Hàng ngày, Công ty CP nước sạch Hoà Bình lấy mẫu nước tại hồ Cạn Thượng, xã Tân Phong (Cao Phong) về phân tích, theo dõi mức độ tăng, giảm lượng Mangan trong nước.

Hàng ngày, Công ty CP nước sạch Hoà Bình lấy mẫu nước tại hồ Cạn Thượng, xã Tân Phong (Cao Phong) về phân tích, theo dõi mức độ tăng, giảm lượng Mangan trong nước.

(HBĐT) - Chất lượng nguồn nước không đảm bảo. Nhà máy nước Cao Phong ngừng hoạt động. Hơn 1 tháng nay, hàng nghìn hộ dân thị trấn Cao Phong (Cao Phong) bị mất nước sạch sinh hoạt. Giữa mùa hè, người dân phải vật lộn với tình trạng thiếu nước sinh hoạt.

Ngày nào cũng vậy, gia đình ông Đỗ Khắc Mạnh trú tại khu 7, thị trấn Cao Phong phải sang nhà hàng xóm để mua nước. Trước đây, khi chưa có nước sạch, gia đình ông đã thiết kế hệ thống dẫn nước từ hàng xóm về nhà để sử dụng. Từ cuối tháng 3/2015, Công ty CP nước sạch Hòa Bình (gọi tắt là Công ty nước Hoà Bình) đã cấp nước sinh hoạt cho người dân khu vực thị trấn Cao Phong và vùng phụ cận nên gia đình ông Mạnh cũng như các hộ khác đã tháo dỡ hệ thống dẫn nước để sử dụng nước sạch. Khi nguồn cung cấp nước bị ngưng trệ, gia đình ông phải vật lộn với những khó khăn do thiếu nước sinh hoạt.

 

Khó khăn của gia đình Mạnh không phải là cá biệt. Theo ông Nguyễn Hồng Thuỷ, Chủ tịch UBND thị trấn Cao Phong, công trình nước Cao Phong được xây dựng đã đi vào hoạt động với công suất 2.500 m3/ngày đêm, đảm bảo cung cấp nước sinh hoạt cho khoảng 2.300 hộ dân ở 10 khu dân cư thị trấn và người dân 3 xóm ở các xã lân cận. Sau hơn 1 năm hoạt động ổn định, đến ngày 19/4 vừa qua UBND thị trấn nhận được thông báo của Công ty nước Hoà Bình về việc nhà máy xử lý nước Cao Phong ngừng cung cấp nước không thời hạn. Việc ngừng cung cấp nước sinh hoạt trong thời điểm này đã ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của hàng nghìn người dân. Nhất là khi người dân ở thị trấn Cao Phong không còn nguồn nước sạch nào khác để sử dụng.

 

Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Duy Hùng, Phó Giám đốc Công ty nước Hoà Bình cho biết: Nhà máy nước Cao Phong được xây dựng hoàn thành và đưa vào vận hành từ đầu tháng 3/2015. Nhà máy lấy nguồn nước mặt hồ Cạn Thượng (xã Tân Phong) để xử lý, cung cấp cho người dân. Trong quá trình vận hành  nhà máy hoạt động bình thường, chất lượng nước đảm bảo theo quy định. Nhưng đến ngày 7/12/2015, nguồn nước tại hồ Cạn Thượng thay đổi, qua kiểm tra hàm lượng Mangan (Mn) trong nước tăng quá cao và không ổn định. Lượng Mn tăng cao, hệ thống xử lý của Nhà máy nước Cao Phong không đáp ứng được yêu cầu. Do vậy, Công ty đã ngừng vận hành Nhà máy nước Cao Phong. Sau 14 ngày xử lý, chất lượng nước hồ Cạn Thượng thay đổi, nước qua xử lý đạt tiêu chuẩn theo quy định nên Công ty đã cấp nước trở lại cho nhân dân. Tuy nhiên, đến ngày 19/4/2016, một lần nữa chất lượng nước hồ lại thay đổi. Hàm lượng Mn trong nước vượt gấp nhiều lần mức độ cho phép, nước qua xử lý không đạt tiêu chuẩn nên Nhà máy đã ngừng hoạt động để phối hợp với các đơn vị liên quan xử lý. Đến nay việc xử lý vẫn chưa đạt được kết quả như mong đợi nên chúng tôi chưa thể cấp nước trở lại. 

 

Theo kết quả thử nghiệm của Trung tâm kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng I - Tổng Cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng thì mẫu nước được lấy từ Nhà máy nước sạch Cao Phong có hàm lượng Mn ở mức 1,25 trong khi theo tiêu chuẩn (QCVN 01:2009/ BYT) là <= 0,3, nghĩa là cao gấp 4 lần  so với mức cho phép. Với mức độ này, theo ông Nguyễn Thanh Hùng, Giám đốc Công ty Môi trường Công nghệ cao Nam An (Hà Nội) - chuyên gia trong lĩnh vực xử lý nguồn nước bị ô nhiễm do Công ty nước Hoà Bình mời về tư vấn, giải quyết những vấn đề phức tạp liên quan đến sự gia tăng bất thường của hàm lượng Mn trong nguồn nước cấp cho người dân tại Cao Phong - cho biết: Nếu người dân sử dụng nguồn nước có chứa hàm lượng Mn cao khi hấp thu vào cơ thể có thể gây độc với phổi, hệ thần kinh, thận và tim mạch. Việc sử dụng nguồn nước bị nhiễm Mn trong thời gian dài sẽ làm giảm khả năng ngôn ngữ, giảm trí nhớ, giảm khả năng vận động liên quan đến tay và chuyển động của mắt. Có thể dẫn đến triệu chứng thần kinh không bình thường như dáng đi và ngôn ngữ bất thường. Với những tác hại đó, chúng tôi khuyến cáo người dân không nên sử dụng nguồn nước có hàm lượng Mn cao như ở đây.

 

Trả lời câu hỏi về việc nguồn Mn phát sinh cao bất thường và không ổn định tại khu vực nguồn lấy nước để xử lý của Nhà máy nước Cao Phong, ông Nguyễn Thanh Hùng cho biết thêm: Đến bây giờ chúng tôi chưa dám khẳng định là nguồn phát sinh Mn từ đâu bởi đây là một vấn đề rất phức tạp. Trên thực tế, Mn là một nguyên tố có sẵn trong đất và ở các mỏ quặng trong lòng đất, nó có thể tan vào nước và theo các mạch nước ngầm chảy vào hồ chứa. Do vậy, mức độ tăng giảm thất thường của hàm lượng Mn phụ thuộc vào yếu tố thời tiết như khi có mưa nhiều, lượng Mn trong đất sẽ bị hoà tan trong nước, đổ về hồ chứa làm gia tăng lượng Mn trong nước. ở đây, có một vấn đề cần phải lưu ý là Mn là một nguyên tố vi lượng trong đất, do vậy việc bảo vệ hệ thống rừng phòng hộ đầu nguồn tại các hồ nước là rất quan trọng bởi có rừng đầu nguồn, đất không bị rửa trôi, các nguyên tố vi lượng nguy hại ít bị hoà tan và đổ về nguồn nước tích trữ. Đây cũng chính là một trong những nguồn phát sinh, gia tăng hàm lượng các nguyên tố vi lượng trong nước. Qua thực tế kiểm tra tại khu vực hồ Cạn Thượng chúng tôi nhận thấy, tình trạng chặt phá rừng để trồng các loại cây nông nghiệp của người dân diễn ra khá phổ biến. Tình trạng này ít nhiều cũng có những ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước.

 

Về vấn đề xử lý nguyên tố Mn tăng cao trong nước, ông Nguyễn Thanh Hùng chia sẻ: Trước đây khi xây dựng hệ thống xử lý nước sinh hoạt cung cấp cho thị trấn Cao Phong chúng ta mới chỉ tính đưa vào hệ thống xử lý nước mặt thông thường do khi đó chưa phát sinh các yếu tố nguy hại. Đến nay đã phát sinh các yếu tố nguy hại thì cần phải bổ sung hệ thống xử lý Mn để đảm bảo nguồn nước cung cấp cho người dân ổn định. Việc lắp đặt bổ sung hệ thống xử lý Mn không quá phức tạp và cũng không mất nhiều thời gian.

 

Điều này cũng phù hợp với quan điểm chỉ đạo của lãnh đạo tỉnh và các ngành chức năng. Mới đây, trong cuộc họp bàn phối hợp giải quyết vấn đề này giữa các bên liên quan tại huyện Cao Phong, đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo: Trước mắt, Công ty nước Hoà Bình phải tìm  các biện pháp để cung cấp nước cho nhân dân trong thời gian sớm nhất. Về lâu dài, cần xem xét thiết kế, bổ sung hệ thống xử lý Mn tại Nhà máy nước Cao Phong. Giao Sở KH&CN báo cáo UBND tỉnh để làm đề tài nghiên cứu, đánh giá nguồn phát sinh các nguyên tố vi lượng gây hại tại khu vực đầu nguồn hồ Cạn Thượng để xây dựng các phương án xử lý phù hợp... Đó cũng là mong mỏi của hàng nghìn người dân ở thị trấn Cao Phong đang khốn đốn vì thiếu nước sinh hoạt trong “mùa khát”.

 

                                                                               

 

                                                                 Mạnh Hùng

Các tin khác

Để đầu tư 2 lồng cá đạt chuẩn theo quy định, gia đình chị Lương Thị Hương, xóm Tháu, xã Thái Thịnh (TP Hòa Bình) phải vay mượn và trả lãi hàng tháng nhưng đến giờ vẫn chưa nhận được tiền hỗ trợ.
Cá vùng hồ Thung Nai (Cao Phong) được sản xuất theo quy trình Viet Gap 

 nhưng người tiêu dùng trong tỉnh được thụ hưởng.
Cơ sở hạ tầng còn nghèo nàn, yếu kém ảnh hưởng lớn đến nhiệm vụ phát triển KT-XH của xã Đồng Nghê (Đà Bắc).  ảnh: Một góc trung tâm xã Đồng Nghê.
Cánh đồng xóm Đồng Sương, xã Thành Lập (Lương Sơn) sản xuất theo quy trình rau an toàn thực phẩm.

Về “tọa độ lửa” Truông Bồn

(HBĐT) - Truông Bồn - huyền thoại chống Mỹ; “tọa độ lửa”, “cửa tử” Truông Bồn; tiểu đội “cọc tiêu sống” đã viết nên khúc tráng ca bất tử về chủ nghĩa anh hùng cách mạng... Những câu, từ có lửa đó, chúng tôi đã được nghe trong một chương trình truyền hình trực tiếp cứ mãi thôi thúc mình một lần được về mảnh đất thép Truông Bồn để nghe tiếp những câu chuyện cứ ngỡ chỉ có trong phim ảnh.

Người dân mòn mỏi chờ đền bù

(HBĐT) - Năm năm trôi qua, không nhớ rõ đã bao lần kiến nghị, đề xuất lên các cấp chính quyền mong được đền bù để có vốn đầu tư phát triển kinh tế. Thế nhưng sau 2 lần giải ngân “nhỏ giọt”, bà con vẫn chưa được hưởng đủ số tiền mà đáng ra họ phải được nhận từ vài năm trước.

Có một Miền Đồi thơ như thế

(HBĐT) - Lần đầu tiên chúng tôi đặt chân lên xã Miền Đồi (Lạc Sơn) cách đây gần 8 tháng. Phải lòng mảnh đất thơ mộng này, sau nhiều lần hò hẹn, vượt qua cái nắng của những ngày hè oi ả, chúng tôi đã có mặt để một lần nữa được hòa mình vào gió trời trên thảo nguyên lộng gió và ngắm những thửa ruộng bậc thang xa ngút ngàn.

Chuyện một liệt sĩ trở về sau 39 năm

(HBĐT) - Trong những ngày qua, gia đình anh Đinh Thế Hiến ở xóm Trại Mới, xã Cao Răm, huyện Lương Sơn tấp nập khách ra vào bởi nhà anh có niềm vui bất ngờ mà nằm mơ anh cũng không bao giờ nghĩ đến. Bố anh là ông Đinh Thế Tiến sau 39 năm báo tử là đã hy sinh tại mặt trận phía tây - nam bỗng nhiên trở về. Ai cũng mừng cho gia đình anh Hiến sau gần 40 năm mới được xum họp.

Né Trạm thu phí trên quốc lộ 6 xe phá nát đường liên xã

(HBĐT) - Khoảng hơn 6 tháng từ khi Trạm thu phí QL 6, đoạn Xuân Mai - Hòa Bình đặt tại thị trấn Lương Sơn (Lương Sơn) đi vào hoạt động, UBND xã Tân Vinh liên tiếp gửi 4 văn bản kêu cứu đến UBND huyện Lương Sơn và các phòng chức năng. Vì để “trốn” Trạm thu phí, mỗi ngày có hàng trăm lượt xe lớn, nhỏ nối đuôi nhau “cày” nát con đường trục xã Tân Vinh đang thi công dang dở.

Nhớ Trường Sa

(HBĐT) - Trong những ngày này, cả nước sôi nổi nhiều hoạt động chào mừng ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4 và ở Trường Sa, nơi tiền tiêu của Tổ quốc cũng rộn ràng chào đón những chuyến tàu, đoàn công tác từ đất liền đến với Trường Sa chung vui ngày giải phóng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục