Cán bộ Trạm y tế xã Xuất Hóa (Lạc Sơn) thực hiện tư vấn dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con với phụ nữ mang thai.

Cán bộ Trạm y tế xã Xuất Hóa (Lạc Sơn) thực hiện tư vấn dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con với phụ nữ mang thai.

(HBĐT) - Là một trong 9 chương trình ưu tiên của chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2010 và tầm nhìn 2020, chương trình dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con đã góp phần hạn chế tốc độ gia tăng nhiễm HIV nói chung và tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con nói riêng. Chủ đề của tháng cao điểm dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con năm nay là “Hướng tới loại trừ lây truyền HIV từ mẹ sang con vào năm 2015”.

 

Trong những năm gần đây, tình hình tiêm chích ma tuý có những diễn biến phức tạp. Song hành với nó là tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS cũng có chiều hướng gia tăng. Theo Trung tâm phòng - chống HIV/AIDS tỉnh, tính đến tháng 5/2012, số người nhiễm HIV đã phát hiện ở 11 huyện, thành phố và 144 xã, phường, thị trấn với 1.870 người nhiễm (trong đó có 1.332 người chuyển giai đoạn AIDS, 741 người tử vong do AIDS). Từ năm 2009 đến nay, tỉnh đã tổ chức xét nghiệm cho 9.500 bà mẹ, trong đó có 17 bà mẹ mang thai xét nghiệm dương tính với HIV.  

Bà Nguyễn Thị Thương, Phó Giám đốc Trung tâm Phòng - chống HIV/AIDS cho biết: Phần lớn số phụ nữ mang thai nhiễm HIV chủ yếu phát hiện ở giai đoạn muộn (giai đoạn mang thai hoặc khi chuyển dạ). Do đó, khó khăn trong tư vấn xét nghiệm tự nguyện, quản lý các bà mẹ nhiễm HIV và trẻ em sinh ra từ người mẹ nhiễm HIV. Một trong số những nguyên nhân chủ yếu là do bản thân người phụ nữ mang thai và phụ nữ nhiễm HIV thiếu thông tin, kiến thức về lây truyền HIV, các dịch vụ dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con chưa được cung cấp rộng rãi. Sự kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS còn rất nặng nề. 

Các hoạt động của tháng cao điểm dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con sẽ được triển khai từ 1-30/6 trên phạm vi toàn tỉnh với các hoạt động cụ thể: tổ chức các đợt truyền thông lưu động tại các xã, phường, thôn bản và cụm dân cư về  phòng - chống HIV/AIDS  và dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con; thực hiện truyền thông trực tiếp như nói chuyện, tư vấn, thăm hộ gia đình, thảo luận nhóm thông qua đội ngũ cộng tác viên và nhân viên y tế thôn bản. Bên cạnh đó, Trung tâm Phòng - chống HIV/AIDS tỉnh phối hợp các ban, ngành, đoàn thể hướng dẫn cơ sở vận động phụ nữ mang thai, đặc biệt tập trung vào phụ nữ có nguy cơ lây nhiễm HIV tham gia tư vấn xét nghiệm HIV tự nguyện. Tổ chức tập huấn cho cán bộ làm công tác tư vấn tại các cơ sở sản khoa và hệ thống chăm sóc sức khỏe sinh sản các tuyến. Đồng thời, tăng cường các hoạt động khám, quản lý thai sản, cung cấp các dịch vụ về KHHGĐ cho phụ nữ nói chung và phụ nữ nhiễm HIV nói riêng.  

Để dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con một cách có hiệu quả, Trung tâm Phòng - chống HIV/AIDS và Bệnh viện Đa khoa tỉnh đã chuẩn bị đầy đủ thuốc kháng virus HIV (ARV) và chuẩn bị cung cấp sữa ăn thay thế cho trẻ sinh ra từ các bà mẹ nhiễm HIV đến ít nhất 6 tháng tuổi. Trong trường hợp trẻ được sinh ra từ mẹ có HIV, Trung tâm phòng - chống HIV/AIDS và các cơ sở sản khoa trong toàn tỉnh sẽ thực hiện tư vấn cho các bà mẹ cách nuôi dưỡng trẻ. Ngoài ra, khoa nhi của Bệnh viện Đa khoa tỉnh còn tư vấn, chăm sóc và theo dõi trẻ và mẹ có HIV sau sinh. Đồng thời, điều trị dự phòng bằng Cotrimoxazole cho trẻ sinh ra từ mẹ có HIV.  

Trong tháng cao điểm, các địa phương trong toàn tỉnh phấn đấu ít nhất có 80% số phụ nữ từ 15-49 tuổi được tiếp cận với các thông tin về dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con; tăng tỷ lệ phụ nữ mang thai được tư vấn, làm xét nghiệm HIV và quay lại nhận kết quả xét nghiệm trong thời kỳ mang thai lên 30%; tăng số phụ nữ mang thai được điều trị dự phòng sớm (từ tuần thứ 14) lên 30%; tăng gấp đôi (thêm 50%) số phụ nữ nhiễm HIV mang thai đến sinh đẻ tại bệnh viện có dịch vụ chăm sóc điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con; tăng gấp đôi số trẻ sinh ra từ các bà mẹ nhiễm HIV được điều trị dự phòng và được cung cấp sữa thay thế so với bình quân chung hàng tháng.  

                  

                                                     Kim Tuất 

                                           (Trung tâm TT-GDSK) 

 

Các tin khác


Yêu cầu đình chỉ ngay bếp ăn khiến 350 công nhân nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm

Liên quan đến vụ việc 350 công nhân Công ty TNHH Shinwon Ebenezer Việt Nam (Vĩnh Phúc) nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm, tối 14/5, Bộ Y tế đã có văn bản yêu cầu đình chỉ ngay hoạt động bếp ăn tập thể của công ty này.

Bộ Y tế hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 tại Việt Nam

Theo Bộ Y tế, hiện nay tình hình dịch bệnh COVID-19 trên thế giới diễn biến khó lường, khó dự báo với các biến chủng phụ mới tiếp tục được ghi nhận. Bộ Y tế vừa có hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 để tăng cường miễn dịch phòng bệnh COVID-19, đặc biệt là các nhóm nguy cơ cao...

Nỗi lo ngộ độc thực phẩm tập thể - Bài cuối: Siết chặt quản lý để đảm bảo an toàn cho người dân

Theo báo cáo thị trường kinh doanh ẩm thực tại Việt Nam, hết năm 2023, số lượng nhà hàng, quán cà phê ở nước ta đạt mốc trên 300.000 chưa kể các quán ăn nhỏ lẻ, xe kéo. Việc quản lý an toàn thực phẩm ở các cửa hàng, thực phẩm đường phố, hàng rong rất khó khăn. Đặc biệt, nhiều cơ sở kinh doanh sản phẩm không có nguồn gốc rõ ràng, không ngày sản xuất, hạn sử dụng. Vì vậy, việc siết chặt quản lý khâu đảm bảo an toàn thực phẩm, đặc biệt là nguồn gốc hàng hóa cần phải được thực hiện nghiêm túc hơn bao giờ hết.

Nỗi lo ngộ độc thực phẩm tập thể - Bài 1: Nguy cơ thường trực

Thời gian gần đây, nhiều vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra liên tiếp tại các địa phương trên cả nước, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân, thậm chí có người đã tử vong.

Lấy dị vật nằm trong phổi bệnh nhân suốt 25 năm

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình vừa tiến hành lấy dị vật trong phổi của bệnh nhân suốt 25 năm bằng kỹ thuật nội soi phế quản ống mềm có gây mê. Hiện tại, sức khoẻ của bệnh nhân tạm ổn định và đang được tiếp tục điều trị, chăm sóc. 

Những lá thư khen ngợi - lời tri ân của người bệnh đối với Bệnh viện Đa khoa tỉnh

Thời gian qua, Bệnh viện Đa khoa tỉnh nhận được nhiều thư khen của người bệnh và người nhà bệnh nhân đối với đội ngũ y, bác sỹ, điều dưỡng. Những lá thư cảm ơn mộc mạc, lời tri ân chân tình là động lực giúp đội ngũ y, bác sỹ vượt qua mọi khó khăn, nỗ lực, quyết tâm hơn trong chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục