Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.
Đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh Hoà Bình.
Sau 15 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy, chính quyền, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội trong thực hiện chính sách BHYT được nâng lên; quản lý nhà nước về BHYT được tăng cường; giải quyết chế độ, chính sách cho người tham gia BHYT được thực hiện đầy đủ, kịp thời; số người tham gia BHYT tăng hàng năm. Công tác cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong BHYT chuyển biến tích cực. Hệ thống tổ chức quản lý BHYT ngày càng ổn định, tinh gọn, hoạt động hiệu quả... Năm 2008, toàn quốc có 39,7 triệu người tham gia BHYT, tỷ lệ bao phủ đạt 46,1%/dân số; năm 2009, sau khi Chỉ thị số 38-CT/TW ban hành, toàn quốc có trên 50 triệu người tham gia BHYT, tỷ lệ bao phủ đạt 58,2%/dân số; đến năm 2023, toàn quốc có 93,6 triệu người tham gia BHYT, tăng 2,3 lần so với năm 2008, tỷ lệ bao phủ đạt 93,35%/dân số, vượt 0,15% so với nghị quyết của Chính phủ giao.
Qua 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, chính sách BHYT nhận được sự quan tâm, ủng hộ của người dân, tổ chức, doanh nghiệp; khẳng định vai trò quan trọng trong hệ thống an sinh xã hội, góp phần bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân, đảm bảo tiến bộ và công bằng xã hội, phục vụ phát triển KT-XH.
Tại hội nghị, đại biểu các tỉnh, thành phố, bộ, ngành T.Ư đã thảo luận làm rõ thêm những kết quả đạt được, khó khăn, vướng mắc, những bài học kinh nghiệm để thực hiện hiệu quả chính sách BHYT trong thời gian tới.
Phát biểu kết luận hội nghị, đồng chí Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư đánh giá cao sự nỗ lực của toàn ngành BHXH đã kịp thời tham mưu, phối hợp để thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW hiệu quả. BHYT là chính sách xã hội quan trọng của Đảng và Nhà nước, thực hiện tốt các chế độ, chính sách BHYT là trách nhiệm của các cấp ủy, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể, các doanh nghiệp và mọi người dân. Để tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả, đồng chí Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư đề nghị các cấp ủy, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền để người dân, doanh nghiệp, hộ gia đình nhận thức sâu sắc về vai trò, tầm quan trọng của chính sách BHYT, thấy rõ quyền lợi khi tham gia BHYT, từ đó hình thành ý thức tự nguyện, tự giác tham gia BHYT. Đồng thời, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền, sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành, đoàn thể trong triển khai thực hiện BHYT. Tiếp tục đưa các chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia BHYT vào nghị quyết, kế hoạch phát triển KT-XH, nhiệm vụ hàng năm; gắn thực hiện chỉ tiêu về BHYT với các chương trình xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, giảm nghèo bền vững.
Ngành BHXH cần tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về BHYT; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định, chính sách về BHYT; kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm; nâng cao ý thức, trách nhiệm phục vụ, chất lượng dịch vụ, đảm bảo quyền lợi người tham gia BHYT, đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh của người dân.
Hồng Trung
Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".
Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…
Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.
Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2023 cả nước có 82 người chết vì bệnh dại tại 30 tỉnh, thành phố; 674.888 người bị động vật cắn đã phải điều trị dự phòng bệnh dại, tăng 45% so với năm 2022 (trong đó 80% trường hợp là do chó, 18% do mèo, còn lại do các loại động vật khác như khỉ, chuột, dơi).
Hiện nay, các địa phương trong tỉnh đang quyết liệt triển khai tiêm vắc xin phòng dại cho đàn chó, mèo. Đây là giải pháp quan trọng để phòng, chống bệnh dại khi bước vào mùa hè, tránh những cái chết thương tâm do bệnh dại gây ra.
Bệnh cúm gia cầm trên người hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, cũng như chưa có vaccine phòng bệnh. Do đó, người dân cần chủ động trang bị các kiến thức phòng tránh, đặc biệt là trong giai đoạn chuyển mùa như hiện nay.