Trung tâm y tế các huyện Gò Dầu, Bến Cầu (tỉnh Tây Ninh) cho biết, trung tâm đã điều trị cho gần 20 người bệnh nghi bị dịch tả.
Phần lớn những người bệnh được phát hiện tại cửa khẩu quốc tế Mộc Bài hoặc được chuyển viện từ Cam-pu-chia sang điều trị. Trước tình trạng số người Cam-pu-chia có triệu chứng mắc bệnh tiêu chảy cấp nhập cảnh khá đông, tỉnh Tây Ninh lo ngại trước nguy cơ dịch có thể lây lan trong cộng đồng. Ðể bảo đảm dịch bệnh không xâm nhập vào nước ta, ngành y tế Tây Ninh tăng cường công tác giám sát và tuyên truyền cho người dân tại cửa khẩu. Tất cả các phương tiện giao thông từ Cam-pu-chia về đều phải phun thuốc khử trùng mới được nhập cảnh, không để dịch bệnh lây lan vào trong nước. Người có biểu hiện của bệnh dịch tả đều được cách ly theo quy định, lấy mẫu xét nghiệm và chuyển đến trung tâm y tế gần nhất để theo dõi và điều trị.
Tại Quảng Ninh, từ đầu tháng 7 đến nay, số lượng người bị đau mắt đỏ đến khám và điều trị tại khoa mắt các bệnh viện trên địa bàn tỉnh tăng cao. Bệnh viện Ða khoa tỉnh Quảng Ninh cho biết: Tại Phòng khám mắt của bệnh viện, mỗi ngày có khoảng 80 người đến khám, ngày cao điểm có tới hơn 100 người vào khám, trong đó hơn 80% là người đau mắt đỏ, chủ yếu là các em nhỏ ở lứa tuổi mẫu giáo và tiểu học. Theo các chuyên gia, bệnh đau mắt đỏ thường tăng nhanh vào tháng 7 và kéo dài đến hết tháng 10 hằng năm. Bệnh rất dễ lây qua đường hô hấp, nước bọt, tiếp xúc tay - mắt... Các bác sĩ khuyến cáo người bệnh thường xuyên rửa mắt bằng nước muối, tra thuốc mắt theo đúng chỉ định của bác sĩ. Bệnh dễ lây lan qua đường tiếp xúc và hô hấp nên người bệnh cần đeo kính râm, khẩu trang và rửa tay bằng xà-phòng để sát khuẩn.
* Sở Y tế Thừa Thiên - Huế cho biết, tính đến ngày 11-8, số ca mắc sốt xuất huyết (SXH) tại tỉnh Thừa Thiên - Huế đã lên gần 770 người, trong đó có gần 500 ca dương tính và đã có hai người chết. Dịch bệnh tập trung tại TP Huế với 455 ca, trong đó có 286 ca dương tính. Dịch sốt xuất huyết năm nay có những diễn biến bất thường so với mọi năm. Dịch bệnh xuất hiện ngay từ đầu năm. Hai địa phương miền núi Nam Ðông và A Lưới vốn chưa từng có dịch bệnh nay đã có người mắc. Các triệu chứng lâm sàng của bệnh cũng khá nặng hơn.
Ngành y tế Thừa Thiên - Huế đã chủ động phòng, chống dịch SXH như: kiện toàn ban chỉ đạo, đẩy mạnh tuyên truyền; phối hợp với tuyến y tế của T.Ư và các ngành tổ chức giám sát chặt chẽ các ca bệnh và trên diện rộng để phát hiện kịp thời nguy cơ xảy ra dịch bệnh, chủ động khống chế kịp thời; tổ chức thu dung điều trị các tuyến; tăng cường công tác kiểm tra vệ sinh môi trường...
* Tỉnh Phú Yên đã có 8/9 huyện, thành phố có dịch sốt xuất huyết với gần 2.000 ca mắc, tập trung nhiều nhất ở thành phố Tuy Hòa và các huyện Ðông Hòa, Sông Cầu. Trong đó, đã có hai trường hợp chết.
Ðể đẩy mạnh công tác phòng, chống dịch sốt xuất huyết, ngành y tế tỉnh Phú Yên cũng đã kiến nghị tỉnh cấp thêm 550 triệu đồng, hỗ trợ các địa phương trong tỉnh. Các trạm y tế, trung tâm y tế trang bị thêm hóa chất, thuốc men để phòng, chống dịch hiệu quả. Ngành y tế tỉnh Phú Yên phối hợp các địa phương tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân trong việc chủ động ngủ màn, diệt bọ gậy, đến bệnh viện ngay khi phát hiện bệnh.
Theo ND
(HBĐT) - Cũng như nhiều tỉnh, thành phố, các địa phương trong tỉnh đang đối mặt với tình trạng thiếu các loại vắc xin trong Chương trình tiêm chủng mở rộng (TCMR), vitamin A và thuốc kháng HIV (ARV). Tỉnh đang trình Thủ tướng Chính phủ có phương án tháo gỡ khó khăn, đáp ứng nhu cầu của người dân.
Yêu cầu này được Bộ Y tế đưa ra trước tình trạng buôn bán tinh trùng, noãn, phôi, mang thai hộ vì mục đích thương mại tại một số địa phương.
Thời tiết nắng gắt kéo dài trong nhiều ngày khiến số bệnh nhân nhập viện tăng lên rõ rệt, trong số này đa phần là người già và trẻ em.
Do thiếu vaccine nên trong năm 2022, hầu hết tỷ lệ tiêm chủng vaccine trong Chương trình tiêm chủng mở rộng (TCMR) không đạt chỉ tiêu kế hoạch năm và thấp hơn năm 2021.
Đoàn giám sát kiến nghị Quốc hội ban hành Nghị quyết giám sát, trong đó nhấn mạnh việc cần nghiên cứu bảo đảm tiền lương, phụ cấp, chế độ đãi ngộ thỏa đáng đối với nhân viên y tế nói chung, nhân viên y tế cơ sở, y tế dự phòng nói riêng tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ và đặc thù công việc.
(HBĐT) - Ngày 27/5, Bệnh viện Đa khoa tỉnh tiếp nhận và điều trị cho 6 người bị ngộ độc sau khi ăn trứng cá sấu hỏa tiễn.