Tiêm chủng rất cần thiết để bảo vệ trẻ em khỏi nhiều căn bệnh nguy hiểm. Nhiệm vụ của cha mẹ không chỉ là kịp thời cho trẻ đi tiêm đúng hạn mà còn phải chăm sóc cho con sau khi tiêm.

 

Giúp bé trong quá trình tiêm

Hầu như tất cả các loại vắc xin đều làm ở dạng thuốc tiêm. Một vài trường hợp ngoại lệ thì được chế dưới hình thức giọt, dùng đường uống. Và hầu hết trẻ em sợ kim tiêm. Ngoài ra, tại chỗ tiêm có thể cảm thấy nóng rát, khó chịu. Các mẹ có thể giúp bé cảm thấy bớt đau hơn trong chính thời điểm tiêm chủng bằng những cách sau:

Nếu bé còn nhỏ, bạn có thể bế bé trong tay, vỗ về để bé cảm thấy bạn đang ở gần che chở, nhờ đó khiến bé bớt sợ hãi. Nếu bé đã lớn, bạn có thể nói chuyện với con, chỉ dẫn bé cách thư giãn và thả lỏng các cơ bắp để giảm đau tốt hơn.

Cách chăm sóc cho trẻ sau khi tiêm chủng  1

Phải làm gì với các biến chứng nhẹ tại nhà?

Đôi khi sau khi tiêm chủng có một số hiện tượng như sốt hoặc sưng tại chỗ tiêm. Với một số triệu chứng đó, bạn có thể xử lý chúng tại nhà một cách dễ dàng.

Sốt nhẹ

Nhiệt độ tăng là một trong những biến chứng phổ biến nhất sau khi chủng ngừa. Khi cơ thể bé tăng nhiệt độ, điều tốt nhất mà bố mẹ cần làm lúc này là cặp nhiệt độ cho bé để theo dõi thân nhiệt. Nếu nhiệt độ cơ thể lên trên 38,5 độ C, cha mẹ nên cho trẻ uống thuốc hạ sốt.

Riêng với trẻ dưới ba tháng tuổi, các bậc cha mẹ cần hỏi ý kiến của bác sỹ trước khi sử dụng. Nếu có sự chỉ dẫn của bác sỹ, bố mẹ mới cho bé dùng thuốc.

Bác sĩ nhi khoa Mỹ và châu Âu khuyên bạn không nên sử dụng aspirin cho trẻ em dưới 2 tuổi vì nguy cơ gây ra hội chứng Reye. Đối với trẻ em trên 2 tuổi thì thuốc này được cho phép và thường là sự lựa chọn đầu tiên khi bé bị sốt.

Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, nếu thân nhiệt của bé không hề giảm mặc dù bạn đã thử mọi cách, hoặc bé có vài biểu hiện sau: khóc dai dẳng hơn ba tiếng đồng hồ, có những biểu hiện của co giật, thân nhiệt không giảm, bạn nên gọi ngay cho bác sỹ hoặc đưa bé đến những cơ sở y tế đáng tin cậy để bé được chăm sóc khẩn cấp.

Nếu nghi ngờ rằng sự gia tăng nhiệt độ không liên quan đến việc tiêm phòng, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ nhi khoa để được tư vấn chuẩn xác.

Đỏ, sưng

Sưng và đỏ ở các chỗ tiêm thường ít gặp hơn. Cha mẹ có thể lấy một miếng gạc lạnh để chườm vào chỗ tiêm cho bé. Nén để giữ trong khoảng từ 15-20 phút, nhưng không nên để lâu hơn. Khi đó, cha mẹ nên nghỉ chườm một lúc rồi mới tiếp tục.

Nếu sưng tấy là một khu vực rộng lớn, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ nhi khoa hoặc đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị đúng hướng.

Phát ban, nổi mề đay

Trong vòng 1-2 tuần sau khi tiêm chủng phòng bệnh sởi, rubella, quai bị và thủy đậu trẻ có thể xuất hiện phát ban nhỏ trên cơ thể. Thông thường, sau một vài ngày nó tự biến mất mà không cần điều trị.

Khó chịu, mất cảm giác ngon miệng

Vào ngày đầu tiên sau khi tiêm chủng trẻ có thể buồn ngủ, có một số trẻ bỗng biếng ăn. Trong trường hợp này cha mẹ không nên ép con ăn, thay vào đó cung cấp nhiều chất lỏng hơn, chẳng hạn như nước, nước trái cây hay sữa…

Hãy chắc chắn rằng môi trường trong nhà thoải mái đối với trẻ - đúng nhiệt độ và độ ẩm phù hợp. Nếu phòng quá nóng hoặc quá lạnh, trẻ cũng có thể ngủ kém.

Đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay khi có các dấu hiệu sau:

- Sốt cao từ 38.5 độ trở lên, có uống thuốc hạ sốt mà vẫn không giảm.

- Nổi ban.

- Các triệu chứng sốt, sưng đau tại chỗ, khóc, quấy, bú kém…. nặng hơn hay kéo dài trên 24 giờ.

- Co giật hoặc co giật giống như động kinh.

- Tím tái.

- Mất ý thức.

 

                                                                            Theo Báo SKĐS

 

 

Các tin khác


Yêu cầu đình chỉ ngay bếp ăn khiến 350 công nhân nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm

Liên quan đến vụ việc 350 công nhân Công ty TNHH Shinwon Ebenezer Việt Nam (Vĩnh Phúc) nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm, tối 14/5, Bộ Y tế đã có văn bản yêu cầu đình chỉ ngay hoạt động bếp ăn tập thể của công ty này.

Bộ Y tế hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 tại Việt Nam

Theo Bộ Y tế, hiện nay tình hình dịch bệnh COVID-19 trên thế giới diễn biến khó lường, khó dự báo với các biến chủng phụ mới tiếp tục được ghi nhận. Bộ Y tế vừa có hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 để tăng cường miễn dịch phòng bệnh COVID-19, đặc biệt là các nhóm nguy cơ cao...

Nỗi lo ngộ độc thực phẩm tập thể - Bài cuối: Siết chặt quản lý để đảm bảo an toàn cho người dân

Theo báo cáo thị trường kinh doanh ẩm thực tại Việt Nam, hết năm 2023, số lượng nhà hàng, quán cà phê ở nước ta đạt mốc trên 300.000 chưa kể các quán ăn nhỏ lẻ, xe kéo. Việc quản lý an toàn thực phẩm ở các cửa hàng, thực phẩm đường phố, hàng rong rất khó khăn. Đặc biệt, nhiều cơ sở kinh doanh sản phẩm không có nguồn gốc rõ ràng, không ngày sản xuất, hạn sử dụng. Vì vậy, việc siết chặt quản lý khâu đảm bảo an toàn thực phẩm, đặc biệt là nguồn gốc hàng hóa cần phải được thực hiện nghiêm túc hơn bao giờ hết.

Nỗi lo ngộ độc thực phẩm tập thể - Bài 1: Nguy cơ thường trực

Thời gian gần đây, nhiều vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra liên tiếp tại các địa phương trên cả nước, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân, thậm chí có người đã tử vong.

Lấy dị vật nằm trong phổi bệnh nhân suốt 25 năm

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình vừa tiến hành lấy dị vật trong phổi của bệnh nhân suốt 25 năm bằng kỹ thuật nội soi phế quản ống mềm có gây mê. Hiện tại, sức khoẻ của bệnh nhân tạm ổn định và đang được tiếp tục điều trị, chăm sóc. 

Những lá thư khen ngợi - lời tri ân của người bệnh đối với Bệnh viện Đa khoa tỉnh

Thời gian qua, Bệnh viện Đa khoa tỉnh nhận được nhiều thư khen của người bệnh và người nhà bệnh nhân đối với đội ngũ y, bác sỹ, điều dưỡng. Những lá thư cảm ơn mộc mạc, lời tri ân chân tình là động lực giúp đội ngũ y, bác sỹ vượt qua mọi khó khăn, nỗ lực, quyết tâm hơn trong chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục