Nhiễm khuẩn răng miệng là một vấn đề khá thường gặp. Nó không chỉ là bệnh lý của răng mà còn nhiều bệnh lý khác liên quan đến phần mềm như viêm quanh răng, viêm nướu, ổ áp-xe… Vậy dùng thuốc nào, lựa chọn kháng sinh hoặc phối hợp ra sao hoàn toàn phụ thuộc vào dạng bệnh nhiễm khuẩn, loại vi khuẩn gây bệnh.

 

Thuốc nào có thể dùng?

Căn cứ vào các loại vi khuẩn gây bệnh mà chúng ta có thể dùng các loại kháng sinh sau: amoxicillin, phenoxymethylpenicillin, metronidazol, erythromycin, doxycyclin, spiramycin. Trong đó, 3 thuốc amoxicillin, phenoxymethylpenicillin và doxycycline là những kháng sinh có phổ rất rộng, tức là có thể diệt được nhiều loại vi khuẩn cùng một lúc.

Dùng thuốc cho hiệu quả 1

Dùng thuốc chống nhiễm khuẩn răng miệng cho hiệu quả.

Amoxicillin và phenoxymethylpenicillin là hai kháng sinh thuộc nhóm beta lactam. Đây là dòng kháng sinh đa dụng và có hoạt tính diệt khuẩn tốt đồng thời cũng là dòng kháng sinh tương đối an toàn và ít có tác dụng phụ với người dùng. Hai kháng sinh này có tác dụng tiêu diệt với vi khuẩn tụ cầu, liên cầu.

Kháng sinh tác dụng tiêu diệt các vi khuẩn gram (+) và các vi khuẩn tụ cầu liên cầu tương tự như amoxicillin là các kháng sinh spiramycin, erythromycin, doxycycline. Những kháng sinh này đều có khả năng tiêu diệt các vi khuẩn cư trú ở vùng răng miệng và hầu họng. Chúng có tác dụng điều trị và dự phòng các bệnh răng miệng.

Trường hợp nếu người bệnh có nguy cơ dị ứng cao và bị dị ứng với các kháng sinh dòng beta lactam thì chúng ta có thể dùng kháng sinh dòng doxycycline. Doxycycline là một kháng sinh thuộc nhóm tetracyclin nên có sức mạnh tiêu diệt được cả vi khuẩn gram (-) và gram (+). Nó hết sức nhạy cảm với vi khuẩn kỵ khí và vi khuẩn đường ruột nên khá hữu dụng để điều trị bệnh nhiễm trùng răng miệng.

Thuộc nhóm tetracyclin nhưng doxycycline có ưu điểm đặc biệt hơn là nó không gây nhiễm độc gan mạnh cho người dùng nên khá an toàn. Nó là kháng sinh được lựa chọn thay thế trong trường hợp người dùng bị dị ứng với amoxicillin. Điều lưu ý cực kỳ quan trọng ở đây chỉ là biến cố làm hỏng men răng ở những răng non, do đó không dùng thuốc với trẻ em.

Nếu chúng ta không có hai kháng sinh trên thì việc dùng spiramycin và erythromycin thay thế là một biện pháp có thể chấp nhận được. Chỉ có hai lưu ý ở đây là không nên dùng erythromycin nếu như người bệnh đang bị tiền đình, người cao tuổi, người có vấn đề về thận. Người hay bị đầy bụng, khó tiêu cũng không nên dùng kháng sinh này vì chúng gây trướng bụng vô cùng khó chịu. Nếu người bệnh là người hay bị kích ứng dạ dày, hay buồn nôn cũng không nên dùng vì erythromycin có thể gây buồn nôn.

Kháng sinh đáng lưu ý cuối cùng là metronidazol. Đây là kháng sinh có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn đường ruột và vi khuẩn kỵ khí đặc biệt mạnh. Thường thì người ta hay phối hợp metronidazol với spiramycin thành một loại biệt dược có tên là rodogyl. Loại thuốc này rất nổi tiếng và hay được dùng trong lâm sàng răng miệng.

Và những lưu ý

Trước khi dùng kháng sinh cần kiểm tra tình trạng nhiễm trùng răng miệng tại chỗ của người bệnh. Nếu như ổ nhiễm khuẩn có màng bao phủ, có mủ, có bọc thì điều tốt nhất bạn nên làm là chích ổ mủ đó ra và dẫn lưu chảy ra ngoài. Làm được điều này là bạn đã trực tiếp thải bỏ một lượng vô cùng lớn vi khuẩn gây nhiễm trùng tại chỗ. Sau đó chỉ cần dùng một đợt kháng sinh ngắn ngày là có thể lành bệnh.

Khi dùng các kháng sinh phổ rộng bạn cần lưu ý là nó làm giảm nồng độ thuốc tránh thai dạng viên uống dài ngày. Vì thế mà trong trường hợp dùng cả hai loại thuốc này, bạn cần dùng bao cao su tránh thai thêm 7 ngày kể từ khi dừng điều trị kháng sinh.

Khi dùng kháng sinh nhưng nếu thấy bệnh không tiến triển, răng vẫn đau như cũ, miệng lưỡi vẫn loét không liền, nướu răng sưng phồng lên thì tốt nhất cần đến bác sĩ khám lại.

Không giống như nhiễm khuẩn nội tạng, cần đòi hỏi dùng kháng sinh kéo dài, với nhiễm khuẩn răng miệng chúng ta chỉ cần dùng một liệu trình khoảng 5 ngày với các bệnh thông thường là đủ. Bạn hoàn toàn yên tâm là bệnh đã được điều trị đủ.

 

                                                                           Theo Báo SKĐS

 

 

Các tin khác


Yêu cầu đình chỉ ngay bếp ăn khiến 350 công nhân nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm

Liên quan đến vụ việc 350 công nhân Công ty TNHH Shinwon Ebenezer Việt Nam (Vĩnh Phúc) nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm, tối 14/5, Bộ Y tế đã có văn bản yêu cầu đình chỉ ngay hoạt động bếp ăn tập thể của công ty này.

Bộ Y tế hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 tại Việt Nam

Theo Bộ Y tế, hiện nay tình hình dịch bệnh COVID-19 trên thế giới diễn biến khó lường, khó dự báo với các biến chủng phụ mới tiếp tục được ghi nhận. Bộ Y tế vừa có hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 để tăng cường miễn dịch phòng bệnh COVID-19, đặc biệt là các nhóm nguy cơ cao...

Nỗi lo ngộ độc thực phẩm tập thể - Bài cuối: Siết chặt quản lý để đảm bảo an toàn cho người dân

Theo báo cáo thị trường kinh doanh ẩm thực tại Việt Nam, hết năm 2023, số lượng nhà hàng, quán cà phê ở nước ta đạt mốc trên 300.000 chưa kể các quán ăn nhỏ lẻ, xe kéo. Việc quản lý an toàn thực phẩm ở các cửa hàng, thực phẩm đường phố, hàng rong rất khó khăn. Đặc biệt, nhiều cơ sở kinh doanh sản phẩm không có nguồn gốc rõ ràng, không ngày sản xuất, hạn sử dụng. Vì vậy, việc siết chặt quản lý khâu đảm bảo an toàn thực phẩm, đặc biệt là nguồn gốc hàng hóa cần phải được thực hiện nghiêm túc hơn bao giờ hết.

Nỗi lo ngộ độc thực phẩm tập thể - Bài 1: Nguy cơ thường trực

Thời gian gần đây, nhiều vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra liên tiếp tại các địa phương trên cả nước, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân, thậm chí có người đã tử vong.

Lấy dị vật nằm trong phổi bệnh nhân suốt 25 năm

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình vừa tiến hành lấy dị vật trong phổi của bệnh nhân suốt 25 năm bằng kỹ thuật nội soi phế quản ống mềm có gây mê. Hiện tại, sức khoẻ của bệnh nhân tạm ổn định và đang được tiếp tục điều trị, chăm sóc. 

Những lá thư khen ngợi - lời tri ân của người bệnh đối với Bệnh viện Đa khoa tỉnh

Thời gian qua, Bệnh viện Đa khoa tỉnh nhận được nhiều thư khen của người bệnh và người nhà bệnh nhân đối với đội ngũ y, bác sỹ, điều dưỡng. Những lá thư cảm ơn mộc mạc, lời tri ân chân tình là động lực giúp đội ngũ y, bác sỹ vượt qua mọi khó khăn, nỗ lực, quyết tâm hơn trong chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục