Người ta ước tính có tới hơn 90.000 loài nấm phân bố ở khắp mọi nơi, bất kỳ chỗ nào chúng ta cũng có thể gặp vi nấm. Vi nấm được xem là thực vật bậc thấp và phân biệt với các thực vật khác ở chỗ chúng không có chất diệp lục, nên phải sống hoại sinh hoặc ký sinh. Tuy có rất nhiều loài nhưng chỉ có một số nấm gây bệnh cho người hoặc động vật, thực vật.

 

Dựa vào hình thái cơ bản có thể chia vi nấm làm 2 loại: nấm men (có dạng tế bào men hình tròn hay bầu dục) và nấm mốc. Nấm mốc là những vi nấm đa bào phát triển thành dạng sợi tơ nhỏ, phân nhánh, phát triển thành sinh khối có thể thấy được bằng mắt thường.

Một số bệnh nấm thường gặp

- Bệnh do nấm Aspergillus (Aspergillosis): Thường là do nấm A. fumigatus, A. flavus và A.niger thường gây bệnh ở đường hô hấp và mắt, cũng có khi là tim, thận, xương, não, gan.

- Bệnh do nấm Blastomyces gây bệnh ở da, phổi, xương, hệ sinh dục – tiết niệu.

- Bệnh do nấm Candida spp: Đó là loài nấm men thường có ở ống tiêu hóa, miệng, âm hộ. Khi cơ thể suy nhược (do tổn thương ở da, bệnh đái tháo đường, có thai, suy giảm miễn dịch) thì chúng sẽ gây bệnh. Bệnh do nấm Candida spp (C.albicans, C. glabrata…) có thể ở nông, ở sâu hoặc lan tỏa.

- Bệnh nấm da: Có khoảng 40 loại nấm da đã biết, gây ra bởi các loại nấm như: Epidermophyton, Microsporum, Trichophyton… Chúng thường gây ra ở các vị trí da tay, chân (kẽ chân, nấm kẽ) da đầu, râu, tóc, các móng tay chân, quanh miệng, các vị trí ngoài da khác nhau trong thân thể. Bệnh nấm da rất phổ biến, rất dễ xảy ra ở vùng khí hậu nhiệt đới như ở nước ta. Có khoảng 10% dân số thế giới bị nhiễm nấm da. Thông thường, bệnh nấm da không gây hậu quả nghiêm trọng. Tuy nhiên, ở những người bệnh suy giảm miễn dịch nấm có thể phát tán vào các hạch bạch huyết, gan, não và có thể gây tử vong.

Thuốc chống nấm

Nhóm thuốc này thường được chia làm 2 loại: các loại hóa chất chống nấm như các dẫn xuất của imidazol (clotrimazol, ketoconazol, miconazol…), các triazol (fluconazol) các allylamin (naftifin) và một số hợp chất khác. Các thuốc kháng sinh chống nấm: amphotericin B, griseofulvin, nystatin.

Nói chung, việc điều trị bệnh nấm là cần phát hiện sớm, điều trị kịp thời sẽ rất hiệu quả. Với nấm Candida điều trị bằng hóa chất hoặc kháng sinh kháng nấm, điều trị tại chỗ (thuốc mỡ, kem bôi) hoặc uống, hoặc tiêm, tùy tình trạng bệnh, vị trí bệnh và sự dung nạp của từng người bệnh.

Bệnh nấm da loại nhẹ và hạn chế ở từng vùng của da có thể điều trị tại chỗ bằng những loại thuốc cổ điển (acid benzoic, tím gentian…) hoặc các dẫn chất imidazol bôi tại chỗ, các hợp chất khác (acid undecylenic, tolnaftat…) cũng thường được dùng.

Trong trường hợp bệnh nấm da nặng, lan tỏa điều trị tại chỗ ít tác dụng thì có thể dùng các thuốc uống dẫn xuất imidazol (ketoconazol, clotrimazol, miconazol…) hoặc kháng sinh chống nấm loại uống. Những trường hợp bệnh nặng (do nấm Aspergillus, Blastomyces) gây tổn thương ở các tạng phủ thì cần điều trị sớm bằng kháng sinh chống nấm amphotericin B (ambisome, amphocydin, fungilin…) loại tiêm tĩnh mạch, itraconazol uống.

Hiện nay, việc điều trị bệnh nhiễm vi nấm nói chung, kể cả bệnh nấm toàn thân đã có nhiều loại thuốc chữa có kết quả rất tốt. Song điều cần thiết là phải phát hiện bệnh kịp thời, chẩn đoán đúng và điều trị đúng cách. 
   
 
                                                                           Theo Báo SKĐS
 
 

Các tin khác


Yêu cầu đình chỉ ngay bếp ăn khiến 350 công nhân nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm

Liên quan đến vụ việc 350 công nhân Công ty TNHH Shinwon Ebenezer Việt Nam (Vĩnh Phúc) nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm, tối 14/5, Bộ Y tế đã có văn bản yêu cầu đình chỉ ngay hoạt động bếp ăn tập thể của công ty này.

Bộ Y tế hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 tại Việt Nam

Theo Bộ Y tế, hiện nay tình hình dịch bệnh COVID-19 trên thế giới diễn biến khó lường, khó dự báo với các biến chủng phụ mới tiếp tục được ghi nhận. Bộ Y tế vừa có hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 để tăng cường miễn dịch phòng bệnh COVID-19, đặc biệt là các nhóm nguy cơ cao...

Nỗi lo ngộ độc thực phẩm tập thể - Bài cuối: Siết chặt quản lý để đảm bảo an toàn cho người dân

Theo báo cáo thị trường kinh doanh ẩm thực tại Việt Nam, hết năm 2023, số lượng nhà hàng, quán cà phê ở nước ta đạt mốc trên 300.000 chưa kể các quán ăn nhỏ lẻ, xe kéo. Việc quản lý an toàn thực phẩm ở các cửa hàng, thực phẩm đường phố, hàng rong rất khó khăn. Đặc biệt, nhiều cơ sở kinh doanh sản phẩm không có nguồn gốc rõ ràng, không ngày sản xuất, hạn sử dụng. Vì vậy, việc siết chặt quản lý khâu đảm bảo an toàn thực phẩm, đặc biệt là nguồn gốc hàng hóa cần phải được thực hiện nghiêm túc hơn bao giờ hết.

Nỗi lo ngộ độc thực phẩm tập thể - Bài 1: Nguy cơ thường trực

Thời gian gần đây, nhiều vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra liên tiếp tại các địa phương trên cả nước, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân, thậm chí có người đã tử vong.

Lấy dị vật nằm trong phổi bệnh nhân suốt 25 năm

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình vừa tiến hành lấy dị vật trong phổi của bệnh nhân suốt 25 năm bằng kỹ thuật nội soi phế quản ống mềm có gây mê. Hiện tại, sức khoẻ của bệnh nhân tạm ổn định và đang được tiếp tục điều trị, chăm sóc. 

Những lá thư khen ngợi - lời tri ân của người bệnh đối với Bệnh viện Đa khoa tỉnh

Thời gian qua, Bệnh viện Đa khoa tỉnh nhận được nhiều thư khen của người bệnh và người nhà bệnh nhân đối với đội ngũ y, bác sỹ, điều dưỡng. Những lá thư cảm ơn mộc mạc, lời tri ân chân tình là động lực giúp đội ngũ y, bác sỹ vượt qua mọi khó khăn, nỗ lực, quyết tâm hơn trong chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục