu chứng bệnh nặng, sốt xuất huyết; sốt xuất huyết do virus Marburg có triệu chứng gần giống virus Ebola như: Xuất huyết, tổn thương da, niêm mạc…

Vì vậy, các chuyên gia cũng khuyến cáo,người dân không nên quá hoang mang, lo lắng, nhưng cũng không chủ quan vớibệnh do virus Marburg.

Cũng theo PGS.TS Trần Đắc Phu, người dân cần áp dụng tốt các biện pháp phòng bệnh. Đặc biệt, nếu có những ca xâm nhập từ Châu Phi về nước, nếu người dân có những triệu chứng của bệnh, cần khai báo ngay với địa phương, cơ sở y tế, thực hiện biện pháp cách ly, không tiếp xúc với người khác để tránh lây lan.

Người dân cũng cần thường xuyên theo dõi, cập nhật các khuyến cáo của ngành y tế để chủ động phòng, chống căn bệnh này.


Theo Baotintuc

Các tin khác


Làm rõ nguyên nhân thiếu nhân lực, thuốc, thiết bị y tế

Ngày 9/2, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà làm việc với Bộ Y tế về tháo gỡ khó khăn trong công tác quản lí, đầu thầu thuốc, mua sắm trang thiết bị y tế…

Tạo hành lang pháp lý tốt hơn cho hoạt động khám, chữa bệnh

Dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) được Quốc hội khóa XV thông qua ngày 9/1/2023 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2024. Luật mới ban hành được kỳ vọng sẽ khắc phục những hạn chế, bất cập; giải quyết những vấn đề mới phát sinh để phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ y tế cho người dân; đồng thời tăng hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về hoạt động khám bệnh, chữa bệnh.

Làm gì để hạn chế nồm ẩm và bảo vệ sức khỏe trong các gia đình?

Thời tiết nồm ẩm duy trì nhiều ngày qua và còn diễn tiếp một tuần nữa đã khiến cho cuộc sống của nhiều gia đình gặp khó khăn. Các chuyên gia lưu ý người dân cần áp dụng các biện pháp chống ẩm, đồng thời chú ý bảo vệ sức khỏe, đặc biệt là đường hô hấp.

Cứu sống sản phụ bị vỡ tử cung, thai nhi chui vào ổ bụng

Ngày 7/2, bác sĩ Huỳnh Xuân Nghiêm, Phó Giám đốc Bệnh viện Hùng Vương Thành phố Hồ Chí Minh thông tin, đơn vị này vừa cứu sống trường hợp sản phụ bị vỡ tử cung, thai nhi và bọc ối chui vào ổ bụng. Đây là trường hợp hiếm gặp trong sản khoa và có thể gây nguy hiểm cho cả thai phụ lẫn thai nhi.

Ngày 6/2, cả nước có thêm 11 ca mắc mới COVID-19

Ngày 6/2, Việt Nam có 11 ca mắc mới COVID-19; trong ngày không có ca tử vong do COVID-19.

Trẻ dễ bị tiêu chảy cấp do Rotavirus khi thời tiết lạnh, ẩm

Thời điểm mùa đông- xuân, trẻ rất dễ bị tiêu chảy cấp do Rotavirus; cách nhận biết và phòng bệnh như thế nào?

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục