Rối loạn tiền liệt tuyến (RLTLT) là một trong những vấn đề sức khỏe phổ biến nhất mà nam giới gặp phảo. Ban đầu với triệu chứng không đáng kể, hơi khó chịu, đến nghiêm trọng và đau đớn. Có ba rối loạn có thể ảnh hưởng đến tiền liệt tuyến (TLT): Viêm, phì đại lành tính và ung thư (UT). Chúng thường không phải luôn luôn xảy ra những giai đoạn khác nhau trong cuộc đời của người đàn ông.

Viêm TLT

Với tình trạng này, TLT phồng lên hoặc trở nên nhạy cảm. Đôi khi nhiễm trùng là nguyên nhân gây nên tình trạng viêm. Nhưng nhiều lúc không tìm ra được nguyên nhân gây viêm TLT, thường xảy ra ở độ tuổi 25 - 45. Với các triệu chứng: đau ở lưng dưới và vùng sinh dục, rối loạn đi tiểu, xuất tinh đau đớn, khám vùng TLT to hơn bình thường và đau khi ấn. Điều trị kháng sinh, kháng viêm, giảm đau và vật lý trị liệu.

Phì đại lành tính

Ở giai đoạn tuổi 45 trở đi, mô bên trong TLT thường bắt đầu lớn lên. Sự lớn lên này được gọi là phì đại TLT lành tính. Sự phì đại thường xảy ra ở phần giữa tuyến làm cho mô TLT chèn ép niệu quản và gây nên các vấn đề tiết niệu như: tiểu ngắt quãng, tiểu nhiều về ban đêm và bí tiểu. Nhiều người trải qua các triệu chứng này ở độ tuổi từ 55 - 60 tuổi. Những người khác không có triệu chứng đó cho tới ngoài 70. Điều trị thuốc phong bế alpha, phẫu thuật, liệu pháp laser…

Ung thư

UT TLT phổ biến nhất ở tuổi 50, tăng lên theo tỷ lệ thuận với tuổi tác, là sự lớn lên bất thường và không kiểm soát được của các tế bào mô, xảy ra bên trong của TLT. Giai đoạn đầu, không có bất kỳ triệu chứng nào. Khi bệnh phát triển, các triệu chứng giống như phì đại TLT. Với xét nghiệm PSA, và sinh thiết TLT có chẩn đoán xác định. Mặc dù phổ biến song các vấn đề RLTLT không phải không tránh khỏi. Có những điều nam giới có thể thực hiện để hạn chế nguy cơ, hoặc giảm tốc độ phát triển của bệnh. Ba bước quan trọng nhất để duy trì sức khỏe TLT và sức khỏe nói chung là: ăn uống đầy đủ, thường xuyên vận động và kiểm tra sức khỏe đều đặn.

Ăn nhiều chất có khả năng chống UT TLT và giảm nguy cơ RLTLT

Thức ăn và thức uống có thể làm giảm thiểu nguy cơ RLTLT, đặc biệt là UT. Các nhà nghiên cứu cho biết một số sản phẩm có nguồn gốc thực vật tỏ ra có lợi cho việc ngăn ngừa hoặc kiểm soát bệnh UT TLT.

- Cà chua: có chứa chất lycopen, chất này làm cho cà chua có màu đỏ, có tác dụng oxy hóa mạnh, bảo vệ các tế bào khỏi tác dụng của các gốc tự do, phân tử độc có thể làm tổn hại tế bào. Lycopen có trong sản phẩm cà chua nấu chín: xúp, nước sốt có khả năng chống ung thư tốt hơn lycopen trong sản phẩm tươi sống: cà chua tươi hoặc nước ép cà chua.

- Dưa hấu và bưởi đỏ ruột cũng chứa một lượng nhỏ lycopen.

- Đậu nành: một số hợp chất trong đậu nành giúp kích thích cơ thể tổng hợp globulin kiểm soát các nội tiết tố giới tính testosteron và estrogen. Khi được kiểm soát, các nội tiết tố này giảm tác dụng. Do đó, đậu nành ngoài tác dụng kiểm soát UT, còn có tác dụng ngăn ngừa chứng phì đại TLT, và hạ mức cholesterol.

 Đậu nành.

- Trà xanh: có chứa hàm lượng chất kháng oxi hóa EGCG (epigallocatechin - 3 - gallate) cao, chất này giúp ngăn chặn các tế bào sống bị tổn thương và lão hóa sớm. Ức chế hoạt tính enzyme cần thiết cho sự phát triển của UT. Các nhà nghiên cứu đề nghị nam giới uống 3 tách trà xanh mỗi ngày có tác dụng ngừa UT TLT và UT vú.

- Các loại rau họ bắp cải gồm: cải bắp, bông cải, củ cải trắng, các loại rau này chứa một số chất có tác dụng ngăn cản sự phát triển UT TLT.

- Tỏi: giúp tăng cường khả năng miễn dịch, giảm tác động lan rộng của UT, tăng sự sản xuất enzyme, giúp loại bỏ những chất gây UT .

- Bổ sung các vitamin và khoáng chất: giúp cho TLT khỏe mạnh, đặc biệt là các vitamin C, D, E và các muối khoáng như: selen, kẽm.

- Kiêng chất béo: các nhà nghiên cứu ở Đại học Harward thấy rằng, những người ăn nhiều chất béo có nguy cơ bị UT TLT cao hơn 80% với người ăn ít chất béo.

- Ăn nhiều ngũ cốc và rau quả: cách tốt nhất để giảm chất béo và calo. Thức ăn thực vật, trái cây, rau và các thực phẩm làm từ ngũ cốc chứa nhiều vitamin, khoáng chất và chất xơ có tác dụng ngăn ngừa UT, đồng thời có lợi cho sức khỏe.

Năng vận động thể lực

Tập thể dục đều đặn làm tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện sự lưu thông máu, tăng cường tiêu hóa, tất cả góp phần ngăn ngừa UT, giảm tình trạng béo phì, một tác nhân có khả năng dẫn đến UT.

Tập thể dục giúp cải thiện sức khỏe và khi kết hợp chế độ dinh dưỡng hợp lý có thể ngăn ngừa RLTLT.

Tập thể dục nhịp điệu, giúp tăng quá trình hít thở và nhịp tim, cải thiện sức khỏe tuần hoàn, mỗi 30 phút/ngày.

Đi bộ là môn phổ biến nhất, dễ dàng và không tốn kém. Ngoài ra, kết hợp các loại thể dục thể thao khác như: chạy xe đạp, đánh gôn, quần vợt, bóng rổ… Tùy tình trạng sức khỏe của mỗi người mà ta chọn các loại hình thể dục với quan niệm tập thể dục thể thao là một niềm vui.

Kiểm tra sức khỏe đều đặn

Đây là điều cần thiết để duy trì sức khỏe. Nếu RLTLT xuất hiện thì khám trực tràng và xét nghiệm PSA có thể phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm nhất, lúc này bệnh dễ điều trị và chữa khỏi nhất.

Nếu không kiểm tra đều đặn thì nên sắp xếp cuộc hẹn khám sức khỏe, kể cả khám TLT và biến điều đó thành thói quen hàng năm.

                                                                                 Theo Báo SKĐS

Các tin khác


Cảnh báo biến chứng nguy hiểm từ phương pháp căng da mặt bằng chỉ không an toàn

PGS.TS.BS Phạm Hiếu Liêm, Trưởng Đơn vị Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ, Bệnh viện Da Liễu TP Hồ Chí Minh cho biết, căng da bằng chỉ là phương pháp làm đẹp không phẫu thuật được nhiều người lựa chọn, tuy nhiên biến chứng căng chỉ gây ra nhiễm khuẩn là vô cùng tai hại.

Bệnh viện Đa khoa tỉnh cấp cứu thành công bệnh nhân tổn thương mạch máu lớn 

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hoà Bình đã tiến hành cấp cứu thành công bệnh nhân tổn thương mạch máu lớn nguy hiểm đến tính mạng dưới sự hỗ trợ của các chuyên gia Bệnh viện Việt Đức.

Thành phố Hòa Bình lan tỏa phong trào hiến máu tình nguyện

Hiến máu tình nguyện (HMTN) là hành động ý nghĩa, nhân văn, nghĩa cử cao đẹp, góp phần cứu sống, mang lại hạnh phúc cho nhiều bệnh nhân cần máu tại các cơ sở y tế. Thời gian qua, Ban Chỉ đạo (BCĐ) vận động HMTN TP Hòa Bình đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giúp người dân nhận thức sâu sắc về mục đích, ý nghĩa của phong trào HMTN. Qua đó, ngày hội HMTN hàng năm tổ chức tại địa bàn đã tiếp nhận hàng nghìn đơn vị máu do cán bộ, công chức, chiến sỹ, đoàn viên, thanh niên và người dân chia sẻ.

Yêu cầu đình chỉ ngay bếp ăn khiến 350 công nhân nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm

Liên quan đến vụ việc 350 công nhân Công ty TNHH Shinwon Ebenezer Việt Nam (Vĩnh Phúc) nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm, tối 14/5, Bộ Y tế đã có văn bản yêu cầu đình chỉ ngay hoạt động bếp ăn tập thể của công ty này.

Bộ Y tế hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 tại Việt Nam

Theo Bộ Y tế, hiện nay tình hình dịch bệnh COVID-19 trên thế giới diễn biến khó lường, khó dự báo với các biến chủng phụ mới tiếp tục được ghi nhận. Bộ Y tế vừa có hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 để tăng cường miễn dịch phòng bệnh COVID-19, đặc biệt là các nhóm nguy cơ cao...

Nỗi lo ngộ độc thực phẩm tập thể - Bài cuối: Siết chặt quản lý để đảm bảo an toàn cho người dân

Theo báo cáo thị trường kinh doanh ẩm thực tại Việt Nam, hết năm 2023, số lượng nhà hàng, quán cà phê ở nước ta đạt mốc trên 300.000 chưa kể các quán ăn nhỏ lẻ, xe kéo. Việc quản lý an toàn thực phẩm ở các cửa hàng, thực phẩm đường phố, hàng rong rất khó khăn. Đặc biệt, nhiều cơ sở kinh doanh sản phẩm không có nguồn gốc rõ ràng, không ngày sản xuất, hạn sử dụng. Vì vậy, việc siết chặt quản lý khâu đảm bảo an toàn thực phẩm, đặc biệt là nguồn gốc hàng hóa cần phải được thực hiện nghiêm túc hơn bao giờ hết.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục