Tạo không khí vui vẻ, ấm áp trong bữa ăn giúp trẻ ăn ngon miệng.

Tạo không khí vui vẻ, ấm áp trong bữa ăn giúp trẻ ăn ngon miệng.

Sử dụng mọi chiêu thức dụ trẻ ăn, từ làm trò gây sự chú ý của trẻ, xem quảng cáo trên tivi đến ăn rong, chơi thú nhún… nhưng trẻ vẫn không chịu ăn hoặc không chịu nuốt. Điều này làm đau đầu các bậc phụ huynh, vì sợ trẻ biếng ăn sẽ bị suy dinh dưỡng, chậm phát triển. Nhiều người cho rằng trẻ biếng ăn là tình trạng chung, đứa trẻ nào cũng như vậy nhưng các nhà khoa học đã tìm ra một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng này và có biện pháp khắc phục cụ thể.

Điều gì khiến trẻ biếng ăn?

Do khẩu phần ăn: Đây là hiện tượng các bậc phụ huynh không thường xuyên thay đổi món ăn gây cảm giác chán ngán cho trẻ. Đồng thời, khẩu phần ăn không đáp ứng đủ nhu cầu như: chỉ cho trẻ ăn nước rau, nước thịt, nước hầm xương mà không cho ăn phần cái, lâu ngày dẫn đến tình trạng thiếu các chất dinh dưỡng. Ngoài ra, cách chế biến món ăn sai như: cho trẻ ăn thức ăn xay nhuyễn đến lúc 2 - 3 tuổi; pha bột vào sữa, pha sữa quá đặc, pha sữa bằng nước cháo hoặc nước hầm đậu, hầm xương làm trẻ khó tiêu hóa; pha bột quá đặc khi trẻ mới tập ăn dặm… cũng là những nguyên nhân dẫn đến trẻ sợ ăn. Và việc cho trẻ ăn dặm quá sớm (trước khi trẻ tròn 6 tháng) hay ăn cơm quá sớm (trong khi trẻ chưa đủ răng để nhai cơm)…

Công thức ba tác động dành cho trẻ biếng ăn

Thứ nhất: Cải thiện tình trạng tiêu hóa ở trẻ bằng việc cung cấp các enzym tiêu hóa giúp phân rã, tiêu hóa hết lượng thức ăn trong bụng trẻ, làm trống ống tiêu hóa, tạo cho trẻ cảm giác nhanh đói. Việc sử dụng enzym tiêu hóa chỉ nên dùng theo đợt khoảng 10 ngày và dừng lại ngay sau khi có kết quả rõ rệt.

Thứ hai: Nhanh chóng khôi phục, kích thích vị giác của trẻ  bằng cách cho trẻ ăn các thức ăn chứa nhiều khoáng chất như kẽm, sắt, đa dạng món ăn để trẻ có cảm giác thèm ăn và ăn ngon miệng hơn.

Thứ ba: Tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất bằng cách ăn các thức ăn có chứa nhiều vitamin và khoáng chất (rau xanh, hoa quả) và các axít amin thiết yếu (thức ăn giàu đạm) hoặc bổ sung bằng đường uống một số chế phẩm tăng cường dinh dưỡng phù hợp cho trẻ, thêm bữa phụ là sữa công thức với trẻ nhỏ, sữa chua, sữa tươi ở trẻ lớn hơn.

Do tâm lý: Đây là hiện tượng một số trẻ phản ứng lại cha mẹ khi có cảm giác bị ép buộc, bỏ rơi, bị gò bó hoặc bị đánh lừa. Các bậc cha mẹ có những hành động như: ép trẻ bú bình trong khi chỉ thích bú mẹ; ép trẻ phải ngồi ăn một chỗ từ đầu đến cuối bữa ăn; ép trẻ ăn hết khẩu phần ăn của mình trong một thời gian cố định; cho thuốc vào thức ăn, vào sữa…

Do bệnh lý và do thuốc: Do trẻ bị suy dinh dưỡng, bị nhiễm khuẩn cấp tính (viêm mũi, viêm họng, viêm amidan...) và virut, hay bị bệnh về răng miệng (sâu răng, viêm lợi), loạn khuẩn đường ruột. Đặc biệt, khi sử dụng một số loại thuốc điều trị bệnh có thể gây biếng ăn tạm thời cho trẻ.

Do sinh lý: Là hiện tượng trẻ vẫn khỏe mạnh nhưng tự nhiên ăn ít đi trong vài ngày đến vài tuần. Các thời điểm này thường trùng với lúc bé biết lẫy, ngồi, đứng, đi... Sau đó, trẻ trở lại ăn uống bình thường.

Do tâm lý của cha mẹ: Do các bậc phụ huynh quá lo lắng về sự tăng trưởng của con. Khi thấy con ăn ít hơn các trẻ cùng lứa tuổi, nhiều người nghĩ rằng con biếng ăn mặc dù trẻ vẫn tăng cân và tăng chiều cao tốt. Thực tế thì hàm lượng các chất dinh dưỡng trong bữa ăn của các gia đình là khác nhau nên không thể chỉ căn cứ vào số lượng.

Không xác định được nguyên nhân: Ở những trẻ này, do không xác định nguyên nhân ngay từ đầu, nhưng về sau, chính biếng ăn, ăn ít hơn nhu cầu cần phải cung cấp nên trẻ có thể đã ở tình trạng suy dinh dưỡng. Những trẻ này từ lúc sinh ra chỉ ngủ, chơi mà không bao giờ đòi bú (còn gọi là biếng ăn bẩm sinh).

Các biện pháp khắc phục

Thiết kế bữa ăn đa dạng, phù hợp lứa tuổi: Cha mẹ cần thiết kế bữa ăn theo tháng tuổi, không cho trẻ ăn quá nhiều hay quá ít, không cho trẻ ăn thức ăn đơn điệu, nên đổi món thường xuyên, xen kẽ thức ăn mới và thức ăn cũ mà trẻ thích. Cho bé ăn đặc dần để phát triển cơ nhai và có thể ăn thức ăn đặc khi bé đã mọc đủ 20 răng sữa (thường sau 24 tháng tuổi). Khi cho bé ăn cần tập trung, không nên vừa ăn vừa chơi…

Không nên ép trẻ ăn: Các bậc phụ huynh cần bình tĩnh và kiên nhẫn tìm hiểu vì sao trẻ không chịu ăn. Tuyệt đối không nên quát mắng, doạ nạt… Tránh có những hành động như đè bé ra đổ thức ăn, đánh cho bé khóc để bé nuốt..., mọi sự ép buộc đều có thể dẫn tới tác động ngược lại mà bản thân cha mẹ không thể lường trước được. Nếu trẻ vẫn phát triển bình thường, nghĩa là lượng thức ăn đã được cung cấp đủ.

Khi trẻ sử dụng thuốc: cần cho trẻ ăn nhiều bữa, thức ăn chế biến dạng lỏng và mềm hơn, dễ tiêu hóa hơn, mùi vị thơm ngon, hợp khẩu vị. Kết hợp với bữa ăn cần cho trẻ uống đủ nước, đặc biệt là sữa, các loại nước quả có đường để cung cấp năng lượng, vitamin và khoáng chất trong thời gian trẻ bị ốm. Bổ sung các vi chất dinh dưỡng mà trẻ có nguy cơ thiếu hụt như kẽm, iốt, vitamin nhóm B, vitamin A, D… theo chỉ dẫn của thầy thuốc. Với trẻ từ sau 24 tháng tuổi, nên tẩy giun 6 tháng một lần. Giữ gìn vệ sinh răng miệng ngay từ khi trẻ bắt đầu mọc răng.

Biếng ăn không xác định được nguyên nhân: Đối với những trẻ không bao giờ đòi ăn, cha mẹ phải chủ động cho trẻ ăn theo khẩu phần được hướng dẫn và cần có sự theo dõi của bác sĩ dinh dưỡng. Tránh quan điểm để trẻ nhịn đói thì khi trẻ đói quá sẽ phải ăn. Thực tế khi trẻ đói quá sẽ mệt mỏi và lại càng không muốn ăn.

 

                                                               Theo Báo SKĐS 

Các tin khác


Yêu cầu đình chỉ ngay bếp ăn khiến 350 công nhân nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm

Liên quan đến vụ việc 350 công nhân Công ty TNHH Shinwon Ebenezer Việt Nam (Vĩnh Phúc) nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm, tối 14/5, Bộ Y tế đã có văn bản yêu cầu đình chỉ ngay hoạt động bếp ăn tập thể của công ty này.

Bộ Y tế hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 tại Việt Nam

Theo Bộ Y tế, hiện nay tình hình dịch bệnh COVID-19 trên thế giới diễn biến khó lường, khó dự báo với các biến chủng phụ mới tiếp tục được ghi nhận. Bộ Y tế vừa có hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 để tăng cường miễn dịch phòng bệnh COVID-19, đặc biệt là các nhóm nguy cơ cao...

Nỗi lo ngộ độc thực phẩm tập thể - Bài cuối: Siết chặt quản lý để đảm bảo an toàn cho người dân

Theo báo cáo thị trường kinh doanh ẩm thực tại Việt Nam, hết năm 2023, số lượng nhà hàng, quán cà phê ở nước ta đạt mốc trên 300.000 chưa kể các quán ăn nhỏ lẻ, xe kéo. Việc quản lý an toàn thực phẩm ở các cửa hàng, thực phẩm đường phố, hàng rong rất khó khăn. Đặc biệt, nhiều cơ sở kinh doanh sản phẩm không có nguồn gốc rõ ràng, không ngày sản xuất, hạn sử dụng. Vì vậy, việc siết chặt quản lý khâu đảm bảo an toàn thực phẩm, đặc biệt là nguồn gốc hàng hóa cần phải được thực hiện nghiêm túc hơn bao giờ hết.

Nỗi lo ngộ độc thực phẩm tập thể - Bài 1: Nguy cơ thường trực

Thời gian gần đây, nhiều vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra liên tiếp tại các địa phương trên cả nước, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân, thậm chí có người đã tử vong.

Lấy dị vật nằm trong phổi bệnh nhân suốt 25 năm

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình vừa tiến hành lấy dị vật trong phổi của bệnh nhân suốt 25 năm bằng kỹ thuật nội soi phế quản ống mềm có gây mê. Hiện tại, sức khoẻ của bệnh nhân tạm ổn định và đang được tiếp tục điều trị, chăm sóc. 

Những lá thư khen ngợi - lời tri ân của người bệnh đối với Bệnh viện Đa khoa tỉnh

Thời gian qua, Bệnh viện Đa khoa tỉnh nhận được nhiều thư khen của người bệnh và người nhà bệnh nhân đối với đội ngũ y, bác sỹ, điều dưỡng. Những lá thư cảm ơn mộc mạc, lời tri ân chân tình là động lực giúp đội ngũ y, bác sỹ vượt qua mọi khó khăn, nỗ lực, quyết tâm hơn trong chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục