TP Hòa Bình có trên 1.300 cơ sở thực phẩm, trong đó, cơ sở dịch vụ ăn uống cấp thành phố quản lý trên 400 cơ sở, cấp tỉnh quản lý gần 100 cơ sở, còn lại là cấp phường, xã quản lý. Để cung ứng sản phẩm chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP), thời gian qua, các ngành chức năng của thành phố đã triển khai nhiều hoạt động hướng tới mục tiêu đảm bảo sức khỏe cộng đồng.


Cơ sở chế biến giò chả Tư Hậu, phường Phương Lâm (TP Hòa Bình) chấp hành nghiêm quy định về an toàn thực phẩm.

Nhà hàng Daimond - Công ty thương mại Tuổi trẻ nằm trên địa bàn phường Tân Thịnh. Anh Lưu Tuấn Ninh, đại diện nhà hàng chia sẻ: Xác định được tầm quan trọng của việc đảm bảo ATTP, nhà hàng luôn tuân thủ quy định trong sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm. Trong đó có các điều kiện về con người, cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ, nguyên liệu thực phẩm, nguồn nước sạch, thực hiện kiểm thực 3 bước và lưu mẫu thức ăn theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Thực hiện tập huấn kiến thức về ATTP và khám sức khỏe đối với người quản lý, người tham gia chế biến thực phẩm…

Đồng chí Bùi Quốc Vượng, Trưởng phòng Y tế TP Hòa Bình cho biết: Thời gian qua, công tác đảm bảo ATTP được các cấp ủy Đảng, chính quyền thành phố quan tâm chỉ đạo cùng với sự vào cuộc của Ủy ban MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội. Ban Chỉ đạo ATTP các cấp của thành phố được kiện toàn theo quy định; ban hành kịp thời các văn bản chỉ đạo và triển khai thực hiện nghiêm túc.

Trong năm 2023, các phòng, ban, đơn vị, địa phương đã chủ động triển khai các hoạt động đảm bảo ATTP theo lĩnh vực được phân công và phối hợp chặt chẽ trong quá trình thực hiện. Công tác tuyên truyền được chú trọng thực hiện bằng nhiều hình thức: tuyên truyền lồng ghép; tuyên truyền, vận động trực tiếp tới hộ kinh doanh dịch vụ ăn uống; truyền thông trên hệ thống loa truyền thanh cơ sở... Công tác kiểm tra, giám sát quản lý cơ sở thực phẩm được duy trì thường xuyên, có sự tham gia của các cấp chính quyền. Việc xử lý trường hợp vi phạm các quy định về ATTP được thực hiện đúng quy định pháp luật. Thành phố tổ chức 5 đoàn kiểm tra liên ngành, kiểm tra 367 cơ sở, có 19 cơ sở vi phạm, xử phạt tổng số tiền 53 triệu đồng. Tại phường, xã thành lập 57 đoàn kiểm tra, tiến hành kiểm tra 859 cơ sở; tổ chức ký cam kết bữa ăn đông người 218 bữa. Công tác phòng, chống ngộ độc thực phẩm được tăng cường, kịp thời xử lý những mối nguy ô nhiễm thực phẩm.

Bên cạnh đó, thành phố chú trọng xây dựng, mở rộng các vùng sản xuất nông sản chủ lực, liên kết chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn, áp dụng mô hình OCOP trong sản xuất, kinh doanh nông sản, truy xuất được nguồn gốc gắn liền với xúc tiến thương mại nông sản. Vận động sản xuất, kinh doanh thực phẩm chất lượng, an toàn. Trong năm 2023, thành phố công nhận 3 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao (mật ong bản Dao của Hợp tác xã nông nghiệp Bản Dao Thống Nhất; rượu nếp men lá và rượu nếp cái hoa vàng của hộ kinh doanh Vương Thu Hằng); mở 3 cửa hàng bán sản phẩm OCOP và nông sản an toàn. Trong năm, trên địa bàn không có vụ ngộ độc thực phẩm, không có tử vong do ngộ độc thực phẩm.

Tuy nhiên, theo đồng chí Bùi Quốc Vượng, hiện nay công tác ATTP của thành phố gặp khó khăn. Một số địa phương chưa thực sự chú trọng vấn đề ATTP. Công tác phối hợp quản lý nhà nước về ATTP giữa các ban, ngành, đoàn thể, chính quyền cơ sở còn hạn chế, coi đây là nhiệm vụ của ngành y tế; hoạt động kiểm tra liên ngành về ATTP chưa thường xuyên; việc xử lý vi phạm ATTP tại các phường, xã thiếu kiên quyết, làm hạn chế hiệu lực, hiệu quả của công tác kiểm tra về ATTP. Một số cơ sở chưa chấp hành tốt các quy định đảm bảo ATTP... Mặt khác, hầu hết cơ sở do thành phố quản lý là nhỏ lẻ, nguy cơ ngộ độc thực phẩm luôn ở mức cao...

Xác định được vấn đề đó, từ nay đến cuối năm, thành phố tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp đảm bảo ATTP. Trước mắt đẩy mạnh các hoạt động trong Tháng hành động vì ATTP năm 2024 được triển khai từ ngày 15/4 - 15/5 với chủ đề "Tiếp tục bảo đảm an ninh, ATTP trong tình hình mới''. Triển khai có hiệu quả các văn bản chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh về tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về ATTP. Nâng cao hiệu quả công tác thông tin, truyền thông về ATTP, đa dạng hóa hình thức, nội dung tuyên truyền phù hợp với từng đối tượng, địa phương, nhất là vùng nông thôn và vùng khó khăn. Đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát, hậu kiểm, xử lý vi phạm pháp luật về ATTP. Thực hiện tốt chương trình phối hợp với Ủy ban MTTQ các cấp trong thực hiện chương trình vận động và giám sát bảo đảm ATTP tại địa phương. Quản lý chặt chẽ vệ sinh ATTP đối với cơ sở chế biến, kinh doanh và dịch vụ ăn uống, bếp ăn tập thể, thức ăn đường phố để ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm. Xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm quy định về ATTP.

 

Hương Lan


Các tin khác


Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục