Lãnh đạo các sở, ngành cùng với học sinh trường Tiểu học Lý Tự Trọng (TPHB) thực hiện rửa tay bằng xà phòng trong ngày ra quân hưởng ứng Chiến dịch quốc gia phòng chống bệnh tay, chân, miệng.

Lãnh đạo các sở, ngành cùng với học sinh trường Tiểu học Lý Tự Trọng (TPHB) thực hiện rửa tay bằng xà phòng trong ngày ra quân hưởng ứng Chiến dịch quốc gia phòng chống bệnh tay, chân, miệng.

(HBĐT) - Vào mùa hè, khi thời tiết nắng nóng, côn trùng phát triển là thời điểm dễ phát sinh các loại bệnh lây qua đường tiêu hóa, bệnh lây do côn trùng như: tiêu chảy, tả, lỵ, thương hàn, sốt xuất huyết… Thêm vào đó, những năm gần đây, mô hình bệnh tật có nhiều thay đổi, không ít loại bệnh trước đây thường chỉ xuất hiện vào mùa đông-xuân như quai bị, thủy đậu, cúm… nay xuất hiện vào cả mùa hè. Đặc biệt là bệnh tay-chân-miệng đang diễn biến phức tạp.

 

Qua theo dõi, giám sát của hệ thống YTDP, năm 2011, toàn tỉnh ghi nhận 6 ca mắc bệnh sốt xuất huyết, 1 ca tử vong; 3.002 ca mắc rubela; 1.410 ca sốt phát ban; 3 ca mắc bệnh dại đều tử vong; 3 ca mắc viêm não vi rút, 1 ca tử vong; 2.476 ca bệnh tay-chân-miệng. Trong quý I/2012, toàn tỉnh đã có 1.418 ca mắc tiêu chảy, 239 ca mắc thủy đậu, 416 ca mắc quai bị, 3.510 ca mắc cúm. Riêng bệnh tay-chân-miệng đến ngày 23/4 đã ghi nhận 956 ca bệnh lâm sàng tại 11 huyện, thành phố. Cao điểm vào ngày 17/4 đã phát hiện tới 70 ca, trong đó 54 ca bùng phát tại ổ dịch trường học xã Tân Mỹ (Lạc Sơn). Hòa Bình là một trong những tỉnh có số ca mắc bệnh này cao nhất cả nước.

 

Để chủ động phòng, chống các bệnh dịch truyền nhiễm bùng phát trong mùa hè, Trung tâm YTDP tỉnh đã tham mưu giúp Sở Y tế xây dựng kế hoạch phòng, chống dịch ngay từ đầu năm. Đồng thời, chủ động giám sát phát hiện sớm dịch bệnh để có biện pháp dự phòng tích cực. Phối hợp với khối điều trị giám sát các ca bệnh để có biện pháp xử lý thích hợp, khống chế không để lây lan thành dịch. Tăng cường truyền thông bằng nhiều hình thức để người dân hình thành ý thức vệ sinh phòng, chống dịch bệnh. Thực hiện báo cáo dịch hàng ngày ở cả 3 tuyến để cơ sở nắm được tình hình, từ đó có biện pháp dự phòng chủ động.

 

Ông Mai Đức Sỡi, Phó Giám đốc Trung tâm YTDP tỉnh cho biết: Mọi người đều có thể mắc các bệnh truyền nhiễm nhưng đối tượng dễ mắc nhất là trẻ em. Đơn cử như bệnh tiêu chảy thường gặp ở trẻ em từ 6 – 12  tháng tuổi; tay-chân-miệng thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi (chiếm 91%); quai bị thường gặp ở lứa tuổi thanh-thiếu niên; thủy đậu thường gặp ở trẻ em dưới 10 tuổi (chiếm 90%); viêm não Nhật Bản thường gặp ở trẻ từ 3 – 5 tuổi. Nguyên nhân là do cơ thể trẻ đang lớn, hệ thống miễn dịch đang từng bước hình thành, chưa thành ý thức để tự giác phòng bệnh, khi mắc bệnh dễ lây cho các bạn cùng lớp. Vì vậy, cần có các biện pháp cụ thể đối với từng loại dịch bệnh nguy hiểm. Đối với bệnh lây qua đường máu như sốt rét, sốt xuất huyết, viêm não Nhật Bản cần biện pháp chung của cộng đồng là vệ sinh môi trường, dọn dẹp phế thải, loại trừ các ổ bọ gậy, phun thuốc diệt muỗi, thực hiện nằm màn. Đối với bệnh lây theo đường hô hấp như cúm, rubela… cần đeo khẩu trang phòng hộ khi tiếp xúc với người nghi ngờ mắc bệnh. Để tăng cường khả năng miễn dịch thì biện pháp chủ động và hiệu quả là tiêm vắc xin phòng bệnh. Ngoài ra, cần thực hiện ăn uống hợp lý về dinh dưỡng; ăn chín, uống sôi, chọn mua thực phẩm tươi sạch; không để thức ăn sống, chín lẫn nhau; ăn ngay sau khi nấu xong (tốt nhất là 2 giờ đầu); đun chín kỹ các loại thức ăn khi sử dụng lại; không ăn thức ăn ôi thiu, quá hạn sử dụng; thức ăn nấu chín phải được bảo quản hợp vệ sinh; không ăn tiết canh, gỏi, nem trạo, nem chua, uống nước lã; rửa tay với nước sạch bằng xà phòng trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Đối với các trường học cần thành lập, kiện toàn BCĐ công tác y tế học đường; xây dựng kế hoạch chăm sóc bảo vệ sức khỏe cho học sinh; phát hiện sớm các trường hợp nhiễm bệnh, báo cho y tế địa phương để áp dụng các biện pháp phù hợp; liên hệ chặt chẽ với phụ huynh để phối hợp giám sát, theo dõi sức khỏe học sinh. Đối với gia đình, cần quan tâm đến sức khỏe của con mình. Khi phát hiện con ốm cần đưa đến các cơ sở y tế để khám bệnh; tuân thủ các hướng dẫn chuyên môn; nếu mắc bệnh phải nghỉ học và cách ly cần báo cho nhà trường để tránh lây bệnh cho các trẻ khác.

 

Trần Thị Ái Hương, Giám đốc Trung tâm YTDP tỉnh cho biết: công tác phòng, chống dịch gặp không ít khó khăn do cán bộ còn thiếu và yếu trong khi tình hình dịch bệnh có những diến biến phức tạp; nhận thức của người dân còn hạn chế, nhất là thói quen vệ sinh cá nhân, vệ sinh ATTP chưa tốt, tạo thuận lợi cho nhiều dịch bệnh phát triển. Để công tác phòng, chống dịch bệnh mùa hè đạt hiệu quả, vấn đề chủ động phòng bệnh của người dân đặc biệt quan trọng. Trong kế hoạch đã xây dựng, Trung tâm chú trọng vào việc tập huấn cho cán bộ y tế cơ sở, đẩy mạnh tuyên truyền hướng tới đích là mỗi người dân biết cách tự phòng tránh.

 

                                                                                   

                                                            Cẩm Lệ

 

Các tin khác


Yêu cầu đình chỉ ngay bếp ăn khiến 350 công nhân nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm

Liên quan đến vụ việc 350 công nhân Công ty TNHH Shinwon Ebenezer Việt Nam (Vĩnh Phúc) nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm, tối 14/5, Bộ Y tế đã có văn bản yêu cầu đình chỉ ngay hoạt động bếp ăn tập thể của công ty này.

Bộ Y tế hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 tại Việt Nam

Theo Bộ Y tế, hiện nay tình hình dịch bệnh COVID-19 trên thế giới diễn biến khó lường, khó dự báo với các biến chủng phụ mới tiếp tục được ghi nhận. Bộ Y tế vừa có hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 để tăng cường miễn dịch phòng bệnh COVID-19, đặc biệt là các nhóm nguy cơ cao...

Nỗi lo ngộ độc thực phẩm tập thể - Bài cuối: Siết chặt quản lý để đảm bảo an toàn cho người dân

Theo báo cáo thị trường kinh doanh ẩm thực tại Việt Nam, hết năm 2023, số lượng nhà hàng, quán cà phê ở nước ta đạt mốc trên 300.000 chưa kể các quán ăn nhỏ lẻ, xe kéo. Việc quản lý an toàn thực phẩm ở các cửa hàng, thực phẩm đường phố, hàng rong rất khó khăn. Đặc biệt, nhiều cơ sở kinh doanh sản phẩm không có nguồn gốc rõ ràng, không ngày sản xuất, hạn sử dụng. Vì vậy, việc siết chặt quản lý khâu đảm bảo an toàn thực phẩm, đặc biệt là nguồn gốc hàng hóa cần phải được thực hiện nghiêm túc hơn bao giờ hết.

Nỗi lo ngộ độc thực phẩm tập thể - Bài 1: Nguy cơ thường trực

Thời gian gần đây, nhiều vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra liên tiếp tại các địa phương trên cả nước, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân, thậm chí có người đã tử vong.

Lấy dị vật nằm trong phổi bệnh nhân suốt 25 năm

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình vừa tiến hành lấy dị vật trong phổi của bệnh nhân suốt 25 năm bằng kỹ thuật nội soi phế quản ống mềm có gây mê. Hiện tại, sức khoẻ của bệnh nhân tạm ổn định và đang được tiếp tục điều trị, chăm sóc. 

Những lá thư khen ngợi - lời tri ân của người bệnh đối với Bệnh viện Đa khoa tỉnh

Thời gian qua, Bệnh viện Đa khoa tỉnh nhận được nhiều thư khen của người bệnh và người nhà bệnh nhân đối với đội ngũ y, bác sỹ, điều dưỡng. Những lá thư cảm ơn mộc mạc, lời tri ân chân tình là động lực giúp đội ngũ y, bác sỹ vượt qua mọi khó khăn, nỗ lực, quyết tâm hơn trong chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục