Lãnh đạo T.Ư Hội CTĐ Việt Nam, Hội CTĐ tỉnh, huyện Mai Châu tặng quà hộ gia đình chính sách tại xã Vạn Mai.
(HBĐT) - Ông Phạm Toàn Thắng, Chủ tịch Hội CTĐ huyện Mai Châu cho biết: Năm 2012, với phương châm hướng hoạt động về cơ sở gắn với xây dựng các mô hình nhân đạo như: “Hũ gạo tình thương” của Hội CTĐ xã Đồng Bảng, “Hòm quỹ nhân đạo” của xã Chiềng Châu, “Vòng tay bè bạn”, “Thắp sáng ước mơ” của Hội CTĐ khối các trường học… Các mô hình nhân đạo của huyện đã trở thành những mô hình điểm hoạt động thiết thực, hiệu quả, từ đó phát triển, nhân rộng trong các cơ sở hội.
Với mô hình “Hũ gạo tình thương” của Hội CTĐ xã Đồng Bảng, ông Phạm Toàn Thắng cho biết: Đồng Bảng là xã nghèo, nằm ở phía bắc của huyện. Tỷ lệ hộ nghèo của xã chiếm trên 30% (tiêu chí mới). Năm 2012, khi được Hội CTĐ huyện lựa chọn xây dựng mô hình điểm tại xã, Hội CTĐ xã đã ra quyết định thành lập Ban vận động gồm 9 thành viên. Trong đó, đồng chí Phó Chủ tịch UBND xã làm Trưởng ban, Phó Ban là Chủ tịch Hội CTĐ xã và các thành viên khác là trưởng, phó các đoàn thể: Hội Nông dân, phụ nữ, NCT, CCB, Đoàn TN… Hình thức vận động của mô hình là mỗi gia đình có một hũ, lọ hoặc chai có dán phù hiệu CTĐ và có dòng chữ “Hũ gạo tình thương” để trong mỗi gia đình nơi thuận lợi khi sử dụng. Trước lúc nấu cơm, mỗi người có ý thức tiết kiệm một vài nắm gạo đổ vào hũ gạo tình thương, như vậy một tháng số lượng gạo sẽ lớn lên dần. Hoạt động này đã được đa số các hộ dân đồng tình ủng hộ. Trong năm, Ban vận động đã tổ chức 2 đợt quyên góp ủng hộ. Số gạo vận động được 363 kg, trợ giúp được 15 gia đình nghèo, gia đình chính sách trong xã.
Mô hình “Hòm quỹ nhân đạo” của xã Chiềng Châu được thực hiện gần một năm với hình thức: đặt hòm quỹ tại bản Lác, nơi có nhiều đoàn khách thăm quan, du lịch tới bản. Mô hình này đã kêu gọi được sự ủng hộ của cả cộng đồng. Kết quả, sau hơn 8 tháng triển khai đã quyên góp được trên 4 triệu đồng, trợ giúp được 12 hộ nghèo trong xã. Trong quá trình xây dựng mô hình, các biện pháp tuyên truyền, vận động xây dựng quỹ phục vụ cho các hoạt động nhân đạo, từ thiện không chỉ đem lại kết quả là tạo thêm phần kinh phí giúp đỡ những người nghèo, nạn nhân CĐDC, người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn... mà sâu xa hơn, các “Hũ gạo tình thương”, “Hòm quỹ nhân đạo” còn mang đậm ý nghĩa kêu gọi tình đoàn kết, gắn bó trong cộng đồng dân cư với tinh thần “Mọi người vì một người, một người vì mọi người”.
Mô hình: “Vòng tay bạn bè” của trường tiểu học thị trấn Mai Châu đã được thực hiện thành công với cách làm sáng tạo như: BCH chi hội CTĐ nhà trường đã lập chương trình, kế hoạch chỉ đạo các phân hội trong trường thực hiện các công việc cụ thể như: tổ chức hội trợ “Vòng tay bạn bè” trong dịp Tết Nguyên đán với 15 gian hàng của 15 phân hội học sinh và 1 gian hàng của giáo viên. Hàng hóa gồm đồ chơi, đồ dùng học tập (do các em học sinh tự làm bằng nguyên, vật liệu sẵn có, thân thiện với môi trường), nông sản, các món ăn dân tộc… Tiền thu được từ các sản phẩm bày và sự ủng hộ của các tổ chức, cá nhân sẽ góp vào quỹ hoạt động từ thiện của nhà trường. Trong 2 năm 2010-2012 đã quyên góp được trên 15 triệu đồng; hỗ trợ 78 lượt học sinh, giáo viên trong trường, gia đình chính sách, người khuyết tật và xây dựng tủ thuốc CTĐ cho 15 lớp học. Cũng đem lại hiệu quả thiết thực, mô hình “Thắp sang ước mơ” tại trường DTNT huyện cũng có những cách làm hay như: tổ chức hội chợ tại trường kết hợp vận động quyên góp ủng hộ quỹ nhân đạo; tổ chức giao lưu VH-VN kết hợp kêu gọi quyên góp, ủng hộ; tuyên truyền, vận động, tham gia hiến máu tình nguyện; tổ chức các hoạt động tri ân các anh hùng liệt sỹ… Kết quả, trong 2 năm 2010-2012, ban vận động của trường vận động được trên trên 40,8 triệu đồng; tổ chức thăm hỏi, tặng quà, mua thẻ bảo hiểm, trao học bổng, hỗ trợ 93 em học sinh, hộ gia đình hoàn cảnh khó khăn. Mô hình hoạt động điểm từ 2 trường tiểu học thị trấn Mai Châu và DTNT huyện đã có ảnh hưởng, lan tỏa tới các trường trên địa bàn huyện. Mô hình nhân đạo này không chỉ giúp đỡ, hỗ trợ cho hàng trăm em học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trong huyện mà qua hoạt động, các em học sinh được giáo dục đạo đức, sự đoàn kết, lòng nhân ái với cộng đồng, từ đó có hành động tích cực hơn như: biết tiết kiệm, tương trợ giúp đỡ ngững người yếu thế trong xã hội…
Hồng Duyên
(HBĐT) - Tuần qua, khoa Nhi Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hoà Bình đã cứu sống bé trai 11 tuổi bị đuối nước. Theo nhận định, có được kết quả này một phần do bé trai rất may mắn được đưa lên mặt đất kịp thời, cách sơ cứu hiệu quả. Một phần do được các thầy thuốc bệnh viện điều trị, chăm sóc tích cực.
(HBĐT) - Trong những năm gần đây, các cấp, ngành của tỉnh đã quan tâm đến công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá (PCTHCTL). Tuy nhiên, các loại thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, shisha đang len lỏi trong cuộc sống làm ảnh hưởng đến sức khỏe con người, đặc biệt là thế hệ trẻ. Việc đa dạng hình thức truyền thông, tăng cường kiểm tra việc thực thi Luật PCTHCTL nhằm hạn chế sử dụng thuốc lá trong cuộc sống hàng ngày là cần thiết.
Một số loại vaccine trong chương trình tiêm chủng mở rộng đang thiếu, tỷ lệ tiêm chủng không đạt theo kế hoạch và thấp hơn so với năm 2021, công tác mua sắm vaccine trong thời gian tới… là những thông tin được các đại biểu đưa ra tại Hội nghị sơ kết công tác tiêm chủng mở rộng năm 2022 khu vực phía Nam ngày 23/5.
Sáng 23/5, tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Bộ Y tế tổ chức Hội nghị cung cấp thông tin cho báo chí về phòng, chống tác hại của thuốc lá.
(HBĐT) - Từ ngày 17- 22/5, Chi cục Dân số - KHHGĐ phối hợp với Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Trung tâm Y tế các huyện tổ chức lấy máu xét nghiệm sàng lọc gen bệnh tan máu bẩm sinh tại các huyện Cao Phong, Lương Sơn và Yên Thuỷ. Đây là các địa phương đã được triển khai tập huấn và xét nghiệm sàng lọc gen bệnh tan máu bẩm sinh năm 2022.
(HBĐT) - Bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia) có 2 biểu hiện nổi bật là thiếu máu và ứ sắt trong cơ thể nên bệnh nhân phải điều trị suốt đời, nếu không được điều trị thường xuyên, đầy đủ sẽ có nhiều biến chứng, làm bệnh nhân chậm phát triển thể trạng, giảm sức học tập, lao động...