Từ nhiều ngày qua, trên địa bàn các tỉnh miền Trung, tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết, quai bị, sốt rét… diễn biến phức tạp. Tuy nhiên, người dân vẫn còn chủ quan, lơ là trong phòng chống dịch bệnh.

 

Một bệnh nhân SXH đang được điều trị
 

Viện Sốt rét - ký sinh trùng - côn trùng Quy Nhơn cho biết: 3 tháng đầu năm 2010, bệnh nhân sốt rét tại khu vực miền Trung tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ, với hơn 1.000 người mắc bệnh. 14/15 tỉnh ở miền Trung tỷ lệ ký sinh trùng sốt rét đều tăng, đặc biệt như ở Quảng Nam, Đắc Lắc tỷ lệ ký sinh trùng sốt rét đã tăng gấp 10 lần.

 

Thời tiết bất thường và sự gia tăng môi trường truyền bệnh ở nhóm dân cư thường xuyên chuyển dịch (những người đi rừng ngủ rẫy, các cộng đồng di cư tự do, các hoạt động giao lưu qua lại dọc biên giới Lào, Campuchia…) làm tăng nguy cơ lây lan dịch bệnh.

 

TS Triệu Nguyên Trung, Viện trưởng Viện Sốt rét – ký sinh trùng – côn trùng Quy Nhơn cho biết: “Theo số liệu mới nhất, tình hình sốt rét có xu hướng gia tăng ở nhiều tỉnh và rất nghiêm trọng. Đặc biệt, bước sang tháng 4 mới là đỉnh 1 của bệnh sốt rét. Thế nên tình hình sốt rét nếu ta không kiểm soát tốt thì sắp tới sẽ rất khó khăn.”

 

Tại Đà Nẵng, dịch sốt xuất huyết diễn biến phức tạp kéo dài từ cuối năm ngoái đến nay. Trong tháng qua, Đà Nẵng có hơn 700 ca sốt xuất huyết, tăng 21 lần so với cùng kỳ năm ngoái.

 

Nguyên nhân chính là quá trình chỉnh trang đô thị và xây dựng nhiều công trình mới đã tạo những hố nước đọng, bể ngầm…là môi trường cho muỗi phát triển.

 

Nguy hiểm hơn, biểu hiện lâm sàng của bệnh sốt xuất huyết đang thay đổi. Nhiều trường hợp khi xét nghiệm lượng tiểu cầu đã giảm tỷ lệ lớn nhưng không hề có biểu hiện lâm sàng. Việc này dẫn đến nguy cơ nếu người dân chủ quan đến bệnh viện muộn, thì có thể bị ảnh hưởng đến tính mạng.

 

Bác sĩ Tôn Thất Thạnh, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng thành phố Đà Nẵng cho biết: “Nhiều người vào viện với xét nghiệm tiểu cầu còn dưới 10.000 nhưng biểu hiện lâm sàng bên ngoài thì không có bất cứ biểu hiện xuất huyết nào cả. Do đó, cần tăng cường tuyên truyền cả vê phương pháp tổng vệ sinh, diệt bọ gậy và khuyến cao những triệu chứng lâm sàng đặc biệt để cho người dân vào những cơ sở điều trị sớm.”

 

Sự lơ là chủ quan của người dân cũng là một nguyên nhân làm bệnh lây lan nhanh. Những nguyên tắc cơ bản để phòng bệnh như ngủ màn, vệ sinh môi trường sống, thường bị người dân bỏ qua.

 

Chị Nguyễn Thị Hà ở phường Hòa Khánh Bắc, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng là một bệnh nhân bị sốt xuất huyết cho biết: “Nhà tôi ở vùng núi cây cối nhiều, nên phát sinh rất nhiều muỗi. Ở đó người dân cũng chưa ý thức được việc vệ sinh môi trường, vứt rác đúng nơi quy định nên muỗi ngày càng nhiều hơn.”

 

Như vậy, ngoài những biện pháp các ngành chức năng triển khai, mỗi người dân cần nâng cao ý thức phòng bệnh sốt rét, sốt xuất huyết bằng cách khi ngủ phải mắc màn; đậy kín lu, vại, bể chứa nước, không tạo nơi cho muỗi đẻ, hàng tuần nên cọ rửa bằng bàn chải để diệt trứng muỗi hoặc thả cá để tiêu diệt bọ gậy…

 

Người dân khi mắc bệnh phải đến ngay cơ sở y tế để được khám, chẩn đoán và điều trị sớm. Khi đi nương rẫy xa, cần đến cơ sở y tế nhận thuốc tự điều trị để hạn chế biến chứng. Đặc biệt, đối với những địa phương ít xảy ra dịch không được chủ quan, lơ là. Có như vậy, dịch sốt rét, sốt xuất huyết mới được khống chế, nhất là vào cao điểm dịch từ tháng 5 tới.

 

 

 

                                                                             Theo Dantri

 

Các tin khác


Yêu cầu đình chỉ ngay bếp ăn khiến 350 công nhân nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm

Liên quan đến vụ việc 350 công nhân Công ty TNHH Shinwon Ebenezer Việt Nam (Vĩnh Phúc) nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm, tối 14/5, Bộ Y tế đã có văn bản yêu cầu đình chỉ ngay hoạt động bếp ăn tập thể của công ty này.

Bộ Y tế hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 tại Việt Nam

Theo Bộ Y tế, hiện nay tình hình dịch bệnh COVID-19 trên thế giới diễn biến khó lường, khó dự báo với các biến chủng phụ mới tiếp tục được ghi nhận. Bộ Y tế vừa có hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 để tăng cường miễn dịch phòng bệnh COVID-19, đặc biệt là các nhóm nguy cơ cao...

Nỗi lo ngộ độc thực phẩm tập thể - Bài cuối: Siết chặt quản lý để đảm bảo an toàn cho người dân

Theo báo cáo thị trường kinh doanh ẩm thực tại Việt Nam, hết năm 2023, số lượng nhà hàng, quán cà phê ở nước ta đạt mốc trên 300.000 chưa kể các quán ăn nhỏ lẻ, xe kéo. Việc quản lý an toàn thực phẩm ở các cửa hàng, thực phẩm đường phố, hàng rong rất khó khăn. Đặc biệt, nhiều cơ sở kinh doanh sản phẩm không có nguồn gốc rõ ràng, không ngày sản xuất, hạn sử dụng. Vì vậy, việc siết chặt quản lý khâu đảm bảo an toàn thực phẩm, đặc biệt là nguồn gốc hàng hóa cần phải được thực hiện nghiêm túc hơn bao giờ hết.

Nỗi lo ngộ độc thực phẩm tập thể - Bài 1: Nguy cơ thường trực

Thời gian gần đây, nhiều vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra liên tiếp tại các địa phương trên cả nước, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân, thậm chí có người đã tử vong.

Lấy dị vật nằm trong phổi bệnh nhân suốt 25 năm

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình vừa tiến hành lấy dị vật trong phổi của bệnh nhân suốt 25 năm bằng kỹ thuật nội soi phế quản ống mềm có gây mê. Hiện tại, sức khoẻ của bệnh nhân tạm ổn định và đang được tiếp tục điều trị, chăm sóc. 

Những lá thư khen ngợi - lời tri ân của người bệnh đối với Bệnh viện Đa khoa tỉnh

Thời gian qua, Bệnh viện Đa khoa tỉnh nhận được nhiều thư khen của người bệnh và người nhà bệnh nhân đối với đội ngũ y, bác sỹ, điều dưỡng. Những lá thư cảm ơn mộc mạc, lời tri ân chân tình là động lực giúp đội ngũ y, bác sỹ vượt qua mọi khó khăn, nỗ lực, quyết tâm hơn trong chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục