Nếu tính sản lượng rơm rạ, bã mía, thân lõi ngô, mùn cưa, bông phế loại ở các nhà máy dệt, cây gỗ, cỏ… mỗi năm cả nước có hơn 40 triệu tấn nguyên liệu. Theo các nhà khoa học, chỉ cần sử dụng 10-15% lượng nguyên liệu này đã tạo ra hơn 1 triệu tấn nấm/năm và hàng trăm nghìn tấn phân hữu cơ.

 

Biến phế liệu thành… tiền
 


Nghề trồng nấm mở ra hướng phát triển trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cơ cấu lao động...


Theo đánh giá của Hiệp hội Khoa học nấm ăn quốc tế (ISMS), có thể sử dụng khoảng 250 loại phế- phụ liệu nông, lâm nghiệp để trồng nấm, đem lại lợi ích nhiều mặt. Ở nước ta, hầu như địa phương nào cũng có người trồng nấm. Để giải quyết việc làm cho một người lao động chuyên trồng nấm với thu nhập trung bình 800.000-900.000 đồng/tháng thì đầu tư ban đầu chỉ cần khoảng 10 triệu đồng và 100m2 đất để làm lán trại.

Hiện nhiều vùng nông thôn đang tích cực chuyển giao công nghệ trồng nấm đến người dân. Trong số này, mô hình hướng dẫn cho người nông dân biết trồng nấm để xóa đói, giảm nghèo của Trung tâm Dạy nghề công lập huyện Nghĩa Hưng (Nam Định) được đánh giá là có nhiều thành công. Nam Định được đánh giá là nơi có phong trào trồng nấm phát triển tốt hiện nay.

Ông Đới Văn Ngọc, Giám đốc Trung tâm Dạy nghề công lập huyện Nghĩa Hưng cho biết: "Nông dân phần nhiều có khó khăn về kinh tế nên không thể áp dụng những mô hình mà nguyên liệu đầu vào quá cao; thay vào đó, cần lựa chọn mô hình có chi phí sản xuất thấp, nguyên liệu sẵn, dễ tìm. Ngoài ra, trình độ hiểu biết của người nông dân có hạn nên phải dạy nghề dễ làm, nhanh thu được sản phẩm. Từ những điều kiện trên, chúng tôi quyết định chọn nghề trồng nấm để dạy cho người nông dân". Đến nay, Trung tâm Dạy nghề công lập huyện Nghĩa Hưng đã nuôi cấy thành công nhiều loại giống nấm từ cấp một đến cấp ba cho kết quả tốt, có thể đáp ứng 100% nhu cầu về giống nấm cho các hộ sản xuất trong huyện, tỉnh. Trung tâm đào tạo được hơn 5.000 học viên, hầu hết là nông dân nghèo trong tỉnh. Khoảng 30% số người học nghề đã sống được bằng nghề trồng nấm.

Ông Lê Đức Ngân, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ (KHCN) Nam Định cho biết: Năm 2007, Bộ KHCN hỗ trợ Nam Định triển khai thực hiện dự án "Xây dựng các mô hình sản xuất giống, nuôi trồng và chế biến nấm hàng hóa trên quy mô diện rộng". Sau hơn ba năm triển khai, tỉnh đã xây dựng thành công nhiều mô hình sản xuất giống nấm cấp một, hai đối với các loại nấm linh chi, nấm sò, nấm rơm và bốn mô hình sản xuất giống nấm cấp hai, ba tại các huyện với công suất 50 tấn/năm. Trước đây, nhiều người không tin nghề trồng nấm sẽ thành công và cho thu nhập cao. Nhưng sau một vài mô hình đạt hiệu quả cao, nhiều nông dân, doanh nghiệp đã tìm đến tham quan, học tập. Nghề sản xuất nấm đang mở ra hướng phát triển tích cực cho tỉnh Nam Định trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cơ cấu lao động và khai thác hiệu quả quỹ đất đai.

Cần có chiến lược phát triển bền vững

Hiện tại, trồng nấm được coi là nghề mang lại hiệu quả kinh tế cao, nhân tố mới ở nông thôn, là động lực mới cho sự phát triển kinh tế hộ nông dân nói chung. Tuy nhiên, việc phát triển nghề này đang đứng trước nhiều bài toán chưa có lời giải thỏa đáng.

Theo đánh giá chung của nhiều nhà khoa học, việc sản xuất, chế biến nấm ở nước ta mới chỉ phát triển ở quy mô nhỏ, phân tán, sản phẩm tiêu thụ trên thị trường nội địa là chính, chưa tương xứng với tiềm năng và giá trị của nó. Hiện nay, trong khi phần lớn các tỉnh phía Nam sản xuất theo mô hình trang trại thì các tỉnh phía Bắc bắt đầu sản xuất theo quy mô hộ gia đình là chính, làng nghề trồng nấm hầu như không có. Bên cạnh đó, trình độ quản lý của các chủ trại trồng nấm và tay nghề của người lao động còn hạn chế. Nhiều chủ hộ chưa nắm bắt được nhu cầu thị trường, dẫn đến thụ động trong việc đầu tư để phát triển sản xuất. Đặc biệt, việc chuyển giao tiến bộ KHCN chưa được quan tâm đúng mức. Ông Lê Đức Ngân cho biết thêm, không riêng Nam Định, để nghề sản xuất nấm phát triển hiệu quả, bền vững thì còn rất nhiều việc phải làm, cần có sự chung tay của nhiều "nhà": quản lý, khoa học, doanh nghiệp và người dân. Về lâu dài, cần tổ chức sản xuất quy mô lớn, tiến đến xây dựng nhà máy chế biến tại chỗ nhằm nâng cao giá trị sản phẩm.

Một hạn chế không thể không nhắc tới là nấm Việt Nam hiện chưa có thương hiệu và có nguy cơ chịu chung số phận như gạo, chè, cà phê, hạt điều khi mà các nhà xuất khẩu nấm Việt Nam phải "chịu" để các doanh nghiệp nước ngoài chế biến và đóng gói lại sản phẩm của mình với nhãn mác mới, tiếp tục bán ra thị trường với giá cao hơn... Rõ ràng, việc tạo dựng thương hiệu nấm cũng là bài toán chưa có lời giải.

 
                                                                              Theo HaNoiMoi


 

Các tin khác


Yêu cầu đình chỉ ngay bếp ăn khiến 350 công nhân nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm

Liên quan đến vụ việc 350 công nhân Công ty TNHH Shinwon Ebenezer Việt Nam (Vĩnh Phúc) nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm, tối 14/5, Bộ Y tế đã có văn bản yêu cầu đình chỉ ngay hoạt động bếp ăn tập thể của công ty này.

Bộ Y tế hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 tại Việt Nam

Theo Bộ Y tế, hiện nay tình hình dịch bệnh COVID-19 trên thế giới diễn biến khó lường, khó dự báo với các biến chủng phụ mới tiếp tục được ghi nhận. Bộ Y tế vừa có hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 để tăng cường miễn dịch phòng bệnh COVID-19, đặc biệt là các nhóm nguy cơ cao...

Nỗi lo ngộ độc thực phẩm tập thể - Bài cuối: Siết chặt quản lý để đảm bảo an toàn cho người dân

Theo báo cáo thị trường kinh doanh ẩm thực tại Việt Nam, hết năm 2023, số lượng nhà hàng, quán cà phê ở nước ta đạt mốc trên 300.000 chưa kể các quán ăn nhỏ lẻ, xe kéo. Việc quản lý an toàn thực phẩm ở các cửa hàng, thực phẩm đường phố, hàng rong rất khó khăn. Đặc biệt, nhiều cơ sở kinh doanh sản phẩm không có nguồn gốc rõ ràng, không ngày sản xuất, hạn sử dụng. Vì vậy, việc siết chặt quản lý khâu đảm bảo an toàn thực phẩm, đặc biệt là nguồn gốc hàng hóa cần phải được thực hiện nghiêm túc hơn bao giờ hết.

Nỗi lo ngộ độc thực phẩm tập thể - Bài 1: Nguy cơ thường trực

Thời gian gần đây, nhiều vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra liên tiếp tại các địa phương trên cả nước, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân, thậm chí có người đã tử vong.

Lấy dị vật nằm trong phổi bệnh nhân suốt 25 năm

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình vừa tiến hành lấy dị vật trong phổi của bệnh nhân suốt 25 năm bằng kỹ thuật nội soi phế quản ống mềm có gây mê. Hiện tại, sức khoẻ của bệnh nhân tạm ổn định và đang được tiếp tục điều trị, chăm sóc. 

Những lá thư khen ngợi - lời tri ân của người bệnh đối với Bệnh viện Đa khoa tỉnh

Thời gian qua, Bệnh viện Đa khoa tỉnh nhận được nhiều thư khen của người bệnh và người nhà bệnh nhân đối với đội ngũ y, bác sỹ, điều dưỡng. Những lá thư cảm ơn mộc mạc, lời tri ân chân tình là động lực giúp đội ngũ y, bác sỹ vượt qua mọi khó khăn, nỗ lực, quyết tâm hơn trong chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục