Bác sĩ khoa Nhi (Bệnh viện đa khoa tỉnh) kiểm tra tình trạng sức khỏe của trẻ bị tiêu chảy.

Bác sĩ khoa Nhi (Bệnh viện đa khoa tỉnh) kiểm tra tình trạng sức khỏe của trẻ bị tiêu chảy.

(HBĐT) - Từ tháng 12/2012 đến nay, hệ thống giám sát của Trung tâm YTDP các tuyến liên tiếp ghi nhận những ca bệnh tiêu chảy. Trong đó chủ yếu là trẻ em. Chỉ tính riêng trong tháng 12 đã ghi nhận 366 ca mắc. Nhiều nhất là tại huyện Tân Lạc 102 ca, Đà Bắc 60 ca, Mai Châu 37 ca, Cao Phong và Lạc Sơn mỗi huyện 33 ca… Tuy nhiên, trên thực tế ở cộng đồng, số ca mắc có thể cao hơn nhiều.

 

Theo quan sát của chúng tôi, thời điểm này, buồng tiêu hoá của khoa Nhi (Bệnh viện đa khoa tỉnh) luôn trong tình trạng đông bệnh nhi. Chị Nguyễn Thị Phương là giáo viên trường MN Tư thục Sao Mai (TPHB) có con bị tiêu chảy kéo dài vừa phải nhập viện. Chị cho biết: Cháu được 17 tháng tuổi. Cháu bị đi ngoài phân lỏng 6 – 8 lần/ngày. Chị đã mua men tiêu hóa cho con uống nhưng không đỡ. Bị mất nước nhiều, cháu nằm li bì nên gia đình đã đưa đến bệnh viện điều trị. Các bác sĩ đã phải áp dụng biện pháp truyền dịch. Khi bị tiêu chảy chị đã cho cháu nghỉ học để tránh lây sang các bạn trong lớp. Mẹ cũng phải xin nghỉ dạy để trông con.

 

Thời tiết lạnh, khô đặc trưng của mùa đông-xuân là điều kiện thuận lợi để bệnh tiêu chảy phát tán. Khoa Nhi, Bệnh viện đa khoa tỉnh cũng như các huyện thời điểm này đều ghi nhận gia tăng các ca bệnh tiêu chảy. Bác sĩ CKII Đinh Thị Diệu, Trưởng khoa Nhi (Bệnh viện đa khoa tỉnh) cho biết: Thời điểm trung tuần tháng 1, số bệnh nhi phải nhập viện vì tiêu chảy chiếm đến gần 40%. Không ít trường hợp trẻ nhập viện trong tình trạng sốt cao, nôn mửa, mất nước, mắt trũng sâu khá nguy kịch, buộc bác sĩ phải truyền dịch. Đây là mùa bệnh tiêu chảy do vi rút. Vi rút rota tấn công nhanh vào hệ tiêu hóa non yếu làm trẻ bị tiêu chảy với các triệu chứng: sốt, quấy khóc, nôn, đi ngoài nhiều lần, phân lỏng màu xanh, vàng chanh hoặc màu trắng lẫn dịch nhầy. Đây là bệnh thông thường nhưng thực tế đáng lo ngại là không ít cha mẹ điều trị cho con không đúng cách hoặc lại xem thường. Nếu trường hợp nặng, tiêu chảy kéo dài có thể dẫn đến tử vong. Vì vậy, cha mẹ cần quan tâm, lưu ý, khi trẻ bị tiêu chảy cần bù nước, bù điện giải, tốt nhất là bằng nước oresol. Song cần pha vào nước theo đúng hướng dẫn và cho trẻ uống rải rác trong ngày. Tuyệt đối không cho trẻ uống nước ngọt, nước có ga, trà đường, nước ép trái cây quá ngọt vì dễ gây tiêu chảy thẩm thấu và tăng natri máu. Cũng không được cho con uống thuốc kháng sinh, bệnh không khỏi mà trẻ có nguy cơ bị rối loạn vi khuẩn đường tiêu hóa; không nên cho trẻ uống các loại thuốc cầm nôn, cầm đi ngoài như lá ổi, quả hồng xiêm xanh... Những thứ đó sẽ làm hạn chế đào thải vi rút ra ngoài dẫn đến ứ đọng lại, có thể gây trướng bụng, sốt cao, nhiễm trùng, viêm ruột.   

 

Bên cạnh việc bù dịch, cha mẹ cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng phù hợp cho trẻ. Không ít gia đình quan niệm sai lầm rằng, trẻ bị tiêu chảy thì phải kiêng khem nghiêm ngặt. Điều này sẽ làm giảm sức chống đỡ bệnh tật của bé, tiêu chảy càng kéo dài. Trong thời điểm này, trẻ vẫn có thể hấp thu đến 70% chất dinh dưỡng. Do vậy, cần đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ, cho bú bình thường, ăn các thức ăn dễ tiêu hóa như cháo loãng và ăn thành nhiều bữa nhỏ. Nên uống bổ sung kẽm ngay khi tiêu chảy bắt đầu. Kẽm sẽ làm rút ngắn thời gian và mức độ trầm trọng của bệnh, tăng hệ miễn dịch, giúp ngăn chặn những đợt tiêu chảy mới. Trường hợp trẻ bị tiêu chảy nhưng uống oresol, ăn được, chơi bình thường thì không phải truyền dịch. Nếu trẻ đi ngoài, nôn nhiều, mệt mỏi, không ăn uống, không chơi, nằm li bì, mắt lõm, da nhăn nheo… cha mẹ cần đưa con đến bệnh viện để được truyền dịch kịp thời.

 

Để phòng bệnh tiêu chảy, cha mẹ nên đưa trẻ đi tiêm vắcxin. Cùng với đó, thực hiện giữ vệ sinh tay sạch sẽ, nhất là trước khi cầm thức ăn và sau khi đi vệ sinh. Đảm bảo đủ dinh dưỡng trong khẩu phần ăn để trẻ có đủ sức chống đỡ bệnh, cơ thể chóng phục hồi. Chọn mua những thực phẩm tươi sống, an toàn sẵn có ở địa phương. Tiêu chảy dễ gây thành dịch vì lây qua đường tiêu hoá. Phân, chất thải của người bị tiêu chảy phải được xử trí bằng hoá chất trước khi thải ra môi trường. Trẻ bị tiêu chảy nên cho nghỉ học để tránh lây sang các trẻ khác.

 

 

                                                                     Minh Châu

 

Các tin khác


Yêu cầu đình chỉ ngay bếp ăn khiến 350 công nhân nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm

Liên quan đến vụ việc 350 công nhân Công ty TNHH Shinwon Ebenezer Việt Nam (Vĩnh Phúc) nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm, tối 14/5, Bộ Y tế đã có văn bản yêu cầu đình chỉ ngay hoạt động bếp ăn tập thể của công ty này.

Bộ Y tế hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 tại Việt Nam

Theo Bộ Y tế, hiện nay tình hình dịch bệnh COVID-19 trên thế giới diễn biến khó lường, khó dự báo với các biến chủng phụ mới tiếp tục được ghi nhận. Bộ Y tế vừa có hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 để tăng cường miễn dịch phòng bệnh COVID-19, đặc biệt là các nhóm nguy cơ cao...

Nỗi lo ngộ độc thực phẩm tập thể - Bài cuối: Siết chặt quản lý để đảm bảo an toàn cho người dân

Theo báo cáo thị trường kinh doanh ẩm thực tại Việt Nam, hết năm 2023, số lượng nhà hàng, quán cà phê ở nước ta đạt mốc trên 300.000 chưa kể các quán ăn nhỏ lẻ, xe kéo. Việc quản lý an toàn thực phẩm ở các cửa hàng, thực phẩm đường phố, hàng rong rất khó khăn. Đặc biệt, nhiều cơ sở kinh doanh sản phẩm không có nguồn gốc rõ ràng, không ngày sản xuất, hạn sử dụng. Vì vậy, việc siết chặt quản lý khâu đảm bảo an toàn thực phẩm, đặc biệt là nguồn gốc hàng hóa cần phải được thực hiện nghiêm túc hơn bao giờ hết.

Nỗi lo ngộ độc thực phẩm tập thể - Bài 1: Nguy cơ thường trực

Thời gian gần đây, nhiều vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra liên tiếp tại các địa phương trên cả nước, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân, thậm chí có người đã tử vong.

Lấy dị vật nằm trong phổi bệnh nhân suốt 25 năm

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình vừa tiến hành lấy dị vật trong phổi của bệnh nhân suốt 25 năm bằng kỹ thuật nội soi phế quản ống mềm có gây mê. Hiện tại, sức khoẻ của bệnh nhân tạm ổn định và đang được tiếp tục điều trị, chăm sóc. 

Những lá thư khen ngợi - lời tri ân của người bệnh đối với Bệnh viện Đa khoa tỉnh

Thời gian qua, Bệnh viện Đa khoa tỉnh nhận được nhiều thư khen của người bệnh và người nhà bệnh nhân đối với đội ngũ y, bác sỹ, điều dưỡng. Những lá thư cảm ơn mộc mạc, lời tri ân chân tình là động lực giúp đội ngũ y, bác sỹ vượt qua mọi khó khăn, nỗ lực, quyết tâm hơn trong chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục