Cán bộ Trung tâm DS/KHHGĐ huyện Kỳ Sơn nghiên cứu tài liệu, trao đổi về truyền thông GDSK cộng đồng.

Cán bộ Trung tâm DS/KHHGĐ huyện Kỳ Sơn nghiên cứu tài liệu, trao đổi về truyền thông GDSK cộng đồng.

(HBĐT) - Để từng bước nâng cao chất lượng dân số, mô hình can thiệp giảm thiểu mắc bệnh thalasemia (hay còn gọi là bệnh tan máu bẩm sinh) đã được xây dựng và triển khai trên địa bàn toàn tỉnh, tại huyện Kỳ Sơn, 10 xã, thị trấn đã thực hiện có hiệu quả, toàn diện từ tuyên truyền giáo dục sức khoẻ ở cộng đồng, sàng lọc người mang gen ẩn bệnh, xét nghiệm, tư vấn trước hôn nhân.

 

Huyện Kỳ Sơn được triển khai thực hiện mô hình từ năm 2011 tại các xã Dân Hoà, Phúc Tiến và Yên Quang với việc xây dựng 9 CLB tiền hôn nhân điểm (3 CLB/xã). Trong năm đầu tiên, mô hình tập trung vào truyền thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như đăng tải các phóng sự từ Đài TT-TH huyện, hệ thống loa đài địa phương, tuyên truyền lồng ghép trong các cuộc họp, giao ban. Để nhân dân có nhận thức đầy đủ về nguyên nhân, hậu quả và cách phòng bệnh tan máu bẩm sinh, các xã đã thường xuyên lồng ghép truyền thông bằng hình thức sân khấu hoá tại các buổi giao lưu VH-VN, hội diễn nghệ thuật của xã, xóm... Đồng thời, hình thức tư vấn trực tiếp cho người dân được đẩy mạnh. Tham gia CLB tiền hôn nhân các thành viên ngoài được tìm hiểu bệnh từ tài liệu, sách, báo còn được tư vấn, giải đáp những kiến thức về bệnh tan máu bẩm sinh. Từ đó, nam nữ thanh niên trước khi quyết định lấy nhau sẽ nhận thức được tầm quan trọng của xét nghiệm máu phát hiện gen ẩn bệnh để có những đứa con khoẻ mạnh. 

 

Năm 2012, mô hình can thiệp giảm thiểu mắc bệnh tan máu bẩm sinh được nhân rộng trên toàn huyện, 100% xã, thị trấn xây dựng được CLB tiền hôn nhân, trung bình mỗi đơn vị thành lập 3 CLB. Theo đồng chí Nguyễn Thị Thoa, Phó Giám đốc Trung tâm DS/KHHGĐ huyện Kỳ Sơn, trong quá trình triển khai thực hiện mô hình, công tác truyền thông, giáo dục luôn được chú trọng, nhờ đó đã loại bỏ bệnh mới, nâng cao nhận thức cho nhân dân trên địa bàn. Tuy nhiên, do nhận thức của một bộ phận người dân còn hạn chế nên tư vấn vận động lấy máu xét nghiệm cho bà mẹ mang thai còn gặp nhiều khó khăn. Để khắc phục tình trạng đó, cán bộ chuyên trách dân số cùng CTV đến nhà tuyên truyền, cấp phát tài liệu, tờ rơi..., đồng thời, vận động thanh niên chưa kết hôn tích cực tham gia sinh hoạt CLB tiền hôn nhân.

 

30 CLB tiền hôn nhân được thành lập đi vào hoạt động thường xuyên, hiệu quả. Khi là thành viên CLB, ĐV-TN được truyền thông giáo dục thường xuyên. Bên cạnh đó, những địa bàn không được thành lập CLB, Trung tâm DS/KHHGĐ thường xuyên tuyên truyền thông qua hệ thống loa đài của xóm, lồng ghép vào các cuộc hộp của hội, đoàn thể. 

 

Trong năm 2012, huyện đã tổ chức tuyên truyền, vận động và lấy được 242 mẫu máu của bà mẹ mang thai tại 9 xã, thị trấn. Sau khi được xét nghiệm tại Bệnh viện nhi T.Ư đã phát hiện 31 trường hợp mang gen ẩn bệnh, chiếm 13,4%. Các trường hợp mang gen bệnh, Trung tâm tiếp tục tư vấn và lấy máu xét nghiệm cho các ông chồng. Nếu người chồng mang gen ẩn bệnh sẽ tiếp tục tư vấn vận động các bà mẹ mang thai xét nghiệm thai nhi để có quyết định đúng đắn. Trong tháng 8 và 9/2013, huyện đã lấy máu xét nghiệm cho gần 200 bà mẹ mang thai. Trong thời gian tới, huyện tiếp tục triển khai lấy máu xét nghiệm cho các bà mẹ mang thai còn lại trên toàn địa bàn. Song song với xét nghiệm cho các bà mẹ mang thai, huyện tổ chức lấy máu xét nghiệm cho 525 học sinh trường THPT Kỳ Sơn A, kết quả có 63 trường hợp mang gen ẩn bệnh, chiếm 12%. Theo kết quả tổng hợp, phần lớn trường hợp mắc bệnh là người dân tộc Mường và đang sinh sống tại các vùng nông thôn, trong đó, chiếm tỷ lệ nhiều ở các xã Yên Quang, Dân Hoà và Dân Hạ.

 

 

                                                                                           H.N

 

 

 

Các tin khác


Yêu cầu đình chỉ ngay bếp ăn khiến 350 công nhân nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm

Liên quan đến vụ việc 350 công nhân Công ty TNHH Shinwon Ebenezer Việt Nam (Vĩnh Phúc) nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm, tối 14/5, Bộ Y tế đã có văn bản yêu cầu đình chỉ ngay hoạt động bếp ăn tập thể của công ty này.

Bộ Y tế hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 tại Việt Nam

Theo Bộ Y tế, hiện nay tình hình dịch bệnh COVID-19 trên thế giới diễn biến khó lường, khó dự báo với các biến chủng phụ mới tiếp tục được ghi nhận. Bộ Y tế vừa có hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 để tăng cường miễn dịch phòng bệnh COVID-19, đặc biệt là các nhóm nguy cơ cao...

Nỗi lo ngộ độc thực phẩm tập thể - Bài cuối: Siết chặt quản lý để đảm bảo an toàn cho người dân

Theo báo cáo thị trường kinh doanh ẩm thực tại Việt Nam, hết năm 2023, số lượng nhà hàng, quán cà phê ở nước ta đạt mốc trên 300.000 chưa kể các quán ăn nhỏ lẻ, xe kéo. Việc quản lý an toàn thực phẩm ở các cửa hàng, thực phẩm đường phố, hàng rong rất khó khăn. Đặc biệt, nhiều cơ sở kinh doanh sản phẩm không có nguồn gốc rõ ràng, không ngày sản xuất, hạn sử dụng. Vì vậy, việc siết chặt quản lý khâu đảm bảo an toàn thực phẩm, đặc biệt là nguồn gốc hàng hóa cần phải được thực hiện nghiêm túc hơn bao giờ hết.

Nỗi lo ngộ độc thực phẩm tập thể - Bài 1: Nguy cơ thường trực

Thời gian gần đây, nhiều vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra liên tiếp tại các địa phương trên cả nước, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân, thậm chí có người đã tử vong.

Lấy dị vật nằm trong phổi bệnh nhân suốt 25 năm

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình vừa tiến hành lấy dị vật trong phổi của bệnh nhân suốt 25 năm bằng kỹ thuật nội soi phế quản ống mềm có gây mê. Hiện tại, sức khoẻ của bệnh nhân tạm ổn định và đang được tiếp tục điều trị, chăm sóc. 

Những lá thư khen ngợi - lời tri ân của người bệnh đối với Bệnh viện Đa khoa tỉnh

Thời gian qua, Bệnh viện Đa khoa tỉnh nhận được nhiều thư khen của người bệnh và người nhà bệnh nhân đối với đội ngũ y, bác sỹ, điều dưỡng. Những lá thư cảm ơn mộc mạc, lời tri ân chân tình là động lực giúp đội ngũ y, bác sỹ vượt qua mọi khó khăn, nỗ lực, quyết tâm hơn trong chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục