Ghi nhận tại Bệnh viện Nhi Trung ương từ đầu năm đến nay có khoảng 120 trẻ mắc sốt xuất huyết đến khám và điều trị, trong đó có hơn 50 bệnh nhi nhập viện có dấu hiệu cảnh báo.


Tiến sĩ, bác sĩ Đào Hữu Nam, Trưởng khoa Điều trị tích cực, Trung tâm bệnh nhiệt đới thăm khám cho bệnh nhi trước khi ra viện.

Sốt xuất huyết vào mùa

Một trong những bệnh nhân nặng nhất tính đến thời điểm hiện tại, điều trị tại Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Nhi Trung ương là bé trai V.H (8 tuổi, ở Hà Nội). Trẻ có tiền sử đã bị sốt xuất huyết lần một cách đây 4 năm.

Ngày 16/7, trẻ xuất hiện tình trạng sốt cao 39-40 độ C, không đáp ứng với thuốc hạ nhiệt, đau mỏi người, nôn nhiều, đau bụng, đau đầu, ăn uống kém, được gia đình cho trẻ vào Bệnh viện Nhi Trung ương khám và nhập viện điều trị.

Thời điểm nhập viện, trẻ sốt cao liên tục, có chấm sốt xuất huyết vùng mặt, nhưng sau đó xuất hiện mạch nhanh, khó bắt, huyết áp tụt, tiểu cầu giảm, men gan tăng…

Các bác sĩ đã tiến hành điều trị cho trẻ theo phác đồ của Bộ Y tế về sốt xuất huyết Dengue nặng. Hiện tại sau khi điều trị, toàn trạng trẻ ổn định, tỉnh táo, trẻ được ra viện sau 10 ngày điều trị.

Bệnh nhi T.P (11 tuổi, ở Hà Nội) cũng nhập viện vì sốt xuất huyết Dengue có dấu hiệu cảnh báo. Trước đó trẻ cũng đã từng bị sốt xuất huyết. Trẻ nhập viện ngày thứ 5 của bệnh với các biểu hiện đau bụng, sốt từng cơn, kèm nôn nhiều lần, ăn uống kém đã điều trị tại bệnh viện gần nhà nhưng không đỡ.

Theo Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Văn Lâm, Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Nhi Trung ương, sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do một loại siêu vi trùng có tên là Dengue gây ra. Đây là căn bệnh có thể lây truyền từ người này sang người khác khi bị muỗi vằn mang mầm bệnh đốt.

Virus gây bệnh sốt xuất huyết Dengue có 4 loại tương ứng với 4 tuýp huyết thanh là DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4. Trẻ em mắc sốt xuất huyết thường có biểu hiện đa dạng khác nhau. Bệnh khởi phát khá đột ngột và diễn biến qua 3 giai đoạn: Giai đoạn sốt, giai đoạn nguy hiểm và giai đoạn phục hồi.

Ở giai đoạn đầu của bệnh trẻ bị sốt cao đột ngột, liên tục. Trẻ còn nhỏ thì bứt rứt, quấy khóc, trẻ lớn hơn thì kêu đau đầu, cảm thấy chán ăn, buồn nôn, biểu hiện da sung huyết (quan sát có thể thấy những chấm xuất huyết dưới da), đau cơ khớp, nhức ở hai hố mắt, chảy máu chân răng hoặc chảy máu cam.

Sau giai đoạn sốt, trẻ tiến vào giai đoạn nguy hiểm của bệnh, thường rơi vào khoảng ngày thứ 3-7 sau khi mắc bệnh. Biểu hiện sốt xuất huyết ở trẻ vào giai đoạn này có thể còn sốt hoặc đã thuyên giảm, trẻ bị thoát huyết tương.

Nếu tình trạng thoát huyết tương nặng sẽ dẫn đến sốc, với các biểu hiện dễ nhận thấy như: vật vã, bứt rứt, lờ đờ, lạnh đầu chi, da lạnh ẩm, mạch nhanh nhỏ, tiểu ít, tụt huyết áp hoặc không thể đo được huyết áp.

Đặc biệt, trẻ bị xuất huyết dưới da hoặc xuất hiện các mảng bầm tím, các nốt xuất huyết nằm rải rác hoặc tập trung ở mặt trước hai cẳng chân và mặt trong hai cánh tay, bụng, đùi, mạng sườn; xuất huyết ở niêm mạc như chảy máu mũi, chảy máu chân răng, tiểu ra máu…

Sau giai đoạn nguy hiểm khoảng 48-72 giờ là giai đoạn phục hồi, trẻ hết sốt, tình trạng cải thiện nhiều, biểu hiện thèm ăn, huyết áp ổn định hơn và tiểu nhiều hơn. Khi xét nghiệm máu thấy số lượng bạch cầu tăng lên nhanh, số lượng tiểu cầu dần trở về mức bình thường, nhưng thường chậm hơn so với bạch cầu.

Những lưu ý tuyệt đối cần tránh khi chăm sóc trẻ sốt xuất huyết

Bác sĩ Lâm lưu ý, khi chăm sóc trẻ sốt tại nhà, cha mẹ cần lưu ý khi thấy trẻ bị sốt cao từ ngày thứ 2 trở đi và ở trong khu vực có người bị sốt xuất huyết nên được đưa đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám, theo dõi và tư vấn điều trị, phòng bệnh.

Khi trẻ sốt hơn 38,5 độ C cho trẻ uống thuốc hạ sốt Paracetamol với liều 10-15 mg/kg cân nặng, nhắc lại liều sau 4-6 giờ/ lần nếu trẻ có sốt lại. Kết hợp với chườm ấm để tránh biến chứng sốt cao gây co giật.

Cho trẻ uống nhiều nước: Nước Oresol (pha theo đúng liều lượng), nước lọc, nước cam, nước dừa… Cho trẻ ăn thức ăn lỏng, mềm, dễ tiêu, ăn thức ăn giàu vitamin, rau, nước quả ép.

Khi trẻ bị sốt xuất huyết, tuyệt đối gia đình không được cho trẻ uống các loại nước có ga, nước có màu đỏ hoặc màu nâu. Tránh thức ăn cay, thức ăn có màu đỏ hoặc màu nâu, thức ăn quá nóng hay quá lạnh.

Tuyệt đối không dùng nhóm thuốc hạ sốt Ibuprofen hoặc aspirin để hạ sốt cho trẻ vì thuốc này khiến tình trạng chảy máu trầm trọng lên, có thể gây xuất huyết dạ dày dữ dội, nguy hiểm đến tính mạng.

Không tự ý ra hiệu thuốc mua kháng sinh cho con dùng vì bệnh này do virus Dengue gây ra. Dùng kháng sinh không những không hiệu quả mà còn làm nặng thêm tình trạng gan, thận.

Tuyệt đối không đưa trẻ đi truyền dịch ở những cơ sở y tế không bảo đảm, các phòng khám tư nhân không đủ điều kiện làm thủ thuật.

Bộ Y tế đã đưa ra các dấu hiệu của sốt xuất huyết Dengue có dấu hiệu cảnh báo, trẻ có ít nhất một trong các dấu hiệu:

- Trẻ vật vã, lờ đờ, đau bụng liên tục nhiều vùng gan

- Trẻ buồn nôn và nôn trên 3 lần/1 giờ, hoặc trên 4 lần/1 giờ

- Xuất huyết niêm mạc, chảy máu chân răng, tiểu cầu giảm nhanh

- Chảy máu chân răng, chảy máu mũi, hành kinh sớm và kéo dài (đối với trẻ nữ)

- Tiểu ít, đi ngoài phân đen

Khi trẻ bị sốt xuất huyết, cha mẹ thấy trẻ có những dấu hiệu nguy hiểm cần đưa trẻ tới các cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu và điều trị kịp thời.

Theo Nhandan.com.vn

Các tin khác


Yêu cầu đình chỉ ngay bếp ăn khiến 350 công nhân nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm

Liên quan đến vụ việc 350 công nhân Công ty TNHH Shinwon Ebenezer Việt Nam (Vĩnh Phúc) nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm, tối 14/5, Bộ Y tế đã có văn bản yêu cầu đình chỉ ngay hoạt động bếp ăn tập thể của công ty này.

Bộ Y tế hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 tại Việt Nam

Theo Bộ Y tế, hiện nay tình hình dịch bệnh COVID-19 trên thế giới diễn biến khó lường, khó dự báo với các biến chủng phụ mới tiếp tục được ghi nhận. Bộ Y tế vừa có hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 để tăng cường miễn dịch phòng bệnh COVID-19, đặc biệt là các nhóm nguy cơ cao...

Nỗi lo ngộ độc thực phẩm tập thể - Bài cuối: Siết chặt quản lý để đảm bảo an toàn cho người dân

Theo báo cáo thị trường kinh doanh ẩm thực tại Việt Nam, hết năm 2023, số lượng nhà hàng, quán cà phê ở nước ta đạt mốc trên 300.000 chưa kể các quán ăn nhỏ lẻ, xe kéo. Việc quản lý an toàn thực phẩm ở các cửa hàng, thực phẩm đường phố, hàng rong rất khó khăn. Đặc biệt, nhiều cơ sở kinh doanh sản phẩm không có nguồn gốc rõ ràng, không ngày sản xuất, hạn sử dụng. Vì vậy, việc siết chặt quản lý khâu đảm bảo an toàn thực phẩm, đặc biệt là nguồn gốc hàng hóa cần phải được thực hiện nghiêm túc hơn bao giờ hết.

Nỗi lo ngộ độc thực phẩm tập thể - Bài 1: Nguy cơ thường trực

Thời gian gần đây, nhiều vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra liên tiếp tại các địa phương trên cả nước, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân, thậm chí có người đã tử vong.

Lấy dị vật nằm trong phổi bệnh nhân suốt 25 năm

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình vừa tiến hành lấy dị vật trong phổi của bệnh nhân suốt 25 năm bằng kỹ thuật nội soi phế quản ống mềm có gây mê. Hiện tại, sức khoẻ của bệnh nhân tạm ổn định và đang được tiếp tục điều trị, chăm sóc. 

Những lá thư khen ngợi - lời tri ân của người bệnh đối với Bệnh viện Đa khoa tỉnh

Thời gian qua, Bệnh viện Đa khoa tỉnh nhận được nhiều thư khen của người bệnh và người nhà bệnh nhân đối với đội ngũ y, bác sỹ, điều dưỡng. Những lá thư cảm ơn mộc mạc, lời tri ân chân tình là động lực giúp đội ngũ y, bác sỹ vượt qua mọi khó khăn, nỗ lực, quyết tâm hơn trong chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục