Mặc dù UBND huyện Cao Phong đã có thông báo về việc phải di chuyển toàn bộ diện tích cây có múi đã trồng không đúng quy định ra khỏi đầu nguồn hồ Cạn Thượng xong trước ngày 30/4/2016 nhưng đến ngày 17/6/2016, việc di chuyển chưa được các hộ dân thực hiện. Ngoài ra, người dân vẫn sử dụng thuốc diệt cỏ ngay trên đầu nguồn nước.
(HBĐT) - Không đánh đổi lợi ích kinh tế bằng nguồn sống và môi trường. Đó là quan điểm lãnh đạo, chỉ đạo của Huyện ủy, UBND huyện Cao Phong ngay sau khi có thông tin về việc một số hộ dân địa phương chuyển đổi đất rừng sản xuất, đưa cây cam vào trồng ở các xã vùng đầu nguồn nước hồ Cạn Thượng.
Ô nhiễm nguồn nước, tác nhân từ con người ?!
Hồ Cạn Thượng thuộc các xã Tân Phong và Xuân Phong được coi là nguồn sống của gần 10.000 dân thị trấn Cao Phong và một số vùng lân cận. Tuy nhiên, hơn 2 tháng qua, nguồn sống ấy bị ảnh hưởng nặng nề. Đồng chí Hồ Xuân Dũng, Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết: Cao Phong là địa phương không được thiên nhiên ưu đãi về nguồn nước. Tình trạng thiếu nước, nhất là nước sinh hoạt cho người dân trên địa bàn huyện đã và đang diễn ra ngày càng gay gắt, nhất là trong mùa hè. Để giải quyết tình trạng này, được sự hỗ trợ của nguồn vốn ODA Hàn Quốc, từ tháng 1/2013, dự án xây dựng Nhà máy cung cấp nước sạch cho thị trấn Cao Phong và một số địa bàn lân cận đã được triển khai, xây dựng với tổng mức đầu tư trên 200 tỷ đồng với công suất 2.500 m3/ ngày, đêm do Công ty cổ phần nước sạch Hòa Bình làm chủ đầu tư. Tuy nhiên, từ khi đi vào hoạt động (tháng 3/2015) đến nay, xí nghiệp sản xuất và kinh doanh nước sạch Cao Phong đã 2 lần phải ngừng cung cấp nước. Nguyên nhân là do trong nguồn nước được lấy từ hồ Cạn Thượng có chứa một số nguyên tố vi lượng độc hại cao gấp nhiều lần mức cho phép, gây ảnh hưởng trực tiếp cũng như về lâu dài đối với sức khoẻ con người. Trong đó, đáng kể nhất là hàm lượng mangan (Mn) cao gấp 4 lần mức cho phép. Việc ngừng cung cấp nước sinh hoạt đã gây ra nhiều khó khăn cho cuộc sống của hàng nghìn hộ dân ở thị trấn Cao Phong. Mới đây, ngày 20/6/ 2016, sau một thời gian khắc phục, Công ty cổ phần nước sạch Hoà Bình đã cung cấp nước trở lại cho người dân ở thị trấn Cao Phong.
Trao đổi với chúng tôi xung quanh vấn đề này, ông Nguyễn Thanh Hùng, Giám đốc công ty Môi trường Công nghệ cao
Bỏ cam để “cứu”nước!
Đó là quan điểm chỉ đạo của UBND huyện Cao Phong trong cuộc họp với cấp uỷ, chính quyền các xã Tân Phong, Xuân Phong và các hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ở khu vực xung quanh hồ Cạn Thượng.
Theo phản ánh của người dân, chúng tôi về các xóm Mừng, Cạn I, Cạn II, xã Xuân Phong để tìm hiểu tình hình thực tế công tác phát triển kinh tế gắn với bảo vệ vùng đầu nguồn hồ Cạn Thượng. Theo đồng chí Bùi Văn Diêng, Chủ tịch UBND xã Xuân Phong, hầu hết diện tích đất rừng sản xuất xung quanh khu vực hồ Cạn Thượng đã được người dân chuyển đổi sang trồng các loại cây có giá trị kinh tế để đảm bảo cuộc sống. Tuy nhiên, trong số đó có một số hộ đã chuyển đổi diện tích rừng sản xuất sang trồng cam - một loại cây trồng có yêu cầu rất cao về chăm sóc, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật - ở ngay khu vực đầu nguồn nước, thậm chí là ngay sát mép nước hồ như gia đình ông Bùi Văn Sen, Nguyễn Văn Mạnh ở xóm Cạn I. Đặc biệt, gia đình ông Nguyễn Duy Toàn, hiện đang đầu tư trồng cam với diện tích khá lớn ở khu vực Lũng Bi thuộc địa phận xóm Mừng. Đáng chú ý đây là vùng đầu nguồn nước suối Cả - nguồn nước chính cung cấp cho người dân các xóm Cạn I, Cạn II và cho hồ Cạn Thượng. Đồng chí Bùi Văn Mạnh, công an viên xóm Cạn II cho biết: Trước đây khi gia đình ông Nguyễn Duy Toàn san ủi mặt bằng để trồng cam, cấp uỷ, chính quyền và người dân đã nhiều lần phản đối không đồng ý cho trồng cam ở khu vực này bởi đây là vùng đầu nguồn nước nếu trồng cam, toàn bộ nguồn nước tưới tiêu, sinh hoạt của người dân sẽ bị ảnh hưởng, tác động nặng nề. Tuy nhiên, do việc quản lý, chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền các cấp chưa có sự nhất quán nên hiện nay, ở khu vực này vẫn đang duy trì khoảng 5 ha cam. Chị Bùi Thị Huệ - người dân xóm Cạn I bức xúc: Trước đây, bọn trẻ đi tắm suối chẳng sao, thế nhưng bây giờ đi tắm về mà không tráng qua nước sạch thì kiểu gì cũng mẩn ngứa, khó chịu. Nhiều hôm ra suối giặt, chúng tôi còn thấy cả vỏ chai, bao bì thuốc bảo vệ thực vật lềnh bềnh trôi theo dòng nước. Biết là có những ảnh hưởng, tác động nhưng cũng chẳng biết làm thế nào.
Trao đổi với chúng tôi xung quanh vấn đề này, đồng chí Hồ Xuân Dũng, Phó Chủ tịch UBND huyện Cao Phong cho biết thêm: Để giữ gìn môi trường sinh thái khu vực đầu nguồn hồ Cạn Thượng và nguồn nước sạch phục vụ đời sống nhân dân địa phương, trong nhiều năm qua, huyện Cao Phong đã xác định địa bàn xã Xuân Phong là khu vực bảo vệ nghiêm ngặt, không cho phép người dân chuyển đổi đất rừng sản xuất sang trồng cam. Địa bàn xã Xuân Phong không nằm trong vùng quy hoạch trồng cam của huyện. Chủ trương của huyện là kiên quyết bảo vệ an toàn nguồn nước. Do vậy, huyện đã có văn bản chỉ đạo các xã làm tốt công tác nắm tình hình, quản lý trên địa bàn, không cho người dân trồng cam ở khu vực đầu nguồn. Với những hộ đã trồng ở khu vực đầu nguồn hồ Cạn Thượng, huyện chỉ đạo cấp uỷ, chính quyền địa phương tổ chức vận động người dân phải di dời, chuyển toàn bộ diện tích cây có múi đã trồng không đúng quy định ra khỏi khu vực đầu nguồn hồ Cạn Thượng. Tại khu vực này, huyện đang khuyến khích người dân trồng các loại cây khác ngoài cam và trồng rừng.
“Nhu cầu chuyển đổi sản xuất, phát triển kinh tế của người dân là chính đáng. Tuy nhiên cũng cần phải xây dựng quy hoạch, hướng dẫn sản xuất cho người dân, nhất là ở những địa bàn thuộc vùng phòng hộ đang là một yêu cầu cấp thiết trong việc đảm bảo an toàn nguồn nước cho người dân ở Cao Phong bởi nguồn nước và môi trường sống của hàng nghìn người dân sẽ không thể đánh đổi bằng lợi ích kinh tế trước mắt”- đồng chí Hồ Xuân Dũng, Phó Chủ tịch UBND huyện Cao Phong nhấn mạnh.
Mạnh Hùng
(HBĐT) - Chất lượng nguồn nước không đảm bảo. Nhà máy nước Cao Phong ngừng hoạt động. Hơn 1 tháng nay, hàng nghìn hộ dân thị trấn Cao Phong (Cao Phong) bị mất nước sạch sinh hoạt. Giữa mùa hè, người dân phải vật lộn với tình trạng thiếu nước sinh hoạt.
(HBĐT) - Thực hiện Nghị quyết số 12, ngày 13/6/2014 của BTV Tỉnh uỷ về phát triển nuôi cá lồng vùng hồ thuỷ điện Hoà Bình, giai đoạn 2014-2020; UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 10, ngày 27/4/2015 quy định một số chính sách hỗ trợ khuyến khích phát triển nuôi cá lồng vùng hồ thuỷ điện Hoà Bình giai đoạn 2015-2020. Sở NN&PTNT ban hành Công văn số 269, ngày 9/2/2015 hướng dẫn thực hiện Quyết định số 10 của UBND tỉnh.
(HBĐT) - Mặc dù những đòi hỏi, nhu cầu về chuỗi thực phẩm an toàn đến tay người tiêu dùng ngày một trở nên bức thiết nhưng đến thời điểm này trên thị trường tỉnh vẫn chưa có một khu vực, cửa hàng hay chợ ATTP đúng nghĩa để ở đó người dân có thể mua thịt, cá, rau mà không phải nơm nớp lo thực phẩm bẩn.
(HBĐT) - Đó là tâm trạng của bất cứ ai khi đến Đồng Nghê, xã nằm cách trung tâm huyện Đà Bắc trên 80 km, xã vùng hồ Hòa Bình có địa bàn giáp ranh với các xã Mường Bang, Nam Phong (Phù Yên - Sơn La) và Kim Thượng (Tân Sơn - Phú Thọ).
(HBĐT) - Đã qua rất lâu thời thực phẩm trong mỗi gia đình phải tự cấp, tự túc. Thị trường tiêu thụ nông sản giờ dồi dào, phong phú, đáp ứng nhu cầu ngày càng đi lên của người dân. Tuy nhiên, thực trạng sản xuất và những mặt trái của thị trường về hàng kém chất lượng, không đảm bảo VSATTP khiến người tiêu dùng không khỏi nghi ngại, băn khoăn lựa chọn thực phẩm an toàn.
(HBĐT) - Truông Bồn - huyền thoại chống Mỹ; “tọa độ lửa”, “cửa tử” Truông Bồn; tiểu đội “cọc tiêu sống” đã viết nên khúc tráng ca bất tử về chủ nghĩa anh hùng cách mạng... Những câu, từ có lửa đó, chúng tôi đã được nghe trong một chương trình truyền hình trực tiếp cứ mãi thôi thúc mình một lần được về mảnh đất thép Truông Bồn để nghe tiếp những câu chuyện cứ ngỡ chỉ có trong phim ảnh.