Bệnh nhân nằm ghép trên cả những chiếc giường xếp ngoài hành lang bệnh viện.
"Tiếp quản" nhiệm vụ từ người tiền nhiệm với hàng loạt vấn đề ngổn ngang: giá thuốc trên trời, bệnh viện quá tải, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Quốc Triệu đã tuyên bố ngay trong những ngày đầu trên cương vị mới rằng: "Bệnh viện sẽ tiến tới không còn nằm ghép".
Nhưng sau 5 năm các vấn đề đó vẫn còn thời sự.
"Chung giường" là căn bệnh mãn tính ở hầu hết các bệnh viện, đặc biệt các bệnh viện tuyến T.Ư. Tại nhiều bệnh viện, giường thực kê được huy động với nhiều hình thức: cáng, giường gấp và tận dụng hành lang, thu hẹp diện tích lối đi để lấy chỗ cho bệnh nhân nội trú.
Tất nhiên trên giường bệnh 90 cm-100 cm chiều ngang không thể quá hai người nằm theo cách trở đầu, nhưng danh sách 4 người/giường đang là cách "xếp hàng" để bệnh nhân được có trong danh sách điều trị hoặc chờ phẫu thuật.
Các bé mới chào đời cũng đã phải làm quen với nằm ghép ở bệnh viện phụ sản. Hay những bệnh nhân ung thư héo mòn vì bệnh hiểm nghèo vẫn phải khó nhọc ngồi tạm bợ hoặc đi lại ngoài hành lang với chai thuốc và dây truyền dịch vốn không phải là hình ảnh hiếm gặp.
Giá thuốc tăng là nỗi ám ảnh của người bệnh. Hầu như năm nào, cơ quan quản lý cũng đều có các văn bản chỉ đạo "tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra về thực hiện các quy định quản lý giá thuốc". Cam kết về bình ổn giá thuốc với giải pháp "kiểm soát giá gốc, chống buôn bán lòng vòng đẩy giá cao bất hợp lý" luôn được hứa sẽ thực hiện. Nhưng xem ra, quản lý giá thuốc là vấn đề nan giải và là bài toán khó với Bộ Y tế.
Hàng loạt sự cố ngộ độc tập thể, phát hiện chất gây hại cho sức khỏe: melamine - chất gây sạn thận bị bỏ lén trong sữa; chất nghi ngại gây ung thư rhodamine nhuộm đỏ trong hạt dưa, tương ớt; gần đây nhất là sự xuất hiện của DEHP trong nước ép hoa quả, thạch rau câu, thậm chí trong thuốc chữa bệnh... Nhưng hầu như trước các sự cố, cơ quan quản lý vẫn chạy theo để khắc hậu quả.
Đồ họa: Hồng Sơn |
Mất cân bằng giới tính nghiêm trọng. Trong 5 năm qua tỷ số giới tính khi sinh (số trẻ trai/100 trẻ gái) liên tục tăng lên và đến nay tỷ số này vẫn chưa dừng lại.
Những điểm sáng, tối trong nhiệm kỳ 2006-2011 Điểm sáng - Tốc độ gia tăng dân số nhanh được kiềm chế. Quy mô dân số VN hiện là 87 triệu người, ít hơn 2 triệu người so với mục tiêu đặt ra. - Lần đầu tiên đề án 1816 với việc luân phiên cán bộ tuyến trên về tuyến dưới, giúp chuyển giao kỹ thuật, nâng cấp trang thiết bị cho tuyến dưới, giảm 20-30% bệnh nhân phải vượt tuyến điều trị. - Tỷ trọng tài chính công cho y tế đã tăng lên: từ 38,2% năm 2007, đạt trên 50% vào năm 2011. - Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt phương án quản lý giá thuốc bằng áp dụng thặng số bán buôn tối đa toàn chặng (90%). Kỳ vọng sẽ không còn mức giá thuốc chênh lệch bất hợp lý. - Lần đầu tiên ATVSTP đã thiết lập được hệ thống cảnh báo các nguy cơ. Trước mắt sẽ tập trung với các thực phẩm thiết yếu nguy cơ cao: sữa, thịt, rau quả, nước giải khát, thực phẩm chế biến. - Đã sản xuất được 10 loại vắc-xin phòng bệnh. Điểm tối - Chất lượng dân số còn thấp: Mỗi người dân có tới 12 năm ốm đau, bệnh tật so với 72,2 tuổi thọ bình quân. - Mất cân bằng giới tính tăng nhanh nhưng chưa có cơ sở y tế nào bị xử phạt vì áp dụng các phương pháp cho chẩn đoán, lựa chọn giới tính thai nhi. - Chi phí thuốc cho điều trị còn quá lớn: chiếm 60% so với tổng chi phí điều trị. Báo động tình trạng lạm dụng thuốc, lạm dụng chỉ định xét nghiệm đối với bệnh nhân BHYT. - Còn tỷ lệ khoảng 10-20% các vụ ngộ độc chưa tìm ra nguyên nhân. - Xã hội hóa y tế đang đứng trước nguy cơ thương mại hóa y tế với việc xuất hiện “khoán” chỉ định xét nghiệm, chụp chiếu tại một số cơ sở y tế công. - Chênh lệch lớn về năng lực chẩn đoán, điều trị các tuyến y tế. |
Kỳ vọng Ông Nguyễn Văn Tiên - Phó chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của QH Thêm các trung tâm y tế kỹ thuật cao vào hoạt động Ông Nguyễn Tiến Quyết - Giám đốc Bệnh viện Việt Đức - Hà Nội Thủ tục khám chữa bệnh bớt phiền hà hơn Ông Trần Trúc Thanh - khu tập thể Vĩnh Hồ, Đống Đa, Hà Nội Cần giảm nhập viện và giảm ngày điều trị trung bình Ông Dương Huy Liệu - Chủ tịch Hội Khoa học kinh tế y tế VN Liên Châu - Tuệ Nguyễn (ghi) |
(HBĐT) - Chi cục ATVSTP vừa có kết luận chính thức về nguyên nhân của vụ ngộ độc hàng loạt sau ăn cỗ cưới tại xóm Đon, xã Mỹ Hòa (Tân Lạc) hôm 16/7 vừa qua. Từ xét nghiệm mẫu bệnh phẩm đã xác định ngộ độc do thức ăn bị nhiễm vi khuẩn tụ cầu vàng (có tên khoa học là Staphylococcus). Theo ông Bùi Quang Huấn – Chi cục Trưởng chi cục ATVSTP: Khi thức ăn đã bị nhiễm độc tố này, việc nấu hay hâm nóng lại cũng trở nên vô ích. Biểu hiện lâm sàng ngộ độc thức ăn do độc tố ruột của Staphylococcus xảy ra sau ăn từ 1 – 6 giờ, buồn nôn, ói mửa, đau bụng, có thể tiêu chảy, sốt nhẹ, mất nước.
Dịch bệnh là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới chỉ số thông minh (IQ) của trẻ. Trẻ bị tiêu chảy, tả, thương hàn... thường giảm khả năng nhận thức, có thể mất 10 điểm IQ so với bé không mắc bệnh.
Ngày 26/7, Trung tâm hô hấp- Bệnh viện Bạch Mai đã chính thức đi vào hoạt động dựa trên cơ sở của khoa hô hấp Bệnh viện Bạch Mai.
Cục Quản lý dược, bộ Y tế vừa có quyết định đình chỉ lưu hành và yêu cầu thu hồi trên toàn quốc 1 loại men tiêu hoá và một loại thuốc kháng viêm chống phù nề do sản xuất trong nước.
(HBĐT) - Ngày 26/7, đoàn công tác UBND tỉnh do đồng chí Bùi Văn Cửu, UVTV, Phó Chủ tịch UBND tỉnh dẫn đầu đã đến thăm hỏi, động viên và tặng quà thương binh hạng ¼ Nguyễn Xuân Nội, xóm Mon, xã Phú Minh (Kỳ Sơn).
(HBĐT) - Ngày 26/7, Thành Đoàn Hòa Bình phối hợp với Đoàn thanh niên các cơ quan: Công an tỉnh, Tổng Công ty Viễn thông quân đội Viettel chi nhánh tại Hòa Bình, Công ty Thủy điện Hòa Bình, Công ty CP Sudico, Đoạn quản lý đường thủy nội địa số 9 đã đến thăm hỏi, động viên, tặng quà 11 gia đình thương binh, liệt sĩ trên địa bàn thành phố, trị giá mỗi suất quà 500.000 đồng.