Đái dầm là tình trạng trẻ em từ 3 tuổi trở lên khi đi ngủ tự đái mà không biết. Thống kê cho thấy tỷ lệ đái dầm chiếm khoảng 3% trẻ em. Tuy nhiên bệnh cũng có thể gặp ở người lớn. Đái dầm tuy không nguy hiểm, nhưng gây phiền toái trong cuộc sống và làm mất tự tin (nhất là ở người lớn).

 

Theo Y học cổ truyền, nguyên nhân gây chứng đái dầm do thận khí hư hàn không khế ước được bàng quang; do cơ thể suy nhược, tỳ, phế khí hư hoặc do can kinh uất nhiệt, thói quen xấu của trẻ em.

Do thận chủ sinh dục tiết niệu, chủ nhị tiện, chủ tiền âm và hậu âm, thận hư không thể thu nhiếp, cố sáp nước tiểu được gây nên đái dầm.

Cần chú ý phân biệt tình trạng đái dầm dề, không tự chủ trong các bệnh lý thần kinh: tai biến mạch máu não, tổn thương tuỷ sống, u não… gây rối loạn cõ vòng gây nên với chứng đái dầm.

Đái dầm theo y học cổ truyền có những thể bệnh và chứng trạng khác nhau và được điều trị bằng bài thuốc tương ứng với mỗi thể bệnh như sau:

 Mộc thông

Thể thận dương hư

Chứng trạng:

Tiểu tiện trong, nhiều, nhỏ giọt không dứt, sắc mặt trắng bệch, sợ lạnh, chân tay lạnh, lưng gối mỏi yếu, chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi mỏng, mạch trầm tế vô lực.

Pháp điều trị: Ôn bổ thận dương

Bài thuốc:

Nhục quế 3g, Phụ tử 9g, Thỏ ty tử 30g, Câu kỷ tử 15g, Tiên mao 12g, Tiên linh tỷ 12g, Ô dược 12g, Ích trí nhân 12g, Sơn dược 15g, Sinh cam thảo 6g.

Sắc uống ngày 1 thang, chia uống 3 lần trong ngày sau khi ăn 1 giờ.

Thể phế tỳ khí hư

Chứng trạng:

Luôn muốn đi tiểu, sắc mặt tối xám, hụt hơi mất sức, kém ăn, bụng dưới chướng, phân nát, chất lưỡi nhạt, rêu mỏng, mạch tế vô lực.

Pháp điều trị: Bổ tỳ ích khí

Bài thuốc:

Đẳng sâm 15g, Hoàng kỳ 30g, Chích cam thảo 6g, Bạch truật 9g, Sài hồ 9g, Thăng ma 9g, Tang phiêu tiêu 12g, Long cốt 30g, Ngũ vị tử 6g.

Sắc uống ngày 1 thang. Chia uống 3 lần trong ngày sau khi ăn 1 giờ.

Thể can kinh uất nhiệt

Chứng trạng:

Tiểu tiện nhiều lần, nhỏ giọt, sắc vàng đỏ, bứt rứt dễ cáu, lòng bàn tay chân nóng, chất lưỡi đỏ, rêu vàng nhớt mỏng, mạch huyền.

Pháp điều trị: Tả can thanh nhiệt

Bài thuốc:

Long đởm thảo 6g, Hoàng cầm 12g, Sơn chi 12g, Sài hồ 9g, Đương quy 12g, Sinh địa 12g, Hoạt thạch 15g, Xa tiền tử 15g, Mộc thông 9g, Sơn thù nhục 6g, Bổ cốt chỉ 15g, Sinh cam thảo 6g.

Sắc uống ngày 1 thang. Chia uống 3 lần trong ngày sau khi ăn 1 giờ.

 Đào nhân

Thể hạ tiêu ứ trệ

Chứng trạng:

Tiểu tiện nhỏ giọt không thông, bụng dưới chướng đầy ngâm ngẩm đau, có thể sờ thấy cục báng, chất lưỡi tím tối hoặc có ban ứ, rêu lưỡi mỏng, mạch sáp.

Pháp điều trị: Hoạt huyết hoá ứ

Bài thuốc:

Đương quy 12g, Xuyên khung 12g, Xích thược 12g, Bồ hoàng 12g, Sài hồ 9g, Ngũ linh chi 9g, Đào nhân 12g, Hồng hoa 12g, Chỉ xác 9g, Sinh cam thảo.

Sắc uống ngày 1 thang. Chia uống 3 lần trong ngày sau khi ăn 1 giờ.

Phòng bệnh:

- Buổi tối không nên uống nhiều nước, cơm tối ăn nhiều thức ăn khô, ít uống canh.

- Nếu thuộc trường hợp đái dầm ở trẻ em, chú ý buổi tối tránh hưng phấn quá độ, ban đêm định giờ gọi trẻ dậy đi tiểu, để hình thành được phản xạ đi tiểu theo thời gian nhất định.

 

                                                                 Theo Báo SKĐS

 

Các tin khác


Yêu cầu đình chỉ ngay bếp ăn khiến 350 công nhân nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm

Liên quan đến vụ việc 350 công nhân Công ty TNHH Shinwon Ebenezer Việt Nam (Vĩnh Phúc) nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm, tối 14/5, Bộ Y tế đã có văn bản yêu cầu đình chỉ ngay hoạt động bếp ăn tập thể của công ty này.

Bộ Y tế hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 tại Việt Nam

Theo Bộ Y tế, hiện nay tình hình dịch bệnh COVID-19 trên thế giới diễn biến khó lường, khó dự báo với các biến chủng phụ mới tiếp tục được ghi nhận. Bộ Y tế vừa có hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 để tăng cường miễn dịch phòng bệnh COVID-19, đặc biệt là các nhóm nguy cơ cao...

Nỗi lo ngộ độc thực phẩm tập thể - Bài cuối: Siết chặt quản lý để đảm bảo an toàn cho người dân

Theo báo cáo thị trường kinh doanh ẩm thực tại Việt Nam, hết năm 2023, số lượng nhà hàng, quán cà phê ở nước ta đạt mốc trên 300.000 chưa kể các quán ăn nhỏ lẻ, xe kéo. Việc quản lý an toàn thực phẩm ở các cửa hàng, thực phẩm đường phố, hàng rong rất khó khăn. Đặc biệt, nhiều cơ sở kinh doanh sản phẩm không có nguồn gốc rõ ràng, không ngày sản xuất, hạn sử dụng. Vì vậy, việc siết chặt quản lý khâu đảm bảo an toàn thực phẩm, đặc biệt là nguồn gốc hàng hóa cần phải được thực hiện nghiêm túc hơn bao giờ hết.

Nỗi lo ngộ độc thực phẩm tập thể - Bài 1: Nguy cơ thường trực

Thời gian gần đây, nhiều vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra liên tiếp tại các địa phương trên cả nước, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân, thậm chí có người đã tử vong.

Lấy dị vật nằm trong phổi bệnh nhân suốt 25 năm

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình vừa tiến hành lấy dị vật trong phổi của bệnh nhân suốt 25 năm bằng kỹ thuật nội soi phế quản ống mềm có gây mê. Hiện tại, sức khoẻ của bệnh nhân tạm ổn định và đang được tiếp tục điều trị, chăm sóc. 

Những lá thư khen ngợi - lời tri ân của người bệnh đối với Bệnh viện Đa khoa tỉnh

Thời gian qua, Bệnh viện Đa khoa tỉnh nhận được nhiều thư khen của người bệnh và người nhà bệnh nhân đối với đội ngũ y, bác sỹ, điều dưỡng. Những lá thư cảm ơn mộc mạc, lời tri ân chân tình là động lực giúp đội ngũ y, bác sỹ vượt qua mọi khó khăn, nỗ lực, quyết tâm hơn trong chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục