Cán bộ Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh trao đổi phương pháp tuyên truyền về  mất cân bằng giới tính khi sinh  với các cộng tác viên dân số huyện Đà Bắc.

Cán bộ Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh trao đổi phương pháp tuyên truyền về mất cân bằng giới tính khi sinh với các cộng tác viên dân số huyện Đà Bắc.

(HBĐT) - Theo niên giám thống kê và tổng điều tra dân số toàn tỉnh, ngay từ năm 2005, tỉnh ta đã xảy ra tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) với tỷ số 112,5 nam/100 nữ.

 

Tỷ số này diễn biến theo chiều hướng gia tăng theo từng năm rõ rệt và đều cao hơn mức trung bình chung của cả nước: năm 2007 là 113, năm 2008 là 116,3, năm 2009 là 117, năm 2010 tăng lên 118 và 9 tháng năm 2011 là 123. Năm 2009, tỉnh ta nằm trong tốp 10 tỉnh, thành phố có tỷ lệ MCBGTKS cao nhất cả nước thì năm 2010 đã đứng trong tốp 5 và 9 tháng năm 2011 đã đứng trong tốp 3. Trong đó, 5 huyện có tỷ lệ MCBGTKS cao nhất là: Yên Thủy 124,9, Đà Bắc 124,1, Cao Phong 118,1, Lương Sơn 115,9, Tân Lạc 114,5 (số liệu năm 2010).

Bà Nguyễn Thị Ngọc, Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh cho rằng, đây là những con số đáng báo động. Nhà nào cũng muốn có con trai nhưng lại không nghĩ rằng xã hội đang thừa con trai. Tham dự hội thảo “Nam nông dân Đà Bắc gương mẫu thực hiện chính sách DS-KHHGĐ” được tổ chức vào đầu tháng 11, nhiều nông dân trong huyện mới biết Đà Bắc lại là huyện có tỷ lệ MCBGTKS cao thứ hai trong tỉnh. Nhiều ý kiến đều thành thực chia sẻ mong muốn có con trai để nối dõi tông đường, có chỗ dựa khi tuổi già hay có người làm việc đồng áng, đi nương nặng nhọc... Vì vậy, trong huyện đã có những trường hợp dọa bỏ, ép vợ tháo bỏ vòng đẻ con thứ ba để mong có con trai khi đã có 2 con gái. Các số liệu đã chỉ ra rằng, khát khao có con trai rất mãnh liệt bởi MCBGTKS xảy ra ngay ở lần sinh thứ nhất với tỷ số 110,2 và tăng lên 115,5 ở lần sinh thứ ba.

 

Cũng theo bà Nguyễn Thị Ngọc, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này là do bất bình đẳng giới, tư tưởng trọng nam hơn nữ, con mang họ cha, con trai mới được coi là nối dõi tông đường, lo việc thờ cúng... đã ăn sâu vào tiềm thức của không ít cá nhân, dòng họ. Bên cạnh đó là áp lực giảm sinh, mỗi cặp vợ chồng chỉ sinh từ 1-2 con nhưng lại muốn trong đó phải có con trai nên đã sử dụng các dịch vụ lựa chọn giới tính trước sinh. Mặt khác, hiện nay, lao động thủ công đòi hỏi sức lao động cơ bắp vẫn nhiều; chế độ an sinh xã hội cho người cao tuổi chưa đảm bảo, nhiều người già ở nông thôn không có lương hưu nên có tư tưởng muốn có con trai để nương tựa tuổi già. Việc quản lý nạo phá thai, siêu âm xác định giới tính thai nhi chưa tốt. Nhiều người chưa hiểu được hậu quả xã hội của việc MCBGT hoặc hiểu biết thiên lệch về giá trị của con trai và con gái. Dự báo, giai đoạn 2011-2015, tình trạng MCBGT ở tỉnh ta nói riêng và cả nước nói chung nếu không được quan tâm khống chế thì sẽ dẫn đến những hệ lụy khó lường.  

Đảng, Nhà nước đã rất quan tâm và nỗ lực kiểm soát tình trạng MCBGTKS. Pháp lệnh Dân số đã quy định nghiêm cấm chẩn đoán và lựa chọn giới tính thai nhi; Nghị định 114 của Chính phủ quy định cụ thể các hành vi vi phạm và các mức xử phạt. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI) khẳng định việc đảm bảo cân bằng giới tính là một nhiệm vụ quan trọng trong giai đoạn tới. Tỉnh ta cũng đã và đang triển khai mô hình MCBGTKS. Chi cục DS-KHHGĐ đã phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể tuyên truyền, vận động để mọi người dân trong tỉnh nhận thức được thực trạng, tầm quan trọng của MCBGTKS đang diễn ra trong cả nước và trong tỉnh. Sở Y tế đang tham mưu giúp HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết chuyên đề về MCBGTKS, trong đó đề xuất những ưu tiên cho phụ nữ, trẻ em gái. Bà Nguyễn Thị Ngọc cho rằng, cần quản lý chặt chẽ, xử lý nghiêm các cơ sở siêu âm, nạo phá thai vi phạm các quy định của pháp luật. Vấn đề quan trọng nhất lúc này là tuyên truyền cho người dân thấy được hậu quả của MCBGT, từ đó thay đổi từ nhận thức đến hành vi. Chi cục đang tập trung tuyên truyền đối tượng là nam giới vì đây được xác định là đối tượng gốc có tác động lớn đến việc lựa chọn thai nhi. “Cố đẻ con trai để mong nối dõi tông đường nhưng hóa ra lại có nguy cơ mất nòi giống vì nhà nghèo, sau này nhiều khả năng không lấy được vợ, không sinh được con. Sinh con trai hay gái không quan trọng bằng việc nuôi dạy cho tốt, thành người có ích thì mới báo hiếu cha mẹ được” -  Xin mượn lời tâm sự chân tình của chàng trai trẻ người Dao 22 tuổi Lý Văn Quang, xóm Tra, xã Toàn Sơn và ông Ngô Tiến Cao, xóm Sèo, xã Cao Sơn (Đà Bắc) sau khi được dự hội thảo “Nam nông dân Đà Bắc gương mẫu thực hiện chính sách DS-KHHGĐ để nói về sự thay đổi nhận thức về tình trạng MCBGT.

 

                                                                            Cẩm Lệ 

 

Các tin khác


Yêu cầu đình chỉ ngay bếp ăn khiến 350 công nhân nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm

Liên quan đến vụ việc 350 công nhân Công ty TNHH Shinwon Ebenezer Việt Nam (Vĩnh Phúc) nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm, tối 14/5, Bộ Y tế đã có văn bản yêu cầu đình chỉ ngay hoạt động bếp ăn tập thể của công ty này.

Bộ Y tế hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 tại Việt Nam

Theo Bộ Y tế, hiện nay tình hình dịch bệnh COVID-19 trên thế giới diễn biến khó lường, khó dự báo với các biến chủng phụ mới tiếp tục được ghi nhận. Bộ Y tế vừa có hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 để tăng cường miễn dịch phòng bệnh COVID-19, đặc biệt là các nhóm nguy cơ cao...

Nỗi lo ngộ độc thực phẩm tập thể - Bài cuối: Siết chặt quản lý để đảm bảo an toàn cho người dân

Theo báo cáo thị trường kinh doanh ẩm thực tại Việt Nam, hết năm 2023, số lượng nhà hàng, quán cà phê ở nước ta đạt mốc trên 300.000 chưa kể các quán ăn nhỏ lẻ, xe kéo. Việc quản lý an toàn thực phẩm ở các cửa hàng, thực phẩm đường phố, hàng rong rất khó khăn. Đặc biệt, nhiều cơ sở kinh doanh sản phẩm không có nguồn gốc rõ ràng, không ngày sản xuất, hạn sử dụng. Vì vậy, việc siết chặt quản lý khâu đảm bảo an toàn thực phẩm, đặc biệt là nguồn gốc hàng hóa cần phải được thực hiện nghiêm túc hơn bao giờ hết.

Nỗi lo ngộ độc thực phẩm tập thể - Bài 1: Nguy cơ thường trực

Thời gian gần đây, nhiều vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra liên tiếp tại các địa phương trên cả nước, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân, thậm chí có người đã tử vong.

Lấy dị vật nằm trong phổi bệnh nhân suốt 25 năm

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình vừa tiến hành lấy dị vật trong phổi của bệnh nhân suốt 25 năm bằng kỹ thuật nội soi phế quản ống mềm có gây mê. Hiện tại, sức khoẻ của bệnh nhân tạm ổn định và đang được tiếp tục điều trị, chăm sóc. 

Những lá thư khen ngợi - lời tri ân của người bệnh đối với Bệnh viện Đa khoa tỉnh

Thời gian qua, Bệnh viện Đa khoa tỉnh nhận được nhiều thư khen của người bệnh và người nhà bệnh nhân đối với đội ngũ y, bác sỹ, điều dưỡng. Những lá thư cảm ơn mộc mạc, lời tri ân chân tình là động lực giúp đội ngũ y, bác sỹ vượt qua mọi khó khăn, nỗ lực, quyết tâm hơn trong chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục