Phụ nữ dân tộc Dao được nâng cao nhận thức CSSKSS

Phụ nữ dân tộc Dao được nâng cao nhận thức CSSKSS

(HBĐT) - Đó là khẳng định của y tế thôn bản Dương Chí Tuấn ở bản người Dao Suối Bến, xã Tiến Sơn, huyện Lương Sơn khi nói về những chuyển biến trong hành vi chăm sóc SKSS tại bản mình.

 

Từ Suối Bến về đến trung tâm xã nếu đi bằng xe máy chỉ mất chừng 15 phút. Đường xuống trạm y tế xã giờ đã thuận tiện, không còn cách trở như xưa nên cứ vào các ngày chợ phiên, bà con lại tấp nập đi chợ và không quên đến trạm để khám, nghe cán bộ y tế tư vấn, hướng dẫn cách chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ. Y tế thôn bản Tuấn mới ngoài 30 tuổi nhưng đã có ngót chục năm gắn bó với công tác chăm sóc sức khoẻ bà mẹ, trẻ em tại địa bàn. Anh bảo: Bà con người Dao mình giờ tiến bộ rồi. Được Đảng, Nhà nước quan tâm mở đường về bản, lại được đầu tư, hỗ trợ phát triển kinh tế, cuộc sống không thấy khổ nữa. Cùng với phong trào xây dựng đời sống văn hoá mới, nhiều hủ tục đã được xoá bỏ. Ví như trước đây mỗi khi trong bản hoặc gia đình có việc, phụ nữ người Dao xuống trạm sinh nở không được đón về nhà ngay mà phải nằm ở trạm cho đến khi bản, nhà xong việc mới thôi.  Khi về, sản phụ phải ôm con đi vào bằng lối cửa sau. Hôm đó, gia đình sẽ tổ chức thịt lợn, bày cỗ linh đình gọi là làm thủ tục “nhập khẩu” cho đứa trẻ. Những năm trở lại đây, hủ tục rườm rà này đã được xoá bỏ.

 

Kết quả đó có được là nhờ công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân. Cùng với y tế thôn bản, đội ngũ cán bộ y tế xã đã trực tiếp xuống từng hộ gia đình, tổ chức truyền thông, tư vấn sức khoẻ cho từng nhóm đối tượng lồng ghép trong các buổi họp dân, buổi sinh hoạt của các tổ chức đoàn thể xóm có tập trung đông người. Không chỉ tư vấn, vận động bằng miệng, cán bộ y tế còn cấp phát hàng trăm tờ rơi, phát băng, đĩa tuyên truyền để người dân nắm rõ. Loa truyền thanh của xóm dành thời gian và thời lượng nhất định trong tuần để truyền thông, giáo dục sức khoẻ cho người dân. Với nhiều nỗ lực, người dân nơi đây đã có nhiều chuyển biến hành vi có lợi cho sức khoẻ. Đặc biệt là hành vi chăm sóc SKSS có những thay đổi đáng mừng. Bản có tổng số hơn 60 hộ gia đình, 297 nhân khẩu. Các thành viên trong gia đình có ý thức tốt trong việc chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ của mình và người thân, dành nhiều quan tâm đến sức khoẻ người già, phụ nữ có thai, cho con bú và trẻ em.

 

Anh Nguyễn Văn Hấu - Phó trưởng trạm y tế xã nhận xét: “So với trước đây, nhận thức, hành vi của các đối tượng, nhất là phụ nữ độ tuổi sinh sản ở bản Suối Bến đã được cải thiện nhiều”.  Nếu như trước, cán bộ y tế phải tìm đến với dân thì giờ đây bà con đã tự giác tìm gặp thầy thuốc để khám sức khoẻ và chữa bệnh. Vài năm trở lại đây, tỷ lệ phụ nữ có thai được quản lý thai nghén và phụ nữ đẻ khám thai đủ 3 lần luôn đạt 100%. Đáng mừng nhất là phụ nữ người Dao bằng những kiến thức được trang bị đã chú trọng nhiều đến công tác làm mẹ an toàn với hành vi đến đẻ tại cơ sở y tế, uống viên sắt và tiêm phòng uốn ván, có chế độ dinh dưỡng, lao động và nghỉ ngơi hợp lý trong thời gian mang thai, nuôi con nhỏ, nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ theo khoa học... 

 

Hơn 3 năm qua, bản không có trường hợp phụ nữ đẻ tại nhà. 6 tháng đầu năm, bản có 4 phụ nữ đẻ thì 3/4 trường hợp đẻ tại trạm y tế, có 1 trường hợp đẻ tại bệnh viện đa khoa huyện Lương Sơn.

 

                                                                                  Bùi Minh                 

  

Các tin khác


Yêu cầu đình chỉ ngay bếp ăn khiến 350 công nhân nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm

Liên quan đến vụ việc 350 công nhân Công ty TNHH Shinwon Ebenezer Việt Nam (Vĩnh Phúc) nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm, tối 14/5, Bộ Y tế đã có văn bản yêu cầu đình chỉ ngay hoạt động bếp ăn tập thể của công ty này.

Bộ Y tế hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 tại Việt Nam

Theo Bộ Y tế, hiện nay tình hình dịch bệnh COVID-19 trên thế giới diễn biến khó lường, khó dự báo với các biến chủng phụ mới tiếp tục được ghi nhận. Bộ Y tế vừa có hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 để tăng cường miễn dịch phòng bệnh COVID-19, đặc biệt là các nhóm nguy cơ cao...

Nỗi lo ngộ độc thực phẩm tập thể - Bài cuối: Siết chặt quản lý để đảm bảo an toàn cho người dân

Theo báo cáo thị trường kinh doanh ẩm thực tại Việt Nam, hết năm 2023, số lượng nhà hàng, quán cà phê ở nước ta đạt mốc trên 300.000 chưa kể các quán ăn nhỏ lẻ, xe kéo. Việc quản lý an toàn thực phẩm ở các cửa hàng, thực phẩm đường phố, hàng rong rất khó khăn. Đặc biệt, nhiều cơ sở kinh doanh sản phẩm không có nguồn gốc rõ ràng, không ngày sản xuất, hạn sử dụng. Vì vậy, việc siết chặt quản lý khâu đảm bảo an toàn thực phẩm, đặc biệt là nguồn gốc hàng hóa cần phải được thực hiện nghiêm túc hơn bao giờ hết.

Nỗi lo ngộ độc thực phẩm tập thể - Bài 1: Nguy cơ thường trực

Thời gian gần đây, nhiều vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra liên tiếp tại các địa phương trên cả nước, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân, thậm chí có người đã tử vong.

Lấy dị vật nằm trong phổi bệnh nhân suốt 25 năm

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình vừa tiến hành lấy dị vật trong phổi của bệnh nhân suốt 25 năm bằng kỹ thuật nội soi phế quản ống mềm có gây mê. Hiện tại, sức khoẻ của bệnh nhân tạm ổn định và đang được tiếp tục điều trị, chăm sóc. 

Những lá thư khen ngợi - lời tri ân của người bệnh đối với Bệnh viện Đa khoa tỉnh

Thời gian qua, Bệnh viện Đa khoa tỉnh nhận được nhiều thư khen của người bệnh và người nhà bệnh nhân đối với đội ngũ y, bác sỹ, điều dưỡng. Những lá thư cảm ơn mộc mạc, lời tri ân chân tình là động lực giúp đội ngũ y, bác sỹ vượt qua mọi khó khăn, nỗ lực, quyết tâm hơn trong chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục