Có một số loại dược phẩm gây ảnh hưởng lên thính lực. Chúng được gọi là ototoxic medications, có thể gây tổn hại tới thính lực hoặc làm tăng sự nghiêm trọng cho những người có sẵn các vấn đề về thính lực.

Sự giảm thính lực có thể cải thiện sau khi ngưng sử dụng thuốc. Tuy nhiên, cũng có vô số dược phẩm gây ra sự mất thính lực vĩnh viễn. Hiện nay có trên 200 loại dược phẩm gây ảnh hưởng lên thính lực. Thường gặp nhất là các thuốc trị nhiễm vi trùng và các thuốc trị ung thư, các thuốc tim mạch.

Mức độ của sự mất thính lực được xác định dựa vào lượng thời gian mà bệnh nhân sử dụng những dược phẩm gây mất thính lực. Triệu chứng dễ thấy khi một dược phẩm gây ảnh hưởng lên thính lực bao gồm sự ù tai ở một bên tai hoặc cả 2 tai có thể kèm theo chóng mặt, buồn nôn, mất thăng bằng khi đi đứng... Nếu cứ âm thầm chịu đựng thì sự mất thính lực càng trở nên nghiêm trọng hơn và người sử dụng chỉ có thể biết được khi không còn nghe rõ được.

Thông thường, người sử dụng những dược phẩm có khả năng gây mất thính lực thường không phát hiện ra những thay đổi của tai ở giai đoạn sớm nhất. Ù tai là triệu chứng dễ thấy nhất, tuy nhiên vẫn có nhiều dược phẩm gây mất thính lực không gây nên sự ù tai. Sự mất thính lực có thể xảy ra vài tuần, thậm chí vài tháng sau khi ngưng sử dụng thuốc.

Có rất nhiều yếu tố cùng ảnh hưởng đến tác động của những loại thuốc gây mất thính lực trong hệ thống thính giác. Những yếu tố này bao gồm sự mất thính lực sẵn có. Tác động của tiếng ồn trong khi và sau khi sử dụng những thuốc gây giảm thính lực, khoảng thời gian dùng thuốc, chức năng thận, phóng xạ và những sự tương tác với các loại dược phẩm khác. Những thuốc “quen mặt” gây mất thính lực bao gồm:

- Kháng sinh nhóm Aminoglycosides: các kháng sinh này dùng để trị nhiễm vi khuẩn bao gồm streptomycin, kanamycin, và những kháng sinh thuộc “gia đình - mycin”. Kháng sinh nhóm Aminoglycosides thường hay sử dụng ở vùng hẻo lánh hoặc ở những nước chậm phát triển do giá thành thấp. Riêng tại Trung quốc hơn một nửa những trường hợp mất thính lực nghiêm trọng là do sử dụng aminoglycosides.

- Các thuốc Salicylates: cụ thể là aspirin. Khi sử dụng aspirin liều cao trong những trường hợp đau khớp thì aspirin sẽ gây giảm thính lực với triệu chứng ù tai. Không như những trường hợp mất thính lực do các loại dược phẩm khác. Sự mất thính lực gây ra bởi các thuốc salicylates sẽ được cải thiện trong vòng 48 - 72 giờ sau khi ngưng sử dụng thuốc.

Các tác nhân khác: như thuốc lợi tiểu, thuốc trị sốt rét như quinine... Các thuốc kháng viêm không steroid (NAIDs) như ibuprofen cũng gây ảnh hưởng lên thính lực.

Sử dụng dược phẩm bao giờ cũng có tác dụng phụ. Vì vậy, người sử dụng thuốc cần trang bị cho mình một kiến thức tối thiểu bằng cách hỏi bác sĩ, dược sĩ tất cả các tác dụng phụ mà bạn được kê toa và khả năng những dược phẩm này có thể gây mất thính lực hay không.

Bạn cũng nên thường tra tự kiểm thính lực của bạn trước khi và trong khi sử dụng dược phẩm, với sự trợ giúp của một bác sĩ về thính học (audiologist) và cần báo cáo đầy đủ cho thầy thuốc về những thay đổi về thính giác mà bạn cảm thấy lạ hoặc là sự mất thăng bằng khi đi đứng...

 

                                                                     Theo Báo SKĐS

Các tin khác


Yêu cầu đình chỉ ngay bếp ăn khiến 350 công nhân nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm

Liên quan đến vụ việc 350 công nhân Công ty TNHH Shinwon Ebenezer Việt Nam (Vĩnh Phúc) nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm, tối 14/5, Bộ Y tế đã có văn bản yêu cầu đình chỉ ngay hoạt động bếp ăn tập thể của công ty này.

Bộ Y tế hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 tại Việt Nam

Theo Bộ Y tế, hiện nay tình hình dịch bệnh COVID-19 trên thế giới diễn biến khó lường, khó dự báo với các biến chủng phụ mới tiếp tục được ghi nhận. Bộ Y tế vừa có hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 để tăng cường miễn dịch phòng bệnh COVID-19, đặc biệt là các nhóm nguy cơ cao...

Nỗi lo ngộ độc thực phẩm tập thể - Bài cuối: Siết chặt quản lý để đảm bảo an toàn cho người dân

Theo báo cáo thị trường kinh doanh ẩm thực tại Việt Nam, hết năm 2023, số lượng nhà hàng, quán cà phê ở nước ta đạt mốc trên 300.000 chưa kể các quán ăn nhỏ lẻ, xe kéo. Việc quản lý an toàn thực phẩm ở các cửa hàng, thực phẩm đường phố, hàng rong rất khó khăn. Đặc biệt, nhiều cơ sở kinh doanh sản phẩm không có nguồn gốc rõ ràng, không ngày sản xuất, hạn sử dụng. Vì vậy, việc siết chặt quản lý khâu đảm bảo an toàn thực phẩm, đặc biệt là nguồn gốc hàng hóa cần phải được thực hiện nghiêm túc hơn bao giờ hết.

Nỗi lo ngộ độc thực phẩm tập thể - Bài 1: Nguy cơ thường trực

Thời gian gần đây, nhiều vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra liên tiếp tại các địa phương trên cả nước, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân, thậm chí có người đã tử vong.

Lấy dị vật nằm trong phổi bệnh nhân suốt 25 năm

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình vừa tiến hành lấy dị vật trong phổi của bệnh nhân suốt 25 năm bằng kỹ thuật nội soi phế quản ống mềm có gây mê. Hiện tại, sức khoẻ của bệnh nhân tạm ổn định và đang được tiếp tục điều trị, chăm sóc. 

Những lá thư khen ngợi - lời tri ân của người bệnh đối với Bệnh viện Đa khoa tỉnh

Thời gian qua, Bệnh viện Đa khoa tỉnh nhận được nhiều thư khen của người bệnh và người nhà bệnh nhân đối với đội ngũ y, bác sỹ, điều dưỡng. Những lá thư cảm ơn mộc mạc, lời tri ân chân tình là động lực giúp đội ngũ y, bác sỹ vượt qua mọi khó khăn, nỗ lực, quyết tâm hơn trong chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục