Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 14/2 triệu tập cuộc họp khẩn sau khi có ít nhất 9 người tại Ghinea Xích đạo tử vong do sốt xuất huyết virus Marburg - "họ hàng" của virus Ebola.
Bệnh nhân nhiễm virus Marburg được điều trị tại bệnh viện ở tỉnh Uige, Angola. (Ảnh: AFP/TTXVN)
WHO cho biết nội dung cuộc họp sẽ thảo luận về vấn đề sản xuất vaccine phòng virus Marburg (MARVAC) với sự tham gia của các đại diện thuộc bộ phận nghiên cứu, phát triển vaccine chống virus Marburg.
Cho đến nay chưa có vaccine hoặc liệu pháp điều trị nào được cấp phép để điều trị cho người bệnh nhiễm virus Marburg. Tuy nhiên, WHO đang đánh giá hiệu quả của các biện pháp điều trị tiềm năng như huyết tương, liệu pháp kháng thể hoặc thuốc cũng như các vaccine tiềm năng.
Cuộc họp của WHO được tổ chức 1 ngày sau khi Bộ Y tế Ghinea Xích đạo thông báo ghi nhận 9 người tử vong do sốt xuất huyết virus Marburg trong giai đoạn từ ngày 7/1-7/2 tại ổ dịch đầu tiên ở quốc gia Tây Phi này.
Hiện Bộ Y tế đã thực hiện phong tỏa tỉnh Kie-Ntem và huyện Mongomo liền kề, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của 4.325 người. Theo WHO, có 16 người tại Kie-Ntem đang có biểu hiện sốt cao và nôn ra máu.
Marburg là loại virus gây xuất huyết nguy hiểm, có khả năng lây nhiễm cao tương tự Ebola và có thể gây tử vong. Vật chủ tự nhiên của virus Marburg là loài dơi ăn quả châu Phi.
Theo WHO, trong các đợt bùng phát trước đó, tỷ lệ tử vong trong các trường hợp được xác nhận dao động từ 24% đến 88%, tùy thuộc vào chủng virus và cách quản lý ca bệnh.
Thời tiết nồm ẩm duy trì nhiều ngày qua và còn diễn tiếp một tuần nữa đã khiến cho cuộc sống của nhiều gia đình gặp khó khăn. Các chuyên gia lưu ý người dân cần áp dụng các biện pháp chống ẩm, đồng thời chú ý bảo vệ sức khỏe, đặc biệt là đường hô hấp.
Ngày 7/2, bác sĩ Huỳnh Xuân Nghiêm, Phó Giám đốc Bệnh viện Hùng Vương Thành phố Hồ Chí Minh thông tin, đơn vị này vừa cứu sống trường hợp sản phụ bị vỡ tử cung, thai nhi và bọc ối chui vào ổ bụng. Đây là trường hợp hiếm gặp trong sản khoa và có thể gây nguy hiểm cho cả thai phụ lẫn thai nhi.
Ngày 6/2, Việt Nam có 11 ca mắc mới COVID-19; trong ngày không có ca tử vong do COVID-19.
Thời điểm mùa đông- xuân, trẻ rất dễ bị tiêu chảy cấp do Rotavirus; cách nhận biết và phòng bệnh như thế nào?
(HBĐT) - Năm 2022 là một năm chất chồng khó khăn với ngành Y tế tỉnh nói chung, Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh nói riêng khi vừa phải chống chọi với đỉnh dịch Covid-19, vừa loay hoay giải bài toán thiếu vật tư y tế. Tâm tư cán bộ ngành Y có những xáo trộn nhất định do áp lực công việc căng thẳng... Nhưng vượt lên những khó khăn đó, đội ngũ cán bộ, đảng viên (CB, ĐV) BVĐK tỉnh đã nỗ lực, đoàn kết, đồng lòng vượt khó, hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao. BVĐK tỉnh là đơn vị dẫn đầu khối thi đua ngành Y tế tỉnh, 1 trong 12 đảng bộ tiêu biểu thuộc Đảng bộ Khối Các cơ quan tỉnh hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2022.
(HBĐT) - Được lãnh đạo Sở Y tế giới thiệu, chúng tôi đến thăm Bệnh viện Đa khoa tỉnh – một trong những đơn vị điển hình trong thực hiện Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh với nhiều tập thể, cá nhân điển hình. Trong đó phải kể đến tấm gương bác sỹ Hoàng Công Tình, Trưởng khoa Hồi sức tích cực và phụ trách chuyên môn Trung tâm Hồi sức tích cực Covid-19 vùng của tỉnh Hoà Bình. Được chứng kiến bác sỹ thăm khám bệnh nhân với sự tận tình, chu đáo thăm hỏi, động viên, hiểu về gia cảnh, bệnh án của từng người mới thấy được tình cảm giữa thầy thuốc với bệnh nhân như lời Bác dạy "Lương y như từ mẫu”, "Thầy thuốc như mẹ hiền".