Bác sĩ chuyên khoa cấp 1 Nguyễn Phương Hoa khám cho bệnh nhân.

Bác sĩ chuyên khoa cấp 1 Nguyễn Phương Hoa khám cho bệnh nhân.

(HBĐT) - Mới 8 giờ sáng ở tầng hai khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện đa khoa tỉnh) có khá nhiều bệnh nhân đến khám bệnh và xin cấp phát thuốc. 10 giờ bệnh nhân đến ít dần, lúc này, tôi nhìn rõ cử chỉ nhẹ nhàng, coi bệnh nhân như người thân của hai nữ bác sĩ. Bác sĩ chuyên khoa cấp I Nguyễn Thị Thành, Trưởng khoa Bệnh nhiệt đới giới thiệu tôi làm quen với bác sĩ chuyên khoa cấp I Nguyễn Phương Hoa, phó khoa. Tôi được bác sĩ Hoa đưa đi thăm các phòng bệnh nhân. Bệnh nhân ở tầng hai phần lớn là bệnh viêm gan, sốt vi rút, viêm màng não do liên cầu lợn.

 

Ở các đầu giường bệnh nhân nằm nội trú đều được dán bảng cấp thuốc và theo dõi sức khỏe. Tôi để ý một bộ phận điều dưỡng đang đẩy xe thuốc vào phòng bệnh nhân, trên xe có hai quyển sổ cập nhật cấp phát thuốc. Hai nữ điều dưỡng dịu hiền đôi mắt, nhẹ nhàng bước chân bên người bệnh. Bác sĩ Hoa nở nụ cười nói với tôi: - Cả hai tầng của khoa kê được 25 giường bệnh, vì vậy, bệnh nhân nằm nội trú  tháng nào cũng chật. Nhưng dù chật chội, việc vệ sinh thường ngày sạch sẽ, các phòng bệnh vẫn làm nhiệm vụ cần thiết của khoa. Vụ dịch bệnh tả, bệnh H1N1, bệnh chân – tay - miệng, khoa phải huy động thêm giường cho bệnh nhân nằm ở hành lang. Khó khăn nhất là bệnh nhân để bệnh quá nặng mới đến viện. Trong tất cả các vụ dịch, bác sĩ của khoa đều được đi tập huấn về phác đồ điều trị nên đã cứu chữa được nhiều người bệnh nặng.

 

Bác sĩ Phương Hoa đưa tôi xuống thăm tầng một nơi có nhiều bệnh nhân nặng như: viêm gan, viêm màng não mủ, viêm màng não do liên cầu lợn, HIV, AIDS…Qua các phòng bệnh, tôi thấy có máy tạo ô xi, máy hút đờm rãi, máy điện tim…Các máy đều do Nhật Bản giúp đỡ. Bác sĩ Phương Hoa dẫn tôi đến thăm phòng bệnh nhân HIV. Nhìn ánh mắt từng người bệnh, tôi hiểu họ rất biết ơn các bác sĩ, các điều dưỡng ở khoa đã tận tình cứu chữa. Biết bác sĩ Hoa còn bận thăm sức khỏe bệnh nhân, chào mọi người, tôi đến phòng khám ngoại trú để gặp bác sĩ Thành. Cuối giờ, bệnh nhân đã về hết, bác sĩ Thành tâm sự: Ở các vùng sâu, xa, người dân ít hiểu biết bệnh HIV, khi họ đến chữa, bệnh đã ở giai đoạn cuối rồi. Tuy vậy, tỷ lệ bệnh nhân điều trị ở khoa được sống sót rất cao, các bệnh nhân HIV ở giai đoạn 3 – 4 có bệnh nhân 1 - 2 tế bào CD4 vẫn được cứu sống. Khoa dùng các nhiễm trùng cơ hội cộng với thuốc kháng vi rút kịp thời cứu chữa được 70% bệnh nhân tưởng như không thể nào cứu chữa được. Điều đáng mừng là Bệnh viện Đa khoa tỉnh có phòng khám ngoại trú của khoa Bệnh nhiệt đới được đánh giá là phòng khám tốt nhất của chương trình tài trợ LIFE-GAP.

 

Cuối giờ ở phòng khám, tôi được gặp các nữ điều dưỡng Thanh Vân, Nguyễn Thị Minh, Hồng Hiên, Thu Quỳnh, Thu Loan, Ngọc Trang…những điều dưỡng hết mình vì bệnh nhân, họ đã thức những đêm dài đem niềm tin cho người bệnh. Đặc biệt có nữ điều dưỡng đang làm thủ thuật cho bệnh nhân suy kiệt nặng giai đoạn cuối của AIDS, đã không may bị kim tiêm đâm phải tay, rất may khoa đã điều trị phơi nhiễm, người điều dưỡng đã an toàn. Trò chuyện với Thu Loan, nữ điều dưỡng viên, tôi được biết ở khoa hàng ngày còn có anh Phùng Bắc  Hiền, người nhiễm bệnh vẫn đến phòng khám ngoại trú tham gia hỗ trợ điều trị. Khi người bệnh được thông báo mình nhiễm HIV, người bệnh đó bị choáng váng, lo sợ, được anh Hiền giải thích, bệnh nhân vơi đi nỗi đau, tự tin, tuân thủ uống thuốc đúng giờ. Hiện nay, khoa Bệnh nhiệt đới chữa trị ngoại trú cho hơn 1.000 người nhiễm HIV, việc cấp phát thuốc, khám bệnh, khoa phải sắp xếp chia đều số người bệnh đến khám theo từng ngày. Các bệnh nhân mắc bệnh khác nằm chữa tại khoa đều được chăm sóc, cứu chữa tận tình. Những bệnh nhân nghèo, khó khăn đều được lên danh sách cho cấp trên xét miễn phí trả tiền thuốc.

 

Khoa Bệnh nhiệt đới là nơi rất dễ lây nhiễm bệnh nguy hiểm. Các nữ điều dưỡng trẻ được điều về khoa, họ đều phải có ý chí và nghị lực cao để quên đi những mặc cảm của người thân, người đang  yêu mình, các cô gái ngành y được ví như “cô dâu trăm họ”. Mỗi bệnh nhân mang một căn bệnh khác nhau, nỗi dằn vặt, đau đớn của bệnh tật luôn làm cho họ thiếu tự tin nhưng đến khoa Bệnh nhiệt đới họ đều ánh lên niềm tin cuộc sống. Khoa có tổ chăm sóc tại nhà cho các đối tượng nhiễm HIV. Một số ít bệnh nhân vì điều kiện gia đình khó khăn hoặc bệnh nhân không tuân thủ điều trị đã được các nữ điều dưỡng đến tận nhà chữa trị bệnh, khoa có tổ công tác lưu động, hàng tháng vào trung tâm 05 – 06 khám định kỳ và cấp thuốc cho người bệnh.

 

Với tinh thần yêu người bệnh là tình yêu quê hương, mỗi năm khoa cứu chữa hàng nghìn bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo. Năm 2011, tập thể khoa đạt lao động giỏi cấp cơ sở. Bác sĩ Nguyễn Phương Hoa đạt chiến sĩ thi đua ngành y tế tỉnh. Năm 2012, khoa sẽ đón niềm vui mới về thi đua khen thưởng.

Tạm biệt khoa Bệnh nhiệt đới, nơi đem lại niềm vui, niềm tin cho cuộc sống. Mười “cô tiên áo trắng”nhẹ nhàng bước chân, dịu hiền đôi mắt thắp sáng tình yêu quê hương, đất nước.

 

       Trần Quốc Dũng

 

Các tin khác


Yêu cầu đình chỉ ngay bếp ăn khiến 350 công nhân nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm

Liên quan đến vụ việc 350 công nhân Công ty TNHH Shinwon Ebenezer Việt Nam (Vĩnh Phúc) nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm, tối 14/5, Bộ Y tế đã có văn bản yêu cầu đình chỉ ngay hoạt động bếp ăn tập thể của công ty này.

Bộ Y tế hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 tại Việt Nam

Theo Bộ Y tế, hiện nay tình hình dịch bệnh COVID-19 trên thế giới diễn biến khó lường, khó dự báo với các biến chủng phụ mới tiếp tục được ghi nhận. Bộ Y tế vừa có hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 để tăng cường miễn dịch phòng bệnh COVID-19, đặc biệt là các nhóm nguy cơ cao...

Nỗi lo ngộ độc thực phẩm tập thể - Bài cuối: Siết chặt quản lý để đảm bảo an toàn cho người dân

Theo báo cáo thị trường kinh doanh ẩm thực tại Việt Nam, hết năm 2023, số lượng nhà hàng, quán cà phê ở nước ta đạt mốc trên 300.000 chưa kể các quán ăn nhỏ lẻ, xe kéo. Việc quản lý an toàn thực phẩm ở các cửa hàng, thực phẩm đường phố, hàng rong rất khó khăn. Đặc biệt, nhiều cơ sở kinh doanh sản phẩm không có nguồn gốc rõ ràng, không ngày sản xuất, hạn sử dụng. Vì vậy, việc siết chặt quản lý khâu đảm bảo an toàn thực phẩm, đặc biệt là nguồn gốc hàng hóa cần phải được thực hiện nghiêm túc hơn bao giờ hết.

Nỗi lo ngộ độc thực phẩm tập thể - Bài 1: Nguy cơ thường trực

Thời gian gần đây, nhiều vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra liên tiếp tại các địa phương trên cả nước, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân, thậm chí có người đã tử vong.

Lấy dị vật nằm trong phổi bệnh nhân suốt 25 năm

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình vừa tiến hành lấy dị vật trong phổi của bệnh nhân suốt 25 năm bằng kỹ thuật nội soi phế quản ống mềm có gây mê. Hiện tại, sức khoẻ của bệnh nhân tạm ổn định và đang được tiếp tục điều trị, chăm sóc. 

Những lá thư khen ngợi - lời tri ân của người bệnh đối với Bệnh viện Đa khoa tỉnh

Thời gian qua, Bệnh viện Đa khoa tỉnh nhận được nhiều thư khen của người bệnh và người nhà bệnh nhân đối với đội ngũ y, bác sỹ, điều dưỡng. Những lá thư cảm ơn mộc mạc, lời tri ân chân tình là động lực giúp đội ngũ y, bác sỹ vượt qua mọi khó khăn, nỗ lực, quyết tâm hơn trong chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục