Hiện tại, khoa Nhi - bệnh viện đa khoa tỉnh vẫn có những bệnh nhân phải nhập viện vì nhiễm virus Rota.

Hiện tại, khoa Nhi - bệnh viện đa khoa tỉnh vẫn có những bệnh nhân phải nhập viện vì nhiễm virus Rota.

(HBĐT) - Thời tiết rét đậm, rét hại kéo dài là môi trường lý tưởng cho các loại virus gây bệnh phát triển trong đó có virus Rota. Đây là nguyên nhân chính của các ca tiêu chảy cấp khiến trẻ phải nhập viện. Để bảo vệ sức khỏe của con trẻ, các bậc phụ huynh nên trang bị cho mình những kiến thức, kỹ năng trong phòng ngừa, chăm sóc khi trẻ bị nhiễm bệnh.

 

Theo bác sỹ chuyên khoa I Đinh Thị Diệu, Trưởng khoa Nhi, Bệnh viên Đa khoa tỉnh: Virus Rota chủ yếu lây truyền qua đường phân, tay chân và miệng. Vì vậy, trẻ em dưới 2 tuổi luôn là đối tượng dễ mắc bệnh và bệnh nặng do sức đề kháng của các bé còn yếu lại có thói quen đưa những vật cầm nắm được vào miệng. Thói quen này được hình thành một phần là do các bé thích “khám phá”, vận dụng đôi tay để sờ mó vào những vật xung quanh. Virus Rota được thải ra ngoài theo phân của bệnh nhi với 10 ngàn tỉ virus trong 1ml phân và tồn tại nhiều ngày trên bề mặt các đồ vật xung quanh trẻ như bàn ghế, sàn nhà, đồ chơi… Chỉ với khoảng 10 virus Rota đã có thể gây bệnh và lại có thể tồn tại rất lâu trong môi trường, khả năng lây nhiễm rất cao nên các phương pháp phòng ngừa tiệt trừ thông thường đối với vi khuẩn và siêu vi khác không đủ bảo vệ trẻ em khỏi bị lây nhiễm.

 

Hiện tại, khoa Nhi (Bệnh viện đa khoa tỉnh) đang điều trị cho trên 20 trẻ tiêu chảy cấp do virus Rota gây ra. Từ đầu tháng đến nay đã có khoảng gần 100 trẻ phải nhập viện vì nhiễm virus Rota. Khi bị tiêu chảy cấp do Rota, cơ thể trẻ dễ bị mất nước nhiều với các triệu chứng như nôn từ 10-15 lần/ngày và tiêu chảy lên đến 20 lần/ngày. Vì vậy, điều quan trọng là cần bổ sung nước đầy đủ và kịp thời cho trẻ. Tiêu chảy cấp do virus Rota khác với các tiêu chảy khác là có nôn ói nhiều lần nên khó bù nước bằng đường uống mà phụ huynh cần phải đưa trẻ đến cơ sở y tế để truyền dịch bù nước đầy đủ.

 

Khi đi học tại lớp trẻ tư thục, cháu Linh Đan (phường Tân Thịnh – TPHB) lây nhiễm virus Rota từ 1 bạn trong lớp. Với các triệu chứng nôn ói, tiêu chảy nhiều lần trong ngày, chị Hoàng Lan (mẹ của Linh Đan) đã phải đưa cháu đến bệnh viện truyền dịch bổ sung nước kịp thời. Lớp học của Linh Đan đã có trên 5 trẻ bị lây nhiễm. Chính vì Virus Rota lây lan dễ dàng, tồn tại lâu trên bề mặt phẳng trong hàng giờ và ngoài môi trường trong nhiều ngày, nên trong những môi trường tập thể như nhà trẻ, trường học… là nơi trẻ dễ bị lây nhiễm nếu trong số đó có một bé bị tiêu chảy cấp do Rota sẽ lây lan cho các bé còn lại. Vì thế, các bậc phụ huynh, người chăm sóc trẻ cần phải vệ sinh cẩn thận các đồ chơi, môi trường xung quanh bằng các dung dịch có chứa cồn và các chất khử trùng thông thường khác được sử dụng để hạn chế việc lây nhiễm virus Rota.

 

Bác sỹ Đinh Thị Diệu đã khuyến cáo: Đối với những bệnh nhi nhiễm virus Rota, phụ huynh nên theo dõi trẻ thường xuyên. Tốt nhất là đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám chăm sóc và bù nước kịp thời. Người trực tiếp chăm sóc bé cũng cần vệ sinh kỹ trước và sau khi nấu ăn, chăm sóc bệnh nhi. Đối với các trẻ nhỏ, bên cạnh việc tiếp xúc với các bệnh nhi khác, phụ huynh cần chú ý đến giữ gìn vệ sinh cho trẻ, đặc biệt là sau khi trẻ vui chơi, cầm nắm đồ vật, tiếp xúc mặt đất… Hiện nay, đã có chủng ngừa virus Rota, các bậc phụ huynh nên chủ động đưa trẻ đến bệnh viện, trung tâm y tế… để được các bác sĩ tư vấn và cho trẻ uống ngừa virus Rota.

 

 

                                           Hồng Nhung

 

Các tin khác


Yêu cầu đình chỉ ngay bếp ăn khiến 350 công nhân nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm

Liên quan đến vụ việc 350 công nhân Công ty TNHH Shinwon Ebenezer Việt Nam (Vĩnh Phúc) nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm, tối 14/5, Bộ Y tế đã có văn bản yêu cầu đình chỉ ngay hoạt động bếp ăn tập thể của công ty này.

Bộ Y tế hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 tại Việt Nam

Theo Bộ Y tế, hiện nay tình hình dịch bệnh COVID-19 trên thế giới diễn biến khó lường, khó dự báo với các biến chủng phụ mới tiếp tục được ghi nhận. Bộ Y tế vừa có hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 để tăng cường miễn dịch phòng bệnh COVID-19, đặc biệt là các nhóm nguy cơ cao...

Nỗi lo ngộ độc thực phẩm tập thể - Bài cuối: Siết chặt quản lý để đảm bảo an toàn cho người dân

Theo báo cáo thị trường kinh doanh ẩm thực tại Việt Nam, hết năm 2023, số lượng nhà hàng, quán cà phê ở nước ta đạt mốc trên 300.000 chưa kể các quán ăn nhỏ lẻ, xe kéo. Việc quản lý an toàn thực phẩm ở các cửa hàng, thực phẩm đường phố, hàng rong rất khó khăn. Đặc biệt, nhiều cơ sở kinh doanh sản phẩm không có nguồn gốc rõ ràng, không ngày sản xuất, hạn sử dụng. Vì vậy, việc siết chặt quản lý khâu đảm bảo an toàn thực phẩm, đặc biệt là nguồn gốc hàng hóa cần phải được thực hiện nghiêm túc hơn bao giờ hết.

Nỗi lo ngộ độc thực phẩm tập thể - Bài 1: Nguy cơ thường trực

Thời gian gần đây, nhiều vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra liên tiếp tại các địa phương trên cả nước, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân, thậm chí có người đã tử vong.

Lấy dị vật nằm trong phổi bệnh nhân suốt 25 năm

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình vừa tiến hành lấy dị vật trong phổi của bệnh nhân suốt 25 năm bằng kỹ thuật nội soi phế quản ống mềm có gây mê. Hiện tại, sức khoẻ của bệnh nhân tạm ổn định và đang được tiếp tục điều trị, chăm sóc. 

Những lá thư khen ngợi - lời tri ân của người bệnh đối với Bệnh viện Đa khoa tỉnh

Thời gian qua, Bệnh viện Đa khoa tỉnh nhận được nhiều thư khen của người bệnh và người nhà bệnh nhân đối với đội ngũ y, bác sỹ, điều dưỡng. Những lá thư cảm ơn mộc mạc, lời tri ân chân tình là động lực giúp đội ngũ y, bác sỹ vượt qua mọi khó khăn, nỗ lực, quyết tâm hơn trong chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục